Soi kèo phạt góc Spezia vs Inter Milan, 2h45 ngày 11/3
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin -
Sau khi kiểm tra đồ đạc của một nam bệnh nhân không may qua khỏi vì Covid-19, nhận thấy trong túi đồ có 60 triệu đồng, là tài sản không hề nhỏ, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở TP.HCM đã lập tức tìm cách liên lạc với người thân bệnh nhân để trao trả lại số tiền cùng kỷ vật. Gói tiền giá trị lớn người đàn ông mất vì CovidThS.BS Hoàng Thị Phú Bằng, Phó trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, đây là trường hợp rất đáng thương. Các bác sĩ mất vài ngày vẫn chưa thể báo tin cho gia đình người bệnh.
“Khi chúng tôi gọi điện vào số điện thoại liên lạc để báo bệnh nhân đã không may không qua khỏi và có tài sản đi theo người thì đầu dây bên kia lại là một người bạn, không phải là người nhà. Bản thân người bạn cũng không biết số điện thoại của gia đình bệnh nhân”, bác sĩ Bằng kể.
Ngay sau đó, Phòng Công tác xã hội đã báo cáo Ban Lãnh đạo Trung tâm và liên hệ về địa chỉ của bệnh viện tuyến dưới khi chuyển bệnh nhân sang. Qua xác minh tìm hiểu, bác sĩ Bằng nhận được thông tin bệnh nhân còn mẹ già đang bị đau ốm. Trước lúc nhiễm Covid-19, anh chỉ sống cùng với mẹ.
“Nắm được gia cảnh đó, chúng tôi có kế hoạch sẽ cùng UBND phường đến tận nơi trao lại số tiền này cho người mẹ. Tuy nhiên, sau đó phường báo lại rằng gia đình có cô em gái nên chúng tôi đã liên hệ được và bàn giao lại tài sản cho người em gái”, bác sĩ Hoàng Thị Phú Bằng nói.
Ngày 28/9, chị Từ Huệ Tiên (phường 6, Quận 8, TP.HCM), em gái của bệnh nhân đến bệnh viện nhận lại số tiền và kỷ vật người anh trai để lại. Chị Tiên bùi ngùi xúc động, gửi lời cảm ơn các y bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cho anh trai mình trong những giây phút cuối đời và còn bảo quản kỷ vật cùng số tiền lớn để trao lại cho gia đình.
Chị Từ Huệ Tiên, em gái của bệnh nhân nhận lại số tiền và kỷ vật người anh trai để lại - Ảnh: Thành Dương Bác sĩ Bằng cho hay, tại Trung tâm Hồi sức tích cực trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở TP.HCM, có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong tình trạng không người thân, chỉ có túi đồ kèm theo từ các cơ sở y tế tuyến dưới chuyển lên và người bệnh thì hoàn toàn không tỉnh táo.
Tất cả các tài sản của họ đã được các nhân viên y tế trong Trung tâm để riêng và ghi tên, tới khi bệnh nhân tỉnh táo và khỏi bệnh sẽ trao trả lại.
“Có những bệnh nhân không may không qua khỏi, rất đáng thương. Nhiều trường hợp mất vài ngày vẫn chưa báo được cho gia đình bởi chính người thân của họ cũng có thể đang là F0 ở đâu đó mà chúng tôi không thể liên hệ", chị tâm sự.
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 cho biết, các y bác sĩ ngay từ đầu sẽ cố gắng để ghi lại những yếu tố liên quan đến địa chỉ, số điện thoại liên lạc với gia đình của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân không may không qua khỏi, Trung tâm giữ lại tất cả các tài sản người đã mất, khi có thời gian phù hợp sẽ bàn giao lại cho gia đình. Số tài sản này có sự giám sát của nhiều phòng ban tại Trung tâm để đảm bảo được lưu giữ một cách chính xác nhất, trung thực nhất.
>>> Xem thêm tình hình dịch covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Triều Dương
Vợ mất vì Covid-19, chồng bế con nhỏ lội mưa đi nhận lại kỷ vật
Tối 23/8, anh Minh vẫn được nghe giọng vợ qua điện thoại. Ngày 24/8, bác sĩ báo vợ anh Minh đã mất. Nhìn các con, anh thấy hoang mang rồi khóc nức nở.
"> -
Không có kiến trúc phong cách cổ điển “xứ Đông Dương” Cầu Trần Hưng Đạo phong cách xứ Đông Dương chắp vá tuỳ tiệnMới đây, Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội đã trình UBND TP kết quả phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng 3 phương án do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất trong đó phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn với điểm số cao nhất.
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông đề xuất UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng với phương án 3 - kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương, mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.
Kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo phương án 3 mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương được lựa chọn Ngay khi thông tin này được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách kiến trúc “xứ Đông Dương”. Trao đổi với PV VietNamNet, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chuyên gia phản biện độc lập cho biết, lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận cái gọi là phong cách xứ Đông Dương, đây là sai lầm về nhận thức.
Đồng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội khẳng định phong cách kiến trúc xứ Đông Dương không được định danh trong nghiên cứu.
“Kiến trúc xứ Đông Dương hay phong cách cổ điển xứ Đông Dương đều không có định danh cơ sở, đó là sự định danh tuỳ tiện. Không thể bịa ra một danh xưng tuỳ tiện rồi khoác lên những câu chuyện cho cây cầu Trần Hưng Đạo” – ông Ánh nói.
Nói tới xứ Đông Dương, KTS Phạm Thanh Tùng cũng đặt vấn đề cần tìm lại nguồn gốc cái tên này. Khi đô hộ, người Pháp đặt cho khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm Việt Nam, Lào, Campuchia là liên bang Đông Dương và lấy Hà Nội làm thủ phủ của xứ Đông Dương với chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
“Cây cầu mang tên Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng như một cửa ngõ để khi đi từ phía Bắc về Hà Nội, qua cầu sẽ cảm nhận được đặc trưng của Hà Nội nhưng lại mang phong cách “xứ Đông Dương” thì ý nghĩa ở đây là gì? Phải hiểu về lịch sử và thấy rằng ngày hôm nay Hà Nội phát triển vì đây là thành phố của hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, thành phố của thời đại mới chứ không phải của xứ Đông Dương xưa.
Tinh thần trong Nghị quyết XIII của Đảng cũng thể hiện rõ văn hóa là động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Người ta nói là kiến trúc đô thị là hình ảnh phản chiếu thời đại, thời đại nào thì kiến trúc đó. Ở thế kỷ XXI, Hà Nội hôm nay đã có sức vóc mới tại sao lại lấy cảm hứng quay về thời kỳ xứ Đông Dương?” – ông Tùng nêu ý kiến.
3 phương án, 1 công ty
Theo kết quả đánh giá, xếp hạng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo có 3 phương án đều do đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất.
Nhiều chuyên gia, kiến trúc sư (KTS) khẳng định lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận phong cách kiến trúc cổ điển xứ Đông Dương Theo KTS Phạm Thanh Tùng, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong chủ trương xây dựng 18 cây cầu bắc qua sông Hồng theo đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cây cầu có vị trí rất quan trọng vì góp phần kết nối hai bờ tả và hữu của Hà Nội, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông thủ đô theo hướng hiện đại để phát triển. Tuy nhiên, với tư cách là một kiến trúc sư, chuyên gia đô thị độc lập, ông Tùng cho biết ông không đồng ý với cả 3 phương án kiến trúc.
“Theo phương án được lựa chọn thì cầu Trần Hưng Đạo không phải cầu dây văng mà là cầu cứng. Ở những nước khác, khi làm tháp trụ cầu là theo kết cấu cầu dây văng nhưng đây lại làm theo kiểu cầu dây văng giả vờ và không nhất thiết phải làm những tháp như vậy. Dĩ nhiên chúng ta không nên làm đơn giản quá. Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo theo lối này thực ra rất nhại cổ, trong lòng tháp trụ là cái gì, mà tháp thiết kế theo lối này rất tốn kém và kéo theo cả tháp, trụ cầu, mố cầu cũng phải trang trí theo kiểu như thế”, ông Tùng nói.
Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh thẳng thắn cho rằng, phương án kiến trúc được chọn mang tính chắp vá những mô hình của Trung Quốc rồi chắp vào các kết cấu hiện đại nhưng là sự cắt ghép tuỳ tiện, cẩu thả. Thực tế những phương án này đã từng đưa ra trước đó nay lại trưng ra vụng về.
Ông Ánh cũng đặt ra hai vấn đề cần được xem xét nếu không sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cây cầu đường bộ này vừa xung đột với đường thuỷ, vừa xung đột với đường không.
Về mặt kỹ thuật, chiều cao của cây cầu tại sao lại chọn “cầu lùn”, tĩnh không đường chui dưới cầu là 4,75m thấp hơn các cầu đã xây mới bắc qua sông Hồng như cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì; cầu Thăng Long… Cầu thấp như vậy có đảm bảo lưu không để tàu lớn và các phương vận tải thủy đi lại. Còn phương án vẽ cầu cao sẽ gây xung đột không lưu sân bay Gia Lâm, chân cầu có thể đặt tại một nửa phố Trần Hưng Đạo sẽ ảnh hưởng cảnh quan kiến trúc khu phố cũ.
Ông Ánh cho rằng, thông tin cũng cần được nêu lên rõ ràng là hiện nay UBND TP Hà Nội mới chấp thuận doanh nghiệp lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mới ở giai đoạn khởi động. Quan trọng hơn nữa là đề xuất này phải tuân thủ theo quy hoạch phân khu sông Hồng, và quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Hà Nội 2030 trong khi cả hai quy hoạch này đến nay vẫn đang dang dở, chưa có phương án phòng chống lũ.
“Dù mới ở giai đoạn đầu nhưng đã bộc lộ không ít hạn chế đặt ra vấn đề chúng ta cần xem xét tới năng lực của nhà đầu tư, đơn vị tư vấn và năng lực của cơ quan tham mưu cụ thể ở đây là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội. Ngoài việc đảm bảo về năng lực tài chính cũng như khả năng quản trị dự án hiểu về bản vẽ, về quy chuẩn kỹ thuật còn đòi hỏi phải hiểu về tính chất lịch sử văn hoá nghệ thuật quan trọng nếu không có nền tảng thì rất đáng lo” – ông Ánh nêu ý kiến.
Theo thiết kế cơ sở, dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.
Chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu 6 làn xe cơ giới. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.
Trước đây, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương giao Công ty CP Him Lam nghiên cứu, đề xuất dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Tuy nhiên, Luật đầu tư theo phương thức PPP ra đời đã bãi bỏ loại hợp đồng BT. Vì vậy, ngày 11/6/2021, doanh nghiệp này đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức BOT.
Ngày 1/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2880 chấp thuận cho Công ty CP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.
Thuận Phong
Siêu dự án ven Sông Hồng ở Hà Nội 25 năm vẫn nằm trên giấy
Cử tri đề nghị Hà Nội làm rõ dự án Sông Hồng City tại quận Tây Hồ và quận Ba Đình, sau 25 năm từ ngày được cấp giấy phép đầu tư đến nay vẫn "bất động” có thực hiện nữa không để nhân dân ổn định cuộc sống.
"> -
Đài VTC sẽ mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số ở Đồng NaiNgày 15/7/2017, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sẽ phối hợp Đài PT-TH Đồng Nai tổ chức Lễ công bố chính thức phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất công nghệ mới DVB-T2 tại Đồng Nai.
Theo tin từ Đài VTC, trạm phát sóng DVB-T2 tại Đồng Nai được triển khai theo chủ trương số hóa truyền hình của Chính phủ, được hoàn thiện và phát sóng thử nghiệm từ ngày 1/7/2017. Đây là trạm phát sóng thứ 11 của Đài VTC phát sóng theo tiêu chuẩn DVB-T2, và là trạm phát hình kỹ thuật số mặt đất thứ 50 của Đài VTC trên toàn quốc.
Tại Đồng Nai, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã thực hiện thiết lập phát sóng đơn tần SFN DVB-T2 cùng khu vực miền Đông Nam bộ, mang lại chất lượng phát sóng cao, ổn định cho khu vực rộng lớn và tiết kiệm tài nguyên tần số quốc gia.
">