- Cô ca sĩ thậm chí còn quyến rũ hơn cả dàn người mẫu chuyên nghiệp.
ócTiênmặcváyhởtrướclộvòng 1/8 c1Phong VũTóc Tiên mặc váy hở trước lộ sau
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1 -
3 món càng ăn càng nhanh hỏng ganThực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh có nhiều chất béo xấu (Ảnh: Getty).
Thực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), đây là những tác nhân gây hại trực tiếp đến gan.
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Hepatologyđã chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có liên quan mật thiết đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các chất béo này làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan, làm suy giảm chức năng gan và gây viêm gan. Khi tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến xơ gan hoặc thậm chí ung thư gan.
Ngoài ra, đồ ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối và đường, làm tăng huyết áp và gây hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời gia tăng áp lực cho gan khi phải xử lý các chất độc tích tụ từ chế độ ăn uống không lành mạnh.
Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện
Đường tinh luyện, đặc biệt là fructose, là một thành phần chính trong nhiều loại đồ uống có ga, nước ép trái cây công nghiệp và các loại bánh kẹo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ một lượng lớn fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác liên quan đến gan.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology, fructose không được gan xử lý một cách bình thường như glucose. Thay vào đó, fructose được chuyển hóa trực tiếp thành chất béo trong gan, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Việc tiêu thụ nhiều fructose trong thời gian dài còn gây ra viêm gan mãn tính, thúc đẩy quá trình xơ gan.
Ngoài việc ảnh hưởng đến gan, đường tinh luyện cũng làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2, hai yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến các bệnh lý về gan.
Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc, đặc biệt là các loại hạt như: đậu phộng, ngô, và gạo, có thể chứa aflatoxin, một loại độc tố sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Aflatoxin là một chất gây ung thư gan mạnh mẽ và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến gan khi bị tích tụ trong cơ thể.
Một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành vào năm 2016 đã chỉ ra rằng, aflatoxin là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư gan, đặc biệt là ở các khu vực có mức tiêu thụ cao thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
Khi ăn phải thực phẩm có chứa aflatoxin, độc tố này sẽ gây hại trực tiếp cho các tế bào gan, gây viêm và dẫn đến các tổn thương không thể hồi phục. Về lâu dài, việc tiêu thụ thực phẩm bị mốc có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng aflatoxin không chỉ gây hại đến gan mà còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác của cơ thể. Điều này càng làm tăng nguy cơ bệnh lý liên quan đến gan.
Để hạn chế rủi ro từ aflatoxin, người tiêu dùng cần chú ý đến việc bảo quản thực phẩm đúng cách, đặc biệt là các loại hạt và ngũ cốc. Đồng thời, nên tránh ăn các loại thực phẩm có dấu hiệu bị mốc dù chỉ là ở một phần nhỏ, vì aflatoxin có thể lây lan nhanh chóng qua thực phẩm.
"> -
4 giai đoạn của ung thư lưỡi biểu hiện như thế nào?Các tổn thương của ung thư lưỡi (Ảnh minh họa: Bệnh viện K).
Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tùy thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Tuy nhiên, ít bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này vì thường nhầm lẫn với viêm loét lưỡi thông thường.
Giai đoạn toàn phát:
Bệnh nhân thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn này do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển:
Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amiđan, amiđan, rãnh lưỡi,…và đo kích thước khối u.
Giai đoạn cuối:
Ở giai đoạn cuối của ung thư lưỡi, người bệnh có các biểu hiện sau:
Sút cân: Triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng bệnh đã tiến đến bước khó trị.
Mệt mỏi: Bạn có cảm giác luôn luôn mệt mỏi. Biểu hiện này xảy ra thường xuyên và không có lí do. Vậy thì rất có thể bệnh ung thư lưỡi của bạn đang ở giai đoạn nặng.
Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhanh no là một biểu hiện phổ biến ở bệnh ung thư lưỡi. Sau khi ăn xuất hiện tức bụng, xảy ra tình trạng đầy hơi, buồn nôn. Bụng trở nên căng, đại tiện thay đổi, trong phân có lẫn chất nhày.
Sốt: Triệu chứng này kéo dài vài tháng. Làm cho bệnh nhân khó chịu và vô cùng mệt mỏi.
Khám hạch: khoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số các tổn thương: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi.
"> -
Lợi ích khi dùng VNeID tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khámThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức (Ảnh: VGP).
Sau đó, Bộ Y tế đã điều chỉnh và ban hành quyết định về sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Tổng số có 46 trường thông tin cơ bản, bao trùm các thông tin cần thiết để biết về tình hình sức khỏe, khám chữa bệnh của mỗi người.
Sổ sức khỏe điện tử gồm thông tin hành chính, tiền sử như dị ứng, bệnh tật trước đây và tiền sử về phòng bệnh như tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng, người dân khi đi khám, chữa bệnh, mỗi lượt sẽ được nhập các thông tin như khám chữa bệnh ở nơi nào, triệu chứng ra sao, mã chẩn đoán là gì... Trong đợt khám đó các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, nội soi, siêu âm… có giá trị cũng sẽ được nhập.
Phương pháp điều trị như thế nào, dùng thuốc gì và tóm tắt kết quả điều trị cũng sẽ được nhập.
Đặc biệt, giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và giấy hẹn tái khám cũng được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân rất thuận lợi khi được chuyển lên tuyến trên.
Để các địa phương triển khai tốt, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cập nhật các nội dung liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh trong sổ sức khỏe điện tử VNeID thay thế sổ giấy; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện liên thông dữ liệu và sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Người bệnh không có thẻ BHYT sử dụng số thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân trên thẻ cứng hoặc trên ứng dụng VNeID làm số định danh người bệnh để liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Đến nay, hơn 32 triệu dữ liệu sổ sức khỏe điện tử đã được tạo lập cho người dân, trong đó có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID.
Việc các thông tin sức khỏe của mỗi người dân đều được thể hiện trên sổ sức khỏe điện tử sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được cơ sở dữ liệu lớn, chính xác, giúp phân tích, bàn luận và đưa ra các chính sách phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử và tiến tới bệnh án điện tử sẽ mang lại hiệu quả, tác động rất to lớn. Bệnh viện Bạch Mai ước tính mỗi năm cần 50 tỷ đồng để mua phim cho chiếu chụp, vừa tốn kém, ảnh hưởng môi trường, khó lưu giữ lâu.
Ngoài ra, với sổ sức khỏe điện tử, các bệnh viện có thể căn cứ dữ liệu liên thông để đưa ra các quyết định như bệnh nhân có cần chuyển tuyến không. Nguồn dữ liệu của các bệnh viện tuyến đầu cả nước là rất lớn, nhưng hiện lưu trữ giấy nên rất khó ứng dụng vào nghiên cứu.
">