Người Mỹ vẫn hối hận vì đã mua Alaska

 人参与 | 时间:2025-01-20 20:56:59

Vào giữa thế kỷ 19,ườiMỹvẫnhốihậnvìđãronaldo al nassr Alaska với dân số chưa đến 1.000 người thuộc sở hữu của Nga. Sự phát triển của Alaska bị cản trở không chỉ bởi sự xa cách với nước Nga mà còn do thiếu các điều kiện nuôi trồng. Hoạt động kinh tế duy nhất của Công ty Nga - Mỹ (RAC) là mua lông thú và các nguyên liệu thô liên quan đến động vật (chẳng hạn như dầu hải cẩu) có giá trị rồi bán chúng ở thị trường Nga, Trung Quốc và châu Âu.

{ keywords}
Ngay từ đầu, nhiều người coi thỏa thuận kỳ lạ này là đáng ngờ. Nguồn: vashurok.ru

Những sản phẩm này được RAC trao đổi với người bản xứ (người Aleuts, người Eskimos, thổ dân da đỏ) hoặc thu được từ những cuộc thám hiểm, săn bắn của chính họ. Không có tài nguyên thiên nhiên nào khác trên lãnh thổ rộng lớn, trải dài 1,5 triệu dặm vuông, được khai phá trong suốt bảy thập kỷ thuộc quyền sở hữu của Nga. Vào giữa thế kỷ 19, hoạt động thương mại đã không còn mang lại lợi nhuận như trước vì thế giới động vật ở Alaska đã bị nghèo đi đáng kể.

Mỹ không muốn mua Alaska

Ý tưởng bán Alaska cho Mỹ nảy sinh trong Chiến tranh Crưm và dưới ảnh hưởng trực tiếp của nó. Theo giới cầm quyền Nga lúc đó, Anh - nước có tài sản ở Canada tiếp giáp với Alaska từ phía Đông, có thể dễ dàng chiếm vùng đất này bất cứ lúc nào. Nga không có kinh phí để phát triển Alaska, đặc biệt là vào những năm 1860, Nga chiếm giữ Vùng Amur và Vùng nguyên sơ Viễn Đông từ Trung Quốc, đồng thời bắt đầu chinh phục Trung Á, và những vùng lãnh thổ này được Nga coi là ưu tiên và hứa hẹn cho việc thuộc địa hóa. 

Để không tăng cường sức mạnh cho Anh - nước được coi là đối thủ địa chính trị chính của Nga, Nga đã quyết định bán Alaska cho Mỹ, nước mà Nga có quan hệ hữu nghị. Việc bán Alaska vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi và bất bình trong dư luận Mỹ. Đại diện của giới cầm quyền và doanh nghiệp Mỹ, những người không muốn mua Alaska, đã có những lo ngại liên quan đến chi phí phát triển và duy trì một vùng rộng lớn và không có người ở như vậy.

Chỉ đến năm 1848, Mỹ mới tiếp quản, do hậu quả của cuộc chiến với Mexico, nước này vẫn cần thuộc địa. Ngoài ra, vào năm 1865, một cuộc nội chiến tàn khốc vừa kết thúc, đã cướp đi sinh mạng của 600.000 người Mỹ và gây ra những thiệt hại to lớn về vật chất. Công cuộc tái thiết chính trị và kinh tế xã hội của các bang miền Nam bắt đầu, thu hút mọi sự chú ý của các chính trị gia Mỹ. Những người phản đối việc mua Alaska chỉ ra những mất mát ở đó mà Nga phải trả giá và đưa ra những lập luận hợp lý rằng, trong trường hợp mua lại Alaska, những mất mát đó sẽ do Mỹ gánh chịu.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Andrew Johnson và Ngoại trưởng William Seward đã ủng hộ việc mua lại Alaska. Ngày 30/3/1867, tại Washington, một thỏa thuận về việc bán Alaska mà phía Nga do phái viên - Nam tước Eduard von Stekl đại diện, đã được ký kết. Mỹ cam kết trả cho thương vụ mua lại này 7,2 triệu USD. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Nga tại các ngân hàng châu Âu. Tính theo giá vàng năm 2009, con số này lên tới 108 triệu USD. Giá mua cũng có vẻ quá cao đối với nhiều người ở Mỹ.

Mặc dù tất cả bất động sản RAC ở Alaska đã chuyển sang quyền sở hữu của Mỹ, nhưng tổng giá trị của nó thấp hơn đáng kể so với giá chuyển nhượng. Theo các đối thủ của Mỹ trong thỏa thuận, phần còn lại của Alaska không có giá trị kinh tế. Đầu thế kỷ 19, Mỹ đã mua lại Louisiana từ Pháp - một khu vực rộng lớn ở phía tây Mississippi - với số tiền cao hơn tính theo đơn vị diện tích, nhưng Louisiana có khí hậu tốt hơn và thích hợp cho phát triển nông nghiệp, trong đó có thành phố New Orleans ước tính khoảng 10 triệu USD vào năm 1803.

Hiệp ước mua bán Alaska được Tổng thống Mỹ ký ngày 28/5/1867. Theo Hiến pháp Mỹ, nó đã được đệ trình lên Thượng viện để phê chuẩn. Một ý kiến ​​sơ bộ về thương vụ này đã được đưa ra bởi Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, vốn bị chi phối bởi đại diện của các tiểu bang phía Đông, những người không quan tâm đến thương vụ này và có ý kiến ​​ngược chiều. Những người phản đối việc mua bán Alaska nói Mỹ đã bị người Nga lừa. Trong khi đó, ở Nga, người ta thực sự coi thương vụ này rất hời, vì theo lệnh của Hoàng đế Alexander II, Nam tước Stekl có quyền giảm giá; trong trường hợp người Mỹ mặc cả, giá bán Alaska 5 triệu USD.

{ keywords}
Alaska cần nhiều tiền để xây dựng hạ tầng cở và duy trì môi trường. Nguồn: vashurok.ru

Mua lại Alaska thiệt nhiều hơn lợi?

Thực tế thú vị là ở Mỹ, thỉnh thoảng vẫn có tranh luận là cuối cùng Mỹ được hay mất trong vụ mua Alaska? Mặc dù thực tế là vào cuối thế kỷ 19, người ta đã phát hiện những mỏ vàng lớn, và trong thế kỷ 20 là những mỏ dầu, nhưng theo nhiều người, việc mua Alaska vẫn khiến Mỹ bị thua thiệt.

Tổng chi tiêu của Mỹ cho việc phát triển các vùng lãnh thổ, quốc phòng, trợ cấp cho người định cư, đặc quyền đối với dầu mỏ và các công ty khác, trợ cấp và lợi ích cho cộng đồng lớn dân bản địa, trong một thế kỷ rưỡi vượt quá thu nhập ròng mà Mỹ nhận được từ Alaska. Một nỗ lực để chứng minh điều này đã được nhà kinh tế học Michael Powell chỉ ra trong bài báo "Làm thế nào Alaska trở thành kẻ ngấu nghiến các quỹ liên bang", đăng trên The New York Times ngày 18/8/2010.

Lục lại lịch sử, người ta thấy có nhiều sự thật thú vị về cách Alaska được bán, liên quan đến cả hai bên. Thứ nhất, bản thân thỏa thuận đã được soạn thảo theo một cách kỳ lạ, theo đó, các vùng đất được bán không phải nhân danh Đế quốc Nga, mà là do Nam tước Eduard Stekl.

Ngoài ra, có một giả thuyết nhưng chưa được chứng minh là Nam tước Stekl đã chi tổng cộng 144.000 USD để hối lộ các thành viên của Ủy ban và các thượng nghị sĩ (có thể được khấu trừ vào số tiền Nga nhận được cho bán Alaska). Kết quả là Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu chuẩn thuận với đúng một nửa số thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu tán thành thỏa thuận mua bán Alaska, đủ để phê chuẩn.

Giờ đây, người Mỹ phải trả giá đầy đủ cho sự lựa chọn mà họ đã từng đưa ra - theo các nghiên cứu nội bộ, họ chi tiêu cho khu vực này nhiều gấp đôi số tiền kiếm được và thu về cho ngân sách. Ở đây, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn những vùng khác nên cần nhiều tiền hơn để xây dựng đường sá. Trong khi đó, tiền thu về từ khai thác tài nguyên thiên nhiên phần lớn lại thuộc về cư dân địa phương. Alaska đẹp đẽ bề ngoài thực sự phải chịu nhiều vấn đề về môi trường và phải “bơm tiền” thường xuyên.

Khu vực rộng lớn chịu ảnh hưởng chủ yếu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Các nhà khoa học tin rằng đồng, Selen và các chất khác xuất hiện trong khí quyển do khai thác khoáng sản “lộ thiên” sẽ bắt đầu tích tụ trong các sinh vật địa phương các loài chim và động vật dần dần góp phần gây ra sự tuyệt chủng của các loài quý hiếm. Việc mua Alaska theo đúng nghĩa đen là bị ép buộc đối với Mỹ, nước không hào hứng với điều đó cho lắm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lúc đó, Nga đã từ chối rất nhiều đề xuất từ ​​Anh sẵn sàng mua Alaska với số tiền gấp 3 lần số tiền mà Mỹ cuối cùng đã trả cho Nga để mua Alaska.

>>>Xem thêm tin quốc tế trên báo VietNamNet

Theo VOV

Bí mật thương vụ mua bán vùng đất Alaska

Bí mật thương vụ mua bán vùng đất Alaska

Sau Pie Đại đế, nước Nga bắt đầu có sức ỳ, và sức ỳ đó đã đẩy quốc gia này tụt dốc mà tín hiệu đầu tiên là việc bán vùng đất Alaska cho Mỹ.

顶: 1踩: 96