Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi

Một trí tuệ uyên bác, một người lãnh đạo chân tình
Từ nhận mình “chẳng có bằng cấp gì” nhưng GS Tạ Quang Bửu luôn được công nhận là một trí tuệ lớn không chỉ bởi các trí thức Việt Nam mà còn bởi các học giả lớn trên thế giới.
GS Toán học người Pháp Laurent Schwartz - người nhận giải thưởng Fields năm 1950 - từng không tiếc lời khen ngợi: “Việt Nam có một vị bộ trưởng đại học xuất sắc mà ngay ở các nước phát triển cũng không dễ tìm”.
Bên lề hội nghị Genève năm 1954 mà GS Tạ Quang Bửu là người thay mặt phái đoàn Việt Nam ký hiệp định Đình chỉ chiến sự, một số chính khách đã đánh giá ông là "một nhà thông thái của Việt Nam”.
Phải đến hơn chục năm sau khi du học Pháp và Anh trở về, sau khi cách mạng Tháng 8 giành thắng lợi, GS Tạ Quang Bửu mới nhận lời tham gia chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đảm nhận một số trọng trách của đất nước với sự tin tưởng, ủng hộ của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Dấu ấn mà ông để lại rõ rệt nhất chính là quãng thời gian 11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976).
Với chủ trương mở rộng hệ thống đại học, GS Tạ Quang Bửu đã thành lập nhiều trường đại học chuyên ngành với các cán bộ và sinh viên giỏi được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Ông Chính kể, trong những năm ông học tập ở Trường ĐH Bách khoa, cha ông vẫn thường xuyên qua trường để giảng bài. “Có một điều khá thú vị là khi tôi vào học khoa Toán - Lý (còn gọi là Toán công trình), trong một số bài giảng, các thầy hay giải thích từ này là ‘từ thầy Bửu’, như ‘ánh xạ’, ‘nhúng’… Và sau này, cũng có những từ thân thương để nhớ một thời như ‘com-lê bác Bửu’, ‘vali bác Bửu’, ‘giày bác Bửu’… để chỉ những món đồ mà sinh viên đi học nước ngoài được mượn của cụ vì ngày ấy đất nước còn khó khăn lắm nên khi tốt nghiệp về phải trả lại dù đã cũ nát”.
Chính vì thế, các bậc trí thức trong nước, dù là học trò hay là đàn em đi sau, ai cũng cảm nhận được sự chân tình và nhiệt huyết của ông dành cho khoa học, đào tạo và cho những người tài.

Nói về tinh thần học tập, nghiên cứu của cha mình, ông Tạ Quang Chính kể: “Ngày nào cha tôi cũng dậy từ 5h kém 15 phút. Ông ngồi vào bàn đọc và nghiên cứu cho đến lúc đi làm. Thư viện Khoa học Trung ương là nơi ông thường xuyên lui tới. Đọc sách với ông như là ăn cơm - không thể thiếu được và nó choán hết thời gian của ông khi về nhà”.
Ông Chính kể, sự ham đọc và tinh thần học tập không ngừng của cha vẫn không dừng lại kể cả trong những năm tháng cuối đời, khi cụ đã bị đau lưng đến mức không thể ngồi đọc được nữa. “Chúng tôi đóng cho cụ một cái bàn đặt cạnh cửa sổ. Cụ cứ thế đứng đọc sách từ sáng đến trưa”.
11 năm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học cũng là quãng thời gian GS Tạ Quang Bửu tận hiến với nền khoa học, giáo dục nước nhà. Bên cạnh công việc quản lý, GS Tạ Quang Bửu thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện để truyền đạt những xu hướng, thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới với các nhà khoa học trong nước.
“Thời anh, tuy ăn chưa đủ, ở còn chật, nhưng thứ Bảy, Chủ nhật và nhiều buổi tối, người ta vẫn hồ hởi gặp nhau ở đâu đó để nghe anh nói chuyện, với cái biệt tài riêng của anh, luôn luôn hấp dẫn, làm cho người nghe khi ra về, dù không hiểu nhiều, vẫn được truyền lại cái nhiệt tình, sôi nổi của anh với đất nước, với khoa học, với thế hệ đàn em” - GS Hoàng Tuỵ từng chia sẻ về người anh lớn của mình sau khi ông đã đi xa.
‘Cha các cháu là một người dũng cảm’
Ông Tạ Quang Chính còn nhớ như in câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày cha mình qua đời.
Khi được thông báo, vị Thủ tướng đã ngay lập tức vào bệnh viện nhưng không kịp nói lời vĩnh biệt. “Ông sang căn phòng có cả gia đình tôi đang ngồi. Ông nói với chúng tôi: Cha các cháu là một người dũng cảm. Các cháu phải học tập điều ấy”.
Ngẫm lại, ông Chính cho rằng lời khen ấy chắc hẳn đã được vị Thủ tướng đúc rút sau rất nhiều năm làm việc với cha ông.

“Tôi nhớ, khi ông cụ đã nghỉ hưu, một lần bác Đồng đến thăm, ông cụ lấy ra một cuốn sách có tên là Cú sốc tương lai. Lúc ấy, mắt bác Đồng cũng yếu rồi nên ông cụ nhà tôi nói tóm lược mấy ý trong cuốn sách. Bác Đồng khen cuốn sách thú vị, cha tôi nói thêm ‘đọc cuốn này, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm bắt được những gì, nếu không thì chính nhà lãnh đạo sẽ sốc’.
Mặc dù giữa cha tôi và bác Đồng có mối quan hệ gần gũi nhưng với một nhà lãnh đạo cấp cao như thế mà cha tôi dám nói ra lời ấy thì thực là dũng cảm.
Sau đó, ông cụ cũng dặn thêm rằng ‘nếu anh không đọc được thì cố gắng nhờ anh em thư ký đọc cho. Nên đọc”.
“Trong cuốn sổ tang, cụ Đồng viết lời vĩnh biệt cha tôi và gọi ông là ‘người bạn chiến đấu’. Tôi cho rằng đó là một vinh dự, một sự trân trọng mà không phải ai cũng có được”.
Một bài học khó
Viết về người anh lớn, cố GS Phan Đình Diệu - người có đóng góp lớn cho việc xây dựng ngành Tin học Việt Nam - từng chia sẻ một câu chuyện, một lời khuyên của GS Bửu mà ông cho là một “bài học khó” trong sự nghiệp làm khoa học của mình.

Ông kể, mùa thu năm 1965, sau khi ông học xong phó tiến sĩ ngành Toán học kiến thiết ở Nga, ông được giữ lại để làm tiếp luận án tiến sĩ. Đang háo hức với những hướng nghiên cứu khác mà ông cho là thiết thực hơn, ông đề nghị xin không tiếp tục làm tiến sĩ nữa mà được dành thời gian học thêm về các hướng nghiên cứu kia. Nhưng bất ngờ, ông được Đại sứ quán chuyển đến chỉ thị trả lời của GS Tạ Quang Bửu, rằng: Phải tiếp tục làm xong tiến sĩ, rồi sau hãy hay.
Đến cuối năm 1967, bảo vệ luận án tiến sĩ xong, GS Diệu về nước, đến chào GS Tạ Quang Bửu. Lúc này, GS Bửu chỉ cười, bảo: Đấy, bây giờ muốn học thêm cái gì thì học.
“Anh không giải thích gì thêm, mãi về sau tình cờ tôi mới hiểu được ý anh: Anh muốn tôi có thêm chút vốn liếng để dễ được cuộc đời chấp nhận hơn, và do đó mới có cơ hội làm được việc có ích hơn”.
“Muốn có ích cho đời thì ngoài năng lực ra, cần được đời chấp nhận. Bài học đó khi ngầm khi rõ, tôi đã được tiếp thu ở anh, không phải bằng thuyết giảng mà bằng cách xử sự, bằng thiện chí và cả bằng những cảm nhận không lời trong suốt nhiều năm về sau, thời gian mà may mắn tôi có cơ hội được gần anh hơn…”.
GS Diệu cho rằng đó là một bài học khó mà ông đã cố học, “có thất bại và hình như cũng có lúc thành công”.
“Và tôi hằng nghĩ trong việc thực hiện bài học này, anh là một tấm gương lớn. Nhờ luôn tìm được lời giải đúng đắn cho bài học khó đó mà anh đã có những đóng góp to lớn tài năng trí tuệ của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước” - GS Phan Đình Diệu viết.
Rồi sau đó, trên con tàu từ Budapest sang Paris đầu những năm 1980, ông đã buột nghĩ được 2 câu thơ mở đầu cho một bài thơ mà từ lâu ông có ý định làm tặng “anh Bửu” mà sau này được rất nhiều người nhắc đến khi nói về GS Tạ Quang Bửu:
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đến mãi nhiều năm sau, khi GS Bửu đã rời xa cõi tạm, GS Phan Đình Diệu mới làm nốt bài thơ bỏ dở. “Tôi chép nắn nót những lời mộc mạc đó lên giấy, không gọt giũa gì thêm, vội mang đến nhà anh đặt lên bàn thờ, rồi kính cẩn đọc dâng anh”.
Một khối nghĩ suy, một khối tình
Nước non là đó, nọ là mình
Đã tròn một cuộc, bầu tâm huyết
Chưa thoả đôi bề, lẽ tử sinh
Nghĩa nặng nhân tình còn quyến luyến
Ánh ngời tài trí vẫn lung linh
Nỗi đời chất chứa lòng ưu ái
Một khối nghĩ suy, một khối tình.

GS Tạ Quang Bửu - người dám ‘xé rào’ để nâng đỡ người tài
Nhà báo Hàm Châu từng nói: “Có người cho rằng GS Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay. Nhận định ấy cần có thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng đó hoàn toàn không phải là chuyện thêu dệt tuỳ tiện vô căn cứ”.相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Israel vs Na Uy, 2h45 ngày 26/3: Khó cưỡng
-
Thời gian qua các tuyển thủ tập trung ở ĐTQG, còn lại tập luyện chăm chỉ ở đội bóng. Chiến thắng này đến từ sự hi sinh, tập luyện không biết mệt mỏi của các cầu thủ.
Hà Nội củng cố ngôi đầu bảng sau trận thắng đậm Bình Dương Nói về cuộc đua vô địch, chiến lược gia người Hàn Quốc cho biết:“Tôi không nghĩ Hà Nội có lợi khi đối thủ sảy chân ở vòng này, vì thời gian còn nhiều phía trước. Tôi không quan tâm tới kết quả của đối phương mà là sự chuẩn bị và thi đấu như thế nào của CLB Hà Nội”.
Về phong độ trái ngược giữa Văn Quyết và Hùng Dũng, HLV Chun Jae Ho nói: “Trong cả mùa giải phong độ cầu thủ có lúc tốt và có lúc không tốt. Có thể mọi người không thể biết cả hai cầu thủ đều nỗ lực tập luyện như thế nào. Tôi hy vọng trong những trận đấu tới Hùng Dũng sẽ lấy lại được phong độ”.
Trong khi đó, HLV Lư Đình Tuấn của Bình Dương chia sẻ: "Hà Nội quá xuất sắc. Chúng tôi thua đậm thì đương nhiên có vấn đề và phải tổ chức lại đội bóng. Thời gian qua đội chấn thương nhiều, các cầu thủ không đủ thể lực, không có lực lượng tốt nhất. Hà Nội thắng xứng đáng. Tôi không có gì phải nói thêm về điều này.
Đá với đội đẳng cấp hơn nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Một số cầu thủ hàng công của chúng tôi không có phong độ tốt nhất. Chúng tôi có cơ hội nhưng không ghi được bàn, còn Hà Nội có thể kết liễu đối thủ ở mọi thời điểm. Tôi đặc biệt ấn tượng với Văn Quyết. Cậu ấy trở lại đội tuyển rất xứng đáng với vai trò xuất sắc thời gian vừa qua".
" alt="HLV Chun Jae Ho: Hà Nội FC không quan tâm đối thủ sảy chân">HLV Chun Jae Ho: Hà Nội FC không quan tâm đối thủ sảy chân
-
Ban Bạn đọc
" alt="Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 1/2020 (P.1)">Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 1/2020 (P.1)
-
- Em nghe tiếng cười khúc khích trong phòng. Hé cửa phòng ra, em không thể tin vào mắt mình... chồng em và osin đang bỡn cợt, mơn trớn ôm nhau trên giường.
TIN BÀI KHÁC
Chuẩn bị làm đám cưới, bạn trai bỗng dưng có vợ
Thanh Oai: Nhà xưởng vững chãi trên đất nông nghiệp
Muốn con riêng được thừa kế toàn bộ tài sản
Khách quên đồ trên taxi, tài xế không trả bị phạt tiền
Ngoại tình liên tiếp...về vẫn khóc xin vợ tha thứ
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
" alt="Vắng nhà, chồng 'vui vẻ' với osin">Vắng nhà, chồng 'vui vẻ' với osin
-
Nhận định, soi kèo Victor San Marino vs Tuttocuoio, 20h30 ngày 26/3: Bắt nạt chủ nhà
-
- Em đã tốt nghiệp Đại học, đang làm trong Ngân hàng và theo học chương trình thạc sĩ. Nhưng mới đây, em gặp và yêu một anh,anh này mới chỉ tốt nghiệp trung cấp.
TIN BÀI KHÁC
Vụ côn đồ đánh dân Văn Giang: Vẫn hoảng sợ
Câu chuyện giáo dục: 15 năm và 1 tiết học
Nếu được là mẹ chồng, tôi sẽ...
Cưới xong...mẹ chồng bắt mình trả lại vàng
Con ốm không đưa đi viện, “mẹ kế” phạm luật?
" alt="Vợ mà học cao hơn chồng thì...">Vợ mà học cao hơn chồng thì...
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Ma
- Muốn thân thiết với đồng nghiệp nhưng không biết cách
- Đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa trường Chuyên Khoa học Tự nhiên
- UU22 Việt Nam đá SEA Games thế nào, khi thầy Park đã lộ bài
- Nhận định, soi kèo Argentina vs Brazil, 07h00 ngày 26/3: Không Messi, không sao
- Em gái có quyền không cho chị hưởng thừa kế?
- Bé gái 1 tuổi bụng phình to, nức nở khóc oà vì ung thư đau đớn
- TS. Lý Quí Trung: ‘MBA là bước đệm để thành công’
- Nhận định, soi kèo Moldova vs Estonia, 0h00 ngày 26/3: Phá dớp
- Mùa Xuân về với hộ gia đình nghèo Mường So
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Locri 1909 vs Igea Virtus, 20h30 ngày 26/3: Tin vào khách
- Video bàn thắng Nam Định 2
- Truyền thông quốc tế: U22 Việt Nam quá đỉnh, sẽ đoạt HCV SEA Games
- Ấn tượng cung đường Marathon Đất Mũi 2022
- Nhận định, soi kèo Costa Rica vs Belize, 08h00 ngày 26/3: Thê đội 2 xuất kích
- Trọng tài Dương Văn Hiền: Tuyển Việt Nam mất oan bàn trước Thái Lan
- Xin đừng ‘cắt xén’ tiền phụ cấp thai sản
- Rùng mình vì… sợ tăng giá
- Nhận định, soi kèo Venezuela vs Peru, 7h00 ngày 26/3: Vì suất dự play
- Gặp nhau ở cà phê đèn mờ...có là bằng chứng ngoại tình?
- UU22 Việt Nam đá SEA Games thế nào, khi thầy Park đã lộ bài
- Không có con, có nên tiếp tục chung sống
- Nhận định, soi kèo Nhật Bản vs Saudi Arabia, 17h35 ngày 25/3: Xả stress
- HLV Chun Jae Ho: Hà Nội FC không quan tâm đối thủ sảy chân
- Cái bóng quá khứ quá lớn để em bước tiếp...
- Liverpool khiến Villarreal khiến bất lực
- Nhận định, soi kèo U19 Áo vs U19 Đan Mạch, 21h00 ngày 25/3: Trận chiến sống còn
- Bạn đọc ủng hộ hơn 24 triệu đồng đến bé trai kiệt sức vì 10 căn bệnh
- Bóng hồng Việt tiếp lửa thầy trò HLV Park Hang Seo
- Người nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-