Cyanogen, công ty đứng đăng sau sản phẩm CyanogenMod, cuối năm 2016 đã đưa ra tuyên bố sẽ ngừng mọi hoạt động của sản phẩm này. Sẽ không còn bất cứ bản cập nhật hệ điều hành nào nữa và cũng chẳng còn bất cứ bản built hay bản cập nhật an ninh nào được đưa ra trong tương lai. Những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành này, chẳng hạn như chiếc OnePlus đời đầu, sẽ buộc phải chuyển sang một phiên bản mã nguồn mở khác.
Công ty đã đạt được thành công nhất định khi bán hệ điều hành của mình cho một số nhà sản xuất như WileyFox và OnePlus, những công ty đã không đủ khả năng để tự tạo cho mình một giao diện Android tùy biến. Ban đầu, hệ điều hành này được phát triển để dành cho những người muốn nhiều hơn những thứ mà Android có được. Thế nhưng, các khách hàng cao cấp như OnePlus cuối cùng đã từ bỏ CyanogenMod để đến với một hệ điều hành tùy biến trên nền tảng Android của mình với tên gọi OxygenOS.
Dự án mã nguồn mở mà Cyanogen sử dụng có thể sẽ được tiếp tục. Vấn đề lớn nhất mà dự án gặp phải cũng giống như bất cứ bản mod Android nào, có thể kể đến như nguồn lực, thời gian. Rất khó để kiếm tiền nhờ vào các bản mod và khi Android càng bổ sung thêm nhiều tính năng hơn thì những bản mod của Cyanogen lại càng trở nên vô dụng.
Rất khó để Cyanogen có thể tiếp tục nếu không có nguồn vốn và buộc phải để những người đang sử dụng phần mềm của mình bơ vơ, không nhận được bất cứ bản vá an ninh nào. Đây là một vấn đề lớn và nhiều người dùng sẽ không muốn chuyển sang một phiên bản hệ điều hành mã nguồn mở nào khác.
" alt=""/>Cyanogen: Sinh ra để tiêu diệt Android nhưng cuối cùng lại tự giết mìnhNăm 2016 được đánh giá là năm mà Việt Nam phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng đặc biệt là vụ việc cụm cảng Hàng không và Vietnam Airlines bị hacker tấn công. Một điểm rất đáng nghi nhận là việc các đơn vị chức năng của Việt Nam đã ứng cứu, xử lý được những tình huống tấn công này.
Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực an toàn thông tin của Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành, Viện trưởng Viện An toàn thông tin thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đánh giá trình độ của một số kỹ sư an toàn thông tin của Việt Nam không hề thua kém các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhưng lực lượng còn mỏng, chưa thể hình thành được một cộng đồng ATTT đủ mạnh, có khả năng chống đỡ được các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng. Theo ông Nguyễn Chí Thành, Việt Nam đã có nhiều chuyên gia ATTT làm việc cho các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Google, CISCO…
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Bkav Phụ trách về vấn đề an ninh mạng cũng đồng tình rằng Việt Nam có các chuyên gia bảo mật ở trình độ thế giới. Ông Triệu Trần Đức, Giám đốc CMC Infosec cũng cho rằng, chuyên gia bảo mật Việt Nam không hề thua kém các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về trình độ.
" alt=""/>Việt Nam có khả năng chống đỡ được các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng