Nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu: "Âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều, từ những khó khăn trong cuộc sống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc… Âm nhạc còn là sợi dây vô hình kết nối tình yêu thương giữa con người với con người, giữa các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn, xóa bỏ những rào cản về vị trí địa lý, chính trị xã hội, những ngăn cách về ngôn ngữ để hòa nhập cùng nhau. Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, bởi nó được hiểu bằng trái tim.
“Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi - Vị danh nhân văn hóa thế giới của đất nước chúng ta trong lần chuẩn bị soạn nhã nhạc cho triều đình đã nói: “Thái bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc”. Trên bước đường xây đắp và phát triển nền thái bình của đất nước Việt Nam hiện đại hôm nay, Đảng, Bác Hồ, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng con người mới là nền tảng, động lực và mục tiêu của nền văn hóa mới, âm nhạc cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cao cả ấy”, nhạc sĩ Đức Trịnh nhấn mạnh.
Cũng theo nhạc sĩ Đức Trịnh, Ngày Âm nhạc Việt Nam động viên chúng ta cùng phát huy các giá trị truyền thống và cách mạng của nền âm nhạc Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm âm nhạc hay, nhiều hoạt động âm nhạc có ý nghĩa phục vụ công chúng; cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và xây dựng và phát triển nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương trình nghệ thuật Hát lên Việt Nam được chia làm 3 phần. Trong đó, phần một tôn vinh âm nhạc dân tộc, thể hiện tính kế thừa truyền thống cha ông làm nền tảng cho nền âm nhạc Việt Nam sau này. Các tiết mục chọn lọc trong chương trình phản ánh bức tranh của âm nhạc Việt Nam thời kỳ đầu với Trống hội ngày xuâncủa nhạc sĩ Nguyễn Chín; màn độc tấu đàn tỳ bà và dàn nhạc mang đậm chất dân ca Nam Bộ; ca khúc Mẹ yêu concủa nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với đàn tranh.
Phần 2 là nhạc thính phòng cổ điển, với các tác phẩm: độc tấu violin Miền Nam quê hương tôi, độc tấu cello Trăng trên vịnh, NSND Quốc Hưng biểu diễn Thuyền và biểncủa nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, NSND Phạm Ngọc Khôi tham gia độc tấu piano. Phần cuối là các tác phẩm của nghệ sĩ trẻ bám sát đời sống âm nhạc hôm nay, gắn bó quân với dân.
" alt=""/>Anh Thơ hát trong chương trình đặc biệt chào mừng Ngày Âm nhạc Việt NamVụ việc trên xảy ra tại Trường tiểu học Trần Phú, đóng trên địa bàn xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Bà Đào Thị Hồng Thịnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Phú cho biết hiện đang phối hợp với Trường Cao đẳng nghề cơ giới và thủy lợi để xem xét xử lý đối với cô NTH. Vì cô H. đã có hành vi vào lớp tụt quần của một học sinh lớp 1 của trường.
Trước đó, khoảng 7 giờ sáng ngày 5-4, cô NTH đã đến Trường tiểu học Trần Phú, sau đó vào lớp 1A lôi em K. ra khỏi ghế rồi tụt quần của em này xuống dưới gối ngay giữa lớp để hăm dọa. Nguyên nhân được cho là hằng ngày đi học em K. hay đánh bạn M. cùng lớp. Học sinh M. là cháu của cô H. Hành động của cô H. đã khiến em K. hoảng loạn và gây bức xúc cho các giáo viên trong trường.
Cô Mai Thị Thanh Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A kể: “Khoảng 7 giờ tôi vừa bước vào lớp thì thấy cô NTH đang kéo em NTK ra khỏi ghế ngồi. Tiếp đó, cô H. tụt quần em K. xuống dưới đầu gối. Thấy vậy tôi chạy lại can ngăn rồi cùng với bảo vệ nhà trường kéo cô H. ra khỏi lớp”. Cô Hà cho biết thêm sau khi xảy ra sự việc em NTK rất hoảng sợ, sau một thời gian mới ổn định lại tinh thần.
Bà Đào Thị Hồng Thịnh cho biết cô NTH đã tường trình lại sự việc và thừa nhận hành động của mình như vậy là sai vì quá nóng và hứa sẽ rút kinh nghiệm. “Tôi đã yêu cầu cô H. đến xin lỗi gia đình và bản thân em K.”, bà Thịnh nói và cho biết thêm sắp sẽ tăng cường việc kiểm soát đối với việc ra vào trường của phụ huynh và người lạ để tránh những vụ việc đáng tiếc tương tự xảy ra.
Được biết, cô NTH hiện đang là giảng viên Trường Cao đẳng nghề cơ giới và thủy lợi (đóng trên địa bàn xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom). Cô H. giảng dạy môn chính trị và hiện đang làm luận án tiến sĩ.
" alt=""/>Giảng viên chính trị xông vào trường tiểu học “lột” quần học sinh