-Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Công trình vẫn trong quá trình nghiệm thu đã bàn giao cho dân vào ở theo kiểu vừa nghiệm thu vừa bàn giao là sai quy trình.Như VietNamNetđã phản ánh về “Chung cư Hà Nội: Bì bõm lội nước giữa lưng chừng trời” ghi nhận tại không ít chung cư tại Hà Nội, ngay trong quá trình mới bàn giao đã xảy ra những sự cố về đường ống nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân. Những sự cố này xảy ra từ chung cư cao cấp, đến chung cư bình dân, nhà ở xã hội.
Tại chung cư được giới thiệu là cao cấp trên đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ngày 11/3 vừa qua, đã xảy ra sự cố khi Ban quản lý tòa nhà kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) dẫn tới rò rỉ nước khiến nước ngập hành lang, tràn vào căn hộ tại tầng 23.
 |
Công trình chưa được nghiệm thu hoàn chỉnh đã bàn giao cho dân vào ở là sai quy trình. |
Trước đó, ngày 9/3, BQL tòa nhà này đã có thông báo về việc thử nước hệ thống PCCC tại tòa nhà trong đó nêu rõ: Hạng mục kiểm tra: Thử nước toàn bộ hệ thống PCCC. Kế hoạch triển khai ngày 11/3 các tầng 1,11,31,32,33,35,35A. Sau đó, theo phản ánh của cư dân ngày 11/3 trong quá trình triển khai đã xảy ra sự cố xuất phát từ tầng 23 khiến nước ngập hành lang và tràn căn hộ.
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Nguyên tắc về mặt xây dựng công trình phải được nghiệm thu xong hoàn toàn mới được bàn giao cho người dân về ở. Khi đã nghiệm thu xong quá trình bàn giao làm biên bản nghiệm thu xong thì tất cả hệ thống từ cấp nước, thoát nước, PCCC… phải hoàn chỉnh”.
“Nguyên tắc là chưa chứng minh được độ sẵn sàng của công trình thì chưa bàn giao cho người dân vào ở.Công trình vẫn trong quá trình nghiệm thu đã bàn giao cho dân vào ở theo kiểu vừa nghiệm thu vừa bàn giao là sai quy trình” – ông Hùng nói.
Khi sự cố xảy ra phía nhà đầu tư có thể cho rằng đó là sự cố nhỏ, đơn vị quản lý có trách nhiệm khắc phục thiệt hại cho người dân là xong. Tuy nhiên theo ông Hùng, không thể coi đây là sự cố nhỏ. “Phải nghiệm thu hoàn chỉnh mới được bàn giao. Hiểu đơn giản thì phải có sản phẩm hoàn chỉnh mới bàn giao, chưa có sản phẩn hoàn chỉnh mà đã bàn giao đưa dân vào ở là sai. Thậm chí, khi doanh nghiệp nghiệm thu đảm bảo rồi nhưng nếu có phát sinh trong sử dụng mà vẫn trong thời hạn bảo hành thì chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm khắc phục các sự cố ấy. Tất cả đều đã có quy trình rất chặt chẽ. Trách nhiệm thực hiện ở đây là ở nhà quản lý và chủ đầu tư” – vị PGS.TS. nhấn mạnh.
Việc nghiệm thu, bàn giao công trình cũng được quy định rất rõ. Theo quy định, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định và kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít công trình vẫn bàn giao đưa dân vào ở khi đang trong quá trình nghiệm thu các hạng mục. Vì vậy, có những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tiến hành kiểm tra nghiệm thu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân gây ra những cảnh “dở khóc dở cười” tại những chung cư cao tầng giữa lưng chừng trời.
 |
Dự án Viên Ngọc Phương Nam đưa dân vào sống khi chưa được nghiệm thu. Ảnh: NLĐ. |
Hay mới đây nhất, ngày 16/3, Sở Xây dựng TP HCM gửi thư kêu gọi 28 hộ dân đang sinh sống trong chung cư cao cấp Viên Ngọc Phương Nam, địa chỉ 125/20 Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, TP.HCM di chuyển tạm thời ra ngoài sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc chủ đầu tư dự án này là Công ty Cổ phần Xây dựng An Điền tự ý cho dân cư vào ở khi công trình chưa được nghiệm thu không chỉ không phù hợp theo quy định hiện hành, mà còn có thể gây rủi ro khó lường cho cư dân sinh sống tại đây.
Hồng Khanh
 Chung cư Hà Nội: Bì bõm lội nước giữa lưng chừng trờiDù sống ở chung cư trên những tầng cao, người dân chưa kịp vui với niềm vui về căn hộ mới đã lâm vào cảnh “dở khóc dở cười” khi gặp phải những sự cố về đường ống nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… ">
Chung cư Hà Nội: Sai quy trình đẩy dân vào cảnh bì bõm lội nước giữa lưng chừng trời
|
Số giáo viên phổ thông | 2015-2016 | 2018-2019 | 2019-2020 | 2020-2021 | 2021-2022 (sơ bộ) |
Tổng số | 861.300 | 826.700 | 804.500 | 816.700 | 813.200 |
Tiểu học | 396.900 | 390.700 | 377.900 | 384.700 | 382.500 |
THCS | 313.500 | 294.100 | 284.100 | 286.700 | 285.300 |
THPT | 150.900 | 141.900 | 142.500 | 145.300 | 145.400 |
Nghịch lý số lượng giáo viên giảm xuống thì số học sinh phổ thông lại không ngừng tăng lên. Theo niên giám thống kê, đến năm 2021 cả nước có 17.921.100 học sinh. Trong khi đó, con số này cách đây 6 năm trước (2015) là 15.358.800 học sinh. Số học sinh tăng ở cả ba bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Số học sinh | 2015-2016 | 2018-2019 | 2019-2020 | 2020-2021 | 2021-2022 |
Tổng số | 15.353.800 | 16.525.900 | 16.967.000 | 17.547.000 | 17.921.100 |
Tiểu học | 7.790.000 | 8.506.600 | 8.718.400 | 8.885.000 | 9.212.000 |
THCS | 5.138.700 | 5.455.900 | 5.599.900 | 5.910.400 | 5.927.400 |
THPT | 2.425.100 | 2.563.400 | 2.648.700 | 2.751.600 | 2.781.700 |
Khó khắc phục trong 'một sớm một chiều'
Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.
Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.
Tuy vậy, việc này không hề đơn giản.
Theo ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, tỉnh này hiện thiếu hơn 7.800 giáo viên. Việc tuyển giáo viên “khó nhanh” bởi quy trình phải qua nhiều khâu, gồm giao chỉ tiêu biên chế về cho các huyện, thị từ Sở Nội vụ, sau đó phải tổ chức hướng dẫn thi tuyển. Trước khi thi tuyển cũng phải công bố thông tin công khai trong một khoảng thời gian để ứng viên được biết, nộp hồ sơ,... Sau đó mới đến thi tuyển, tiếp đó là trình cấp trên phê duyệt kết quả rồi mới ký hợp đồng vào làm việc.
Do đó, ông Thành nhận định, mục tiêu bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập ngay trước thềm năm học mới là điều không thể.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, dự kiến năm học 2022-2023 tỉnh Bình Dương thiếu 3.102 giáo viên. Dù vậy, từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, toàn ngành giáo dục có 527 giáo viên nghỉ việc.
Ông Phong cho rằng việc thiếu giáo viên trầm trọng như hiện nay một phần do lương thấp, do áp lực công việc, số lượng học sinh tăng nhanh,…
Cũng như Bình Dương, Nghệ An, hiện rất nhiều địa phương than khó về giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là giáo viên tin học, nghệ thuật. Nhiều tỉnh, thành đã tính toán đến phương án tuyển dụng gấp, luân chuyển, điều động, thậm chí một giáo viên có thể phải dạy nhiều cấp học ở nhiều trường khác nhau.
Nguy cơ thiếu giáo viên đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong nhiều năm qua, nhưng dường như công tác dự báo và dữ liệu của Bộ GD-ĐT chưa thật đầy đủ.
Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn cho rằng một trong những nguyên nhân của thiếu giáo viên là do “Bộ GD-ĐT chuyển biến chậm”.
“Chúng ta phải có ứng dụng công nghệ để có một hệ thống nắm thật chắc nguồn lực của ngành về giáo viên, cơ sở vật chất gắn với thông tin dân số ở từng địa bàn để toàn ngành và từng địa phương chủ động.
Khi Bình Dương nói thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có đề nghị tỉnh báo cáo. Nhưng thực ra những số liệu đó, nếu được cập nhật tốt và có bộ phận phân tích thông tin hàng ngày thì Bộ GD-ĐT đã có thể chủ động nắm được từ trước rồi và không cần tỉnh báo cáo”.
Phó Thủ tướng cho hay, cần làm sao để cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT phải có đủ thông tin về từng địa bàn có bao nhiêu lớp, trường, học sinh. Nắm sát, biết chỗ nào thừa -thiếu mới có thể định hướng quy hoạch.
“Phải làm quyết liệt. Số lượng giáo viên nắm được rồi, cập nhật xong phải có bộ phận xử lý những thông tin đó”.

Quảng Trị: 30% trường tiểu học không có giáo viên môn Tin
Quảng Trị dự kiến điều động luân phiên giáo viên tiếng Anh và Tin học để tạm đáp ứng điều kiện dạy học theo chương trình phổ thông 2018.">