Theo điều tra ban đầu, vào trưa 11/5, Trần Hải Đăng điều khiển xe máy không gắn biển số chạy quanh một số tuyến đường trên địa bàn TP Tân Uyên. Khi đến một tiệm tạp hóa trên đường Lê Thị Trung (phường Khánh Bình, TP Tân Uyên), Đăng điều khiển xe máy áp sát một người đàn ông đang đi bộ rồi giật sợi dây chuyền vàng trên cổ, sau đó tăng ga bỏ chạy.
Đúng lúc này, tổ tuần tra của Công an phường Khánh Bình đang làm nhiệm vụ nghe tiếng tri hô của người dân nên đã truy đuổi, khống chế được đối tượng cùng tang vật.
Tại cơ quan công an, Trần Hải Đăng khai nhận hiện đang làm công nhân tại một công ty trên địa bàn TP Tân Uyên. Đáng chú ý, Đăng khai do không có tiền nộp học phí cho con nên nảy sinh ý định cướp tài sản để đem đi bán lấy tiền.
Cơ quan công an xác định sợi dây chuyền vàng đối tượng vừa giật là vàng 18k, có trọng lượng 5,2 chỉ (khoảng 19 triệu đồng).
Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ vụ việc.
" alt=""/>Người đàn ông giật dây chuyền khai do thiếu tiền nộp học phí cho conNền tảng này phục vụ cho cả thị trường sơ cấp (B2C) và thứ cấp (C2C), đồng thời cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và mô hình tư vấn bất động sản truyền thống lẫn hiện đại. Nó cũng được tích hợp các tính năng để đồng hành cùng người dùng trong suốt hành trình bất động sản từ đầu đến cuối (end-to-end).
![]() |
Đại diện TopenLand làm lễ ra mắt nền tảng hôm 6/7 |
Ông Hoàng Đại Hiển Chương, Phó tổng giám đốc công nghệ của TopenLand, cho hay, toàn bộ nền tảng được xây dựng trên hạ tầng đám mây của Microsoft. Ứng dụng được xây dựng theo xu hướng mở, để có thể mở rộng và kết nối với nhiều giải pháp khác trong tương lai.
TopenLand được xây dựng dựa trên hai công nghệ cốt lõi là dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Vào năm 2021, TopenLand đã mua lại công ty Data First, sở hữu nguồn dữ liệu bất động sản tại Việt Nam trong 10 năm qua, để có được dữ liệu lớn. Nhờ khối lượng dữ liệu này, kết hợp với thông tin thu thập mới, hệ thống máy tính sẽ trích xuất và phân tích để đánh giá, tổng hợp. Từ các big data này, hệ thống sẽ định giá các bất động sản trên sàn, nhằm cung cấp giá tham khảo cho cả người bán lẫn người mua.
Thêm vào đó, nền tảng trí tuệ nhân tạo có thể đánh giá hành vi, sự tương tác của người dùng để đưa ra các lời khuyên về sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu từng người. Ông Chương cho rằng, các đề xuất đều được cá nhân hoá, không người nào giống người nào.
Ngoài ra, TopenLand đóng vai trò là nơi cung cấp kiến thức, thông tin về bất động sản. Nó cũng như một mạng xã hội kết nối những người quan tâm thị trường nhà đất. Bên cạnh đó, các dự án của cá nhân và chủ đầu tư cũng được đưa lên để giao dịch. Công ty sẽ cung cấp toàn bộ công cụ để hoàn tất các hợp đồng mua bán trên nền tảng này.
Cụ thể, bà Lê Thị Bích Thảo, Phó tổng giám đốc vận hành, cho biết ứng dụng này cung cấp toàn bộ hành trình giao dịch bất động sản của người dùng: Tìm hiểu, kết nối bên mua và bên bán, giao dịch, sau giao dịch.
![]() |
Ông Trần Quang Trình, Tổng giám đốc TopenLand |
Chẳng hạn, người dùng có thể tìm hiểu các bất động sản từ nhiều nguồn cá nhân và doanh nghiệp trên sàn. Tiếp đến, TopenLand có công cụ tự động định giá bất động sản để có giá phù hợp thị trường. Ứng dụng này cũng đề xuất các bất động sản phù hợp với nhu cầu từng người. Cuối cùng, phía TopenLand có thể hỗ trợ đặt chỗ, giữ chỗ các dự án; mua bán online, hỗ trợ vay ngân hàng và hoàn tất các vấn đề pháp lý giao dich.
Trước đó, ông Trần Quang Trình, Tổng giám đốc TopenLand, chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân không đáng có vì thiếu kiến thức và thông tin khi mua những căn nhà đầu tiên cách đây hơn chục năm. Sau đó, ông trở thành nhà tư vấn bất động sản, rồi thành chủ đầu tư các dự án lớn, và vẫn chứng kiến những khó khăn của khách đi mua nhà đất. Do đó, ông và các cộng sự đã xây dựng TopenLand, một nền tảng mở cung cấp gần như mọi thông tin và dịch vụ bất động sản.
Theo ông, lợi thế của nền tảng công nghệ mở chính là trao quyền cho mọi người, giúp chia sẻ thông tin, cân bằng quyền lợi cho cả bên bán lẫn bên mua. Đồng thời, công nghệ cũng giúp kết hợp giữa phương thức giao dịch truyền thống với những hình thức kinh doanh hiện đại ngày nay.
Hiện nền tảng TopenLand đã có trên Google play và App store.
Phạm Trang
" alt=""/>Dùng dữ liệu lớn để định giá bất động sản tại Việt NamCác chuyên gia nhận định, trong trường hợp thị trường không cải thiện thì kịch bản xấu rất có thể xảy ra. Việc bán ra các đồng Bitcoin trong kho dữ trữ tạo thêm áp lực đẩy giá xuống và giá thiết bị có thể giảm thấp nữa khi các thợ đào buộc phải thanh lý các dàn máy khai thác nếu bị vỡ nợ.
Theo dữ liệu của công ty khai thác Luxor Technologies, giàn máy đào phổ biến S19 của Bitmain đã giảm khoảng 47% giá trị so với mức cao 10.000 USD vào tháng 11 năm ngoái.
Không chỉ “con nợ” lo lắng, bên cho vay cũng đau đầu
Khai thác Bitcoin là một trong những hoạt động kinh doanh sinh lợi nhất trong giai đoạn tăng giá lịch sử của tiền mã hoá. Tỷ lệ cho ký quỹ có thể lên tới 90%, tuy nhiên các khoản vay để nâng cấp máy đào sử dụng tài chính truyền thống khó có thể được duyệt, hoặc phải kèm lãi suất cao do sự biến động của thị trường.
Do đó, một số công ty cho vay crypto như Galaxy Digital, NYDIG, BlockFi, Celsius, Foundry hay Babel Finance đã chấp thuận các dàn máy như một loại tài sản thế chấp bên cạnh các khoản thanh toán bằng tiền mặt. Luxor Technologies cho biết, những công ty cho vay hiện như “đang ngồi trên đống lửa”, đặc biệt đối với những sổ vay có tỷ lệ tài sản đảm bảo cao.
Ethan Vera, đồng sáng lập Luxor ước tính hiện có tới 4 tỷ USD các khoản vay được thế chấp bằng giàn máy.
Dù vậy, nhiều thợ đào Bitcoin vẫn đang có biên lợi nhuận tốt. Theo Jaran Mellerud, chuyên gia phân tích tại Arcane Crypto, hiện chi phí sản xuất tại một công ty đào mỏ lớn là 8.000 USD với mỗi token, tính trên giá điện trung bình và dàn máy khai thác tương đối mới.
“Tuy nhiên, thu nhập giảm vẫn tác động tới công việc kinh doanh do một số công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ và tài sản thế chấp khi đầu tư trang thiết bị ban đầu. Họ sẽ khó có thể đáp ứng các khoản thanh toán nếu không bán đi một phần đáng kể Bitcoin nắm giữ”, Melleurud giải thích.
Không những vậy, vài tháng trước các thợ mỏ đã đổ xô đi mua giàn thiết bị vì nghĩ rằng thị trường sẽ hồi phục và máy móc sẽ tăng giá. “Họ đã mua hàng chục ngàn giàn máy, đăng ký lưu trữ, đặt cọc và có thể giờ họ sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng”.
Wilfred Daye, Giám đốc điều hành Securifying Capital cho hay, nếu tính chi phí chung cho cơ sở hạ tầng và lãi suất, thì tổng chi phí đối với một số thợ đào đã vượt trên 20.000 USD, tương đương giá hiện tại của Bitcoin.
Vinh Ngô
" alt=""/>Bitcoin và thị trường crypto đi xuống khiến các thợ đào ngộp thở vì trả nợ