Con dâu "hụt" nhà đại gia: 'Cơm nhà giàu không dễ nuốt'" alt=""/>Làm sao khi vợ say nắng anh hàng xóm
Khi chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối máu tụ rất lớn đang chèn ép nặng cột sống cổ. Đây chính là nguyên nhân gây liệt 2 chân.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu ngay trong đêm để lấy máu tụ ở đốt sống cổ. Ca mổ kéo dài hơn 2 tiếng, toàn bộ khối máu tụ đã được lấy bỏ, giải phóng chèn ép tủy thần kinh.
Sau mổ, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực điều trị 3 ngày rồi chuyển về khoa Phẫu thuật cột sống. Ngày thứ 5 sau mổ, chân bệnh nhân đã vận động được trở lại, co duỗi bình thường, thoát liệt. Và sau hơn 1 tuần điều trị, bệnh nhân vừa được xuất viện.
Theo BS Khánh, bệnh nhân nói trên không phải là trường hợp đầu tiên bị liệt khi đi massage, bấm huyệt. Cách đây vài năm, nam bệnh nhân 20 tuổi ở Lạng Sơn cũng được chuyển xuống BV Việt Đức cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi. Trước đó, nam thanh niên này bị đau cổ, tự đi nắn bóp tại nhà thầy lang, gây thoát vị cấp tính.
Theo BS Khánh, nguyên nhân máu tụ chèn ép tuỷ sống khi đi massage, bấm huyệt có thể do người xoa bóp không có kiến thức, làm sai tư thế, vị trí, đặc biệt khi thực hiện những động tác xoắn, nắn, giật mạnh... có thể vô tình làm thoát vị cấp, vỡ mạch máu gây liệt cấp tính.
Khối máu tụ (màu đen) chèn ép tủy đố sống cổ |
Với những trường hợp này, nếu may mắn được phẫu thuật được sớm còn có cơ hội hồi phục, nếu chậm trễ, có thể bị liệt suốt đời.
Do đó, BS khuyến cáo, khi đi xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, người dân cần tìm đến những trung tâm chính thống và được đào tạo bài bản tại những viện y học cổ truyền, trung tâm phục hồi chức năng có giấy phép hoạt động chính thức của Bộ Y tế.
Trường hợp thấy tê bì tay, chân tăng dần hoặc yếu tứ chi sau khi massage, bấm huyệt thì cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất, có hệ thống chụp cộng hưởng từ để kiểm tra cột sống xem có bị thoát vị máu tụ chèn ép cấp tính hay không. Can thiệp càng sớm, hiệu quả điều trị càng tối ưu.
Thúy Hạnh
- Sau giấc ngủ trưa ở trường, bé Bảo Anh đột nhiên bị liệt 2 chân, gọi hỏi không trả lời, khi đưa đến viện đã giãn đồng tử.
" alt=""/>Đột ngột liệt nửa người sau khi đi giác hơi, bấm huyệtTay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng và dễ dẫn đến các biến chứng và có thể tử vong. Ở nước ta, từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71 gia tăng. Chính đặc điểm này khiến cho các ca mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nặng nhiều hơn so với các năm trước đây.
Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay là thời gian bắt đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng. Các biện pháp dự phòng cụ thể là:
1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi phát, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, đưa ngay bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng, bệnh đang gia tăng vào mùa hè?Tay chân miệng là một trong những căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa hè và rất dễ lây lan. Vậy, phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bệnh tay chân miệng?" alt=""/>Hơn 68.000 ca mắc, trẻ mắc tay chân miệng cần cách ly 10 ngày