UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2030. Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của thành phố tập trung vào 6 nội dung,ĐịnhhướngthànhphốthôngminhTPHCMứngdụngcôngnghệsốvàohànhchíhôm nay ngày mấy bao gồm phát triển chính quyền số, xây dựng đô thị thông minh.
Để đạt được mục tiêu, TP.HCM đề ra các giải pháp, bao gồm đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý mới, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.
Để đạt được mục tiêu đô thị thông minh, TP.HCM đề ra các giải pháp, bao gồm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính (ảnh minh họa). |
Tương tự như vậy, UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 1652, “Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Các mục tiêu tổng quát của Đề án là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.
Cần Thơ cũng đặt mục tiêu khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đồng bộ (đặc biệt là dữ liệu người dân, dữ liệu hạ tầng không gian), phân tích dữ liệu lớn, dự báo hỗ trợ ra quyết định để hướng đến phục vụ người dân, du khách tốt hơn. Các dịch vụ công được được cung cấp dưới dạng cá nhân hóa theo nhu cầu, phát huy nguyên tắc người dân làm trung tâm của đô thị thông minh.
H.A.H
Viện Kiến trúc Quốc gia nghiên cứu về quy chế khu đô thị thông minh
Bộ Xây dựng giao cho Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức hội thảo về quy chế quản lý đầu tư phát triển khu đô thị thông minh, lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, sau đó tổng hợp hoàn thiện đề xuất.