Nghệ sĩ Lưu Đức Anh sinh 1993 tại Hà Nội. Bố anh là PGS.TS Lưu Quang Minh – nguyên PGĐ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nghệ sĩ 9x này được gia đình cho theo học Piano tại Học viện Âm nhạc Quốc gia từ bé. Anh tốt nghiệp đại học và cao học tại Nhạc viện Hoàng gia Lìege,ảngviênxkểchuyệnkiếmđượcvợlàBTVThờisựxinhđẹpnhờthoitiet Bỉ và chương trình nâng cao tại Học viện Âm nhạc Malmo, Thuỵ Điển.
Có thể hình dung cuộc sống hiện tại của Lưu Đức Anh như thế nào?
Tôi về nước năm 2018, sau đó nhận công tác tại khoa Piano - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nay tôi đảm nhận vai trò giảng viên chính của khoa. Hơn 1 năm gắn bó với công tác đào tạo âm nhạc, cuộc sống bận rộn hơn trước rất nhiều.
Trước đây tôi chỉ chuyên tâm tập luyện, biểu diễn và tham gia các cuộc thi nhưng nay việc giảng dạy chiếm rất nhiều thời gian. Ngoài ra, cuộc sống tại Việt Nam cũng có rất nhiều thứ phải lo lắng nên việc tập đàn tôi phải rất cố gắng để sắp xếp. Đó là lí do tôi không có nhiều thời gian thảnh thơi cho bản thân và gia đình.
Trong suốt 1 năm về nước, có thể nói, số lượng buổi biểu diễn tôi tham gia còn nhiều hơn trước rất nhiều. Vì tôi làm cho một trung tâm tổ chức biểu diễn nên vừa là người đứng ra tổ chức, vừa là người biểu diễn.
Theo xu hướng hiện nay, khi có những cơ hội tốt ở nước ngoài, nhiều bạn trẻ sẽ nắm bắt lấy để phát triển. Vậy tại sao, Lưu Đức Anh lại quyết định về nước và gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia?
Trước đây, khi được đi ra nước ngoài học tập, tôi rất muốn ở lại để được sống trong môi trường âm nhạc chuyên nghiệp đúng nghĩa, có nhiều cơ hội phát triển. Nhưng sau này tôi nhận ra, môi trường nào cũng có những hạn chế. Ở nước ngoài, môi trường của họ có sự nghiêm túc, chuẩn chỉnh nhưng rất khó để trở thành một nhân vật nổi bật và có những dự án riêng của mình. Rất khó để làm được những thứ lớn lao vì bên đó họ rất công bằng, mọi cơ hội đều chia đều cho tất cả chứ không thiên vị một ai. Phải rất xuất chúng mới có cơ hội để bứt phá hẳn lên.
Ở Việt Nam mình có thuận lợi hơn vì từng tham gia biểu diễn nhiều chương trình lớn và có một chút tên tuổi. Đó là tiền để mình thuận lợi hơn trong phát triển ước mơ, thực hiện dự án của mình. Vì âm nhạc không chỉ có biểu diễn mà còn có tổ chức biểu diễn và giảng dạy. Chính vì thế tôi quyết định chọn Việt Nam để được làm nhiều thứ mình mong muốn.
Là giảng viên trẻ nhất tại khoa Piano – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Lưu Đức Anh đã gặp phải những khó khăn gì?
Tôi đang dạy piano chính quy hệ Trung cấp và Đại học. Cái khó nhất của việc giảng dạy ở đây chính là cơ sở vật chất chưa được tốt và điều kiện học tập của học sinh vẫn còn hạn chế. Để có được một cây đàn thật tốt mà luyện tập cũng rất ít học sinh có được. Mình cố gắng truyền nhiều kiến thức cho học sinh nhưng do các em quá ít thời gian bởi chương trình học văn hoá cũng rất nặng nên cũng không như mong muốn. Thật sự, việc giảng dạy đòi hỏi phải rất kiên trì.
Chương trình học ở Học viện cũng có tiêu chuẩn riêng, chuyện thi và kiểm tra học kỳ rất nhiều. Học sinh phải hoàn thành một khối lượng học phần rất lớn. Nghĩ lại, ngày xưa mình từng học như thế nhưng không hiểu sao có thể vượt qua được hết. Thực sự chương trình quá nặng. Làm sao để vẫn đảm bảo được chuẩn mực của Học viện nhưng vẫn tạo ra được tinh thần học tập thoải mái cho học sinh là điều không hề dễ dàng. Vì học nghệ thuật mà bị ép buộc hoặc không vui sẽ không đạt hiệu quả được.
Ngoài ra, cơ hội biểu diễn của học sinh ở đây không nhiều. Tất nhiên, bây giờ cũng đã khá hơn vì rất nhiều phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của biểu diễn nên đã phối hợp với thầy cô để tổ chức các buổi biểu diễn hòng giúp con em mình thực hành và giao lưu.
Khó khăn nữa là số lượng học sinh ngày càng nhiều mà giáo viên chất lượng không đủ. Nó khiến cho mọi thứ trở nên lẫn lộn. Các trung tâm âm nhạc mọc lên rất nhiều kiểu, từ chuẩn đến phi chuẩn đều có.
Trong Học viện Âm nhạc Quốc gia, giảng viên Piano chỉ có 40 người thôi. Không hề có chuyện tràn lan khắp nơi, đâu cũng thấy người nhận là giảng viên Học viện.
Học sinh Việt Nam có rất nhiều bạn có tiềm năng. Chắc là tố chất của con người Việt Nam cũng rất phù hợp với lĩnh vực âm nhạc này. Các bạn ấy đều rất có cá tính, có chất nhạc trong người, có tinh thần học tập và nỗ lực. Chỉ tiếc là điều này vẫn chỉ mới dừng ở số ít.
Lưu Đức Anh có bao giờ bị nhận nhầm là sinh viên vì quá trẻ?
Vì trẻ quá nên cũng có khoảng cách nhất định với các thế hệ tiền bối. Nhiều khi tư tưởng không khớp nhau. Nhưng tôi nghĩ, mình là thế hệ trẻ nên phải khiêm nhường. Tôi mong một thời gian nữa, khi các thế hệ đồng lứa hoặc ít tuổi hơn tôi về khoa sẽ giúp khoa có nhiều thay đổi.
Thực ra, việc giảng dạy ở Học viện do đặc thù mỗi lớp một thầy một trò nên tôi vẫn có thể thoải mái dựng bài theo ý của mình thôi dưa trên chương trình học chuẩn của nhà trường. Có nhiều cái tôi muốn góp ý để thay đổi nhưng giáo trình do các bậc tiền bối đi trước soạn ra nên nếu góp ý thay đổi cũng rất khó.
Giữa biểu diễn và giảng dạy, Lưu Đức Anh thích hợp với vai trò nào hơn cả?
Nếu tập trung vào một thứ sẽ đỡ mệt hơn nhưng với tôi cả hai công việc đều hỗ trợ mình rất nhiều. Biểu diễn hàng năm thì việc luyện tập sẽ giúp mình tiến bộ lên. Đồng thời cũng nâng trình độ mình lên. Trình độ mình nâng cao lên thì việc dạy học sẽ tốt hơn, mình biết được nhiều thứ để dạy học sinh hơn. Trong quá trình dạy học mình gặp những ca rất khó… từ đó nhận ra những lỗi sai để có thể tránh. Việc giảng dạy cũng giúp mình có được một nguồn khán giả chính là học sinh và phụ huynh học sinh.
Bố là một PGS.TS Lưu Quang Minh – một lão làng của Học viện Âm nhạc Quốc gia, anh trai là Lưu Hồng Quang - người từng đoạt được nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá trên thế giới. Lưu Đức Anh có cảm thấy áp lực về điều đó?
Hồi bé tôi cũng có một chút áp lực vì cái bóng của bố và anh trai quá lớn. Nhưng hồi đó còn bé nên cũng không ảnh hưởng nhiều. Sau này, vì tôi đi sang hẳn môi trường cách biệt, anh Quang thì sang Úc, tôi sang Châu Âu nên được tự do học theo kiểu của mình. Về đây, tôi có cơ hội làm theo kiểu của riêng mình. Bây giờ không còn áp lực nữa mà cảm thấy may mắn vì mình có những người thân như thế bên cạnh. Họ luôn sẵn hỗ trợ mình khi mình cần.
Tự nhìn nhận, Lưu Đức Anh thấy mình ảnh hưởng gì từ bố và anh trai?
Ảnh hưởng rõ nhất là nhờ có bố và anh trai như thế nên tinh thần học tập khác hơn. Nó thôi thúc mình cố gắng làm cái gì đó của riêng mình. Ngoài ra, tính cách, gu dạy học sinh cũng ảnh hưởng một phần của bố, nhất là sự nghiêm khắc.
Được biết, Lưu Đức Anh sắp sửa kết hôn với một MC xinh đẹp. Việc kết hôn sớm như vậy liệu có ảnh hưởng đến sự nghiệp?
Việc lấy vợ cũng khá bất ngờ. Nhưng suy đi, tính lại, tôi thấy mình khá may mắn khi chọn được người phù hợp. Ngoài phù hợp về tính cách còn phù hợp về công việc. Do đặc thù nghề nghiệp nên cả hai có thể sắp xếp được thời gian để cân bằng. Nghĩa là lấy vợ xong cũng không thay đổi gì nhiều quá. Ví dụ, Anh Thư (vợ sắp cưới của Lưu Đức Anh - PV) thường hay dẫn Thời sự buổi tối. Như thế, khi về sống chung, tôi vẫn có thời gian buổi tối để tập nhạc. Với những người làm giờ hành chính thì ngoài thời gian công sở tối về bắt buộc phải dành thời gian cho gia đình.
Cả hai gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
Rất tình cờ, từ khi tôi về Việt Nam thì cũng có tổ chức một số chương trình hoà nhạc ở Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn… Anh Thư đi xem một số lần nên biết tôi. Dẫu vậy, thời điểm đó chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn biết nhau. Sau một buổi, tình cờ nhắn tin nói chuyện thì mới làm quen. Chính thức quen nhau được khoảng hơn một năm thì tính tới chuyện kết hôn. Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới vào đầu năm tới.
(Theo Dân trí)
Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan hay Diễm Quỳnh, Quang Minh đều được xem là những BTV biểu tượng một thời của VTV, gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ khán giả.