您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế
NEWS2025-01-23 08:01:56【Thể thao】5人已围观
简介 Hư Vân - 21/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g câu lạc bộ bóng đá manchester citycâu lạc bộ bóng đá manchester city、、
很赞哦!(28194)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- Phát hiện giếng cổ có cấu trúc bằng gỗ 7.000 năm tuổi
- Từ 2025, tài xế liên quan tai nạn sẽ bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID
- Hôn nhân không giống truyện ngôn tình
- Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
- Những loại xung đột trong hôn nhân
- Bạn đọc ủng hộ em Nguyễn Thị Hà Phương bị ung thư xương
- Nguyên tắc 'cùng có lợi'
- Nhận định, soi kèo Teplice vs Chrudim, 16h30 ngày 21/1: Sức mạnh vượt trội
- Ai là triệu phú: “8% khán giả cũng không biết El Nino là gì, không thể trách em nó được”
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Genoa vs U20 Bologna, 22h00 ngày 22/1: Bám sát top 6
- - VietNamNet nhận được đơn thư phản ánh của bà Trần Thị Bằng (trú tại khu Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, HN) về việc yêu cầu phường Phú La cưỡng chế thu hồi mảnh đất 230m2 của ông Đỗ Tiến Gia để trả cho mình theo QĐ giải quyết tranh chấp QSDĐ do quân Hà Đông ký.
Tuy nhiên, chính quyền cơ sở khó khăn trong việc thi hành QĐ vì yếu tố lịch sử.
Quận cho thu hồi...
Theo nội dung phản ánh của bà Trần Thị Bằng, tại QĐ số 82 ngày 09/1/2013, UBND quận Hà Đông đã công nhận thửa đất số 28, tờ bản đồ số 57, diện tích 230m2 (đo đạc thực tế 103,1m2 – bản đồ đo đạc thực tế năm 1998) tại khu Văn Phú, phường Phú La thuộc quyền sử dụng của bà Trần Thị Bằng.
Mảnh đất tranh chấp. Ông Đỗ Tiến Gia trú tại thôn Văn Phú (người bị tranh chấp) có trách nhiệm trả lại toàn bộ thửa đất nói trên cho bà Bằng.
QĐ ghi rõ, có hiệu lực sau 30 ngày ký. Tuy nhiên, từ đó đến nay, UBND phường Phú La vẫn không thực hiện theo QĐ 82 mà quận Hà Đông đã ban hành.
Theo lịch sử, vụ tranh chấp QSDĐ giữa bà Bằng và ông Gia đã kéo dài hơn 20 năm (từ năm 1990). Theo nguồn gốc, ông bà nội của bà Bằng thời kỳ Cải cách ruộng đất, một số tài sản đã ị trưng mua được liệt kê tại Công phiếu tạm thời (bao gồm 4 mẫu 6 sào ruộng; một con bò, 17 nông cụ, một cái nhà thừa, các tài sản khác gồm 38 cái).
Năm 1990, UBND xã (khi đó là xã Văn Khê) thông báo gửi Ban quản trị HTX, Ban kiểm soát HTX Văn Phú và thông báo cho bà Bằng, ông Chữ và ông Gia nếu có giấy tờ công nhận của đội Cải cách ruộng đất hoặc chính quyền thì mang lên UBND xã làm thủ tục công nhận. Nếu không ai có giấy tờ, UBND xã sẽ quyết định giao 4 thước ao này cho HTX quản lý sử dụng.
Năm 1996, UBND xã nhận được đơn của bà Trần Thị Bằng đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai với ông Đỗ Tiến Gia, xã tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng không thành.
Ngày 08/9/1998, UBND xã Văn Khê tổ chức hội nghị hòa giải và kết luận: sự việc trên do lịch sử để lại và hiện nay gia đình ông Gia đang quản lý, sử dụng bốn thước ao nói trên.
Để đảm bảo có lý tình giải quyết chỗ ở cho con của bà Bằng đã trưởng thành, UBND xã sẽ đề nghị HTX Văn Phú khi xin cấp đất giãn dân sẽ đưa gia đình bà Bằng vào danh sách để cấp 01 tiêu chuẩn.
Phường nói khó thực hiện
Ngay sau khi có QĐ 82 về việc xử lý đất tranh chấp của UBND quận Hà Đông, gia đình ông Đỗ Tiến Gia đã khiếu nại QĐ này ra UBND TP. Hà Nội.
Theo trình bày của gia đình ông Gia: nguồn gốc thửa đất của gia đình được đội Cải cách ruộng đất chia cho từ năm 1956. Do đặc điểm lịch sử thời bấy giờ, người được chia đất không có giấy tờ gì, và ở ổn định lâu dài từ đó đến nay.
Trước đó, gia đình bà Bằng đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại về việc đòi lại thửa đất mà gia đình ông Gia được chia. Rất nhiều cấp chính quyền đã xử lý, trong đó có phiên tòa dân sự năm 2007 của TAND tỉnh Hà Tây (cũ) phân xử tranh chấp xung quanh thửa đất này.
TAND tỉnh Hà Tây khi đó đã đi xác thực tới từng nhận chứng, vật chứng… để đi tới kết luận: bác nội dung khiếu kiện của gia đình bà Bằng về việc đòi lại 4 thước ao đã được HTX Văn Phú chia cho gia đình ông Gia từ thời kỳ cải cách ruộng đất.
Sau khi có QĐ 82 về việc phân xử của UBND quận Hà Đông, gia đình ông Gia đã tiếp tục khiếu nại QĐ 82 này. Hiện tại, ông Đỗ Tiến Gia đã chết và ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Phú (con rể) khiếu nại cho mình.
Chủ tịch UBND phường Phú La, Nguyễn Khắc Huy cho hay: sự việc khiếu kiện của gia đình bà Bằng kéo dài, phường đã nhiều lần hòa giải nhưng không thành.
Về nội dung thi hành QĐ 82 của UBND quận Hà Đông, theo ông Huy, phường chưa thi hành được vì QĐ này vẫn đang bị người dân khiếu nại lên UBND TP Hà Nội.
“Gia đình ông Gia đề nghị dừng thi hành QĐ 82 của UBND quận Hà Đông cho đến khi có QĐ giải quyết cuối cùng, gia đình ông Gia sẽ tự nguyện chấp hành” – chủ tịch phường Phú La cho biết.
Vụ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gần 20 năm nhưng nhiều cấp chính quyền vẫn chưa xử lý được dứt điểm, một trong những nguyên nhân gây kéo dài, có nguyên nhân về nguồn gốc đất tranh chấp (từ thời cải cách ruộng đất) và vấn đề lịch sử.
Thái Linh
">Đất tranh chấp từ thời hợp tác xã, phân xử thế nào?
Chiếc váy vàng ròng 3 tỷ đồng
Đơn viết: “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc… Tuyên bố độc lập tách riêng thành một nhánh họ Chử Văn Thạch Cáp. Tôi Chử Văn Xuân, sinh năm 1927 một thành viên cao tuổi dòng họ Chử Thạch Cáp tuyên bố tách riêng một nhánh họ Chử như sau: Năm 2001, dòng họ Chử chúng tôi lập gia phả của họ. Do bất đồng trong việc lập gia phả, lộn xộn, trái với kỷ cương lễ giáo, đạo lý, gây bè phái mất đoàn kết nội bộ, phản bội tổ tiên, chèn ép gia đình tôi.
Do đó gia đình tôi cự tuyệt không công nhận bản gia phả bất hợp lý này. Cùng lúc đó trưởng họ Chử Văn Hạnh tuyên bố gia đình tôi tạm dừng không sinh hoạt với dòng họ nữa. Từ đó đến nay, hàng năm đến ngày giỗ tổ và tảo mộ, gia đình tôi vẫn tiến hành tổ chức riêng biệt, độc lập thành một nhánh không quan hệ với dòng họ nữa.
Với lý do đó tôi đề nghị trưởng họ Chử Văn Hạnh cắt phần gia phả của gia đình tôi và trả lại nguyên bản không được tẩy xóa. Kể từ nay gia đình tôi tuyên bố độc lập, cắt đứt quan hệ, tách riêng thành một nhánh họ Chử Văn vĩnh viễn không quan hệ với dòng họ do Chử Văn Hạnh trưởng họ”.
Đơn xin ly dị họ của ông Xuân.
Cuối đơn ông Xuân còn ghi rõ: “Đồng kính gửi UBND xã Tứ Xã để biết và báo cáo đảm bảo an ninh chính trị xã hội nếu có sự cố xảy ra bất thường. Bản tuyên bố này vĩnh viễn lưu truyền để lại cho các thế hệ mai sau của gia đình tôi. Tứ Xã ngày 21/3/2014. Chử Văn Xuân”.
Chuyện họ hàng ở Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cực kỳ phức tạp. Xã có đến trăm chi họ thì phân nửa trong số đó xảy ra lộn xộn, tranh nhau vai trên, vế dưới trong đó có họ kỷ lục với trên ba mươi chi, họ ít cũng dăm bảy chi.
Chi họ nào cũng rốt ráo vận động xây nhà thờ, đắp mả tổ. Thói đời, cái sau thường bao giờ cũng phải to hơn, cao hơn, hoành tráng hơn cái trước. Thỉnh thoảng làng xóm lại chứng kiến một vụ… li dị họ cười ra nước mắt.
Tỷ như Hội đồng gia tộc họ K vận động ông trưởng họ để lại một phần đất làm nhà thờ tổ. Lúc đầu trưởng họ đồng ý nhưng đám con cháu cứ bàn ra, tán vào về giá cả nên sau lại ngãng ra. Hội đồng gia tộc bèn mua một mảnh đất bên ngoài thì vị trưởng họ liền đổi ý. Nhưng tất cả đã quá muộn. Hội đồng vẫn kiên quyết bổ đầu đinh trong họ ra mà đóng góp xây nhà thờ.
Trưởng họ bị một phen bẽ mặt liền về vận động đám người thân của mình xây một nhà thờ họ riêng. Buổi họp bàn chưa xảy ra mà ông trưởng họ trên đường đi vận động đã bị cảm gục chết ngay ở cổng nhà người khác.
Kể từ đó một họ K chia tách thành hai, mâu thuẫn vẫn còn day dứt mãi. Gặp nhau chẳng thèm chào hỏi. Ngày giỗ tổ không buồn thắp hương chung. Chạp họ dọn mộ tiền nhân cũng thiếu cảnh cụng chén đụng bát cười nói.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn quê ở Tứ Xã. Ông kể gốc là họ Bùi nhưng đến đời mình ăn thừa tự bên ngoại tức họ của ông Tổng Cóc (người lấy bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm lẽ) nổi tiếng nên cải thành họ Nguyễn. Thế nên ở làng mới có chuyện con đẻ nhưng khác họ bố mình là vì thế.
Cái chức trưởng họ, phó họ giờ oai ghê gớm. “Mai anh bố trí đi đón bà nhé, ăn mặc lịch sự vào, đừng để họ nhà gái nó khinh cho!”. “Dạ, dạ, cháu nhớ rồi thưa ông”. Người cháu năm nay đã ngoại tám mươi, tóc phơ phơ bạc, tay chân run rẩy đứng nghe lời huấn thị của “ông trẻ” mới chỉ ngoài bốn mươi phân công chuyện đi rước dâu cho con trai.
Ông trẻ là trưởng họ nên oai lắm. Ngồi mâm trên nhiều người hãi chẳng dám vào cùng nên lắm lúc riêng ông một mâm, một cỗ.
Ba đời không hòa giải
Làng nhiều nơi giờ chỉ còn cái vỏ xấu xí mà hồn cốt đã mất từ lâu. Giờ người làng cũng ích kỉ, kèn cựa nhau ghê gớm, không mấy ai còn giữ được tình cảm tối lửa tắt đèn. Làng cũng quán xá, tệ nạn, cũng lô đề, vỡ hụi li bì.
Những ngôi làng cổ trên đất Tổ với văn hóa độc đáo như hát xoan Kim Đức, hát ghẹo Tam Cường, nói phét Văn Lang… không hiểu sao đều nghèo cả. Có lẽ vì nghèo mà họ thể hiện ước muốn cuộc sống tốt đẹp hơn qua lời ca, tiếng hát, qua chuyện kể hoặc vì họ thanh sạch, nề nếp quá mà nghèo chăng?
Tứ Xã điển hình cho những làng quê thời kinh tế thị trường, nơi văn hóa truyền thống thì phai nhạt mà văn hóa mới chưa kịp thấm sâu. Trong một ngõ nhỏ ở Tứ Xã người ta chỉ cho tôi hai ngôi nhà liền nhau của hai anh em ruột Bùi và Ngọt (đã đổi tên).
Ông Nguyễn Hữu Cửu (xã Tứ Xã) kể chuyện hài cốt nghiêng: Chủ tịch xã thay mả bố. Mở nắp quan tài ra thì hài cốt của cụ nằm nghiêng, mặt úp vào ván thành. Cho là có sự động địa linh thiêng gì, vàng mã hương nhang được đốt lên đùng đùng, mọi người có mặt sụp lạy, cúng bái lia lịa.
Một ông chạy lại nhìn rồi bảo: “Không có sự gì đâu. Các ông bà có nhớ hôm mai táng cụ, xe tang của ta suýt bị đổ không? Góp bao nhiêu tiền họ làm gì không biết mà có con đường ra nghĩa địa cứ để ngập ghềnh, mấp mô mãi. Thế này sẽ có vụ đổ xe tang. Còn khối hài cốt bị nghiêng”.Bố mẹ họ mất đi để lại cho hai mảnh đất. Đất người em ở đằng sau, đất người anh ở đằng trước, muốn ra ngõ người em phải đi qua đất nhà anh. Một buổi chẳng biết cơn cớ gì người anh cho gọi thợ xây bịt lối không cho em đi qua ngõ nữa.
Ngọt sang nói với Bùi phải trái mãi không xong tức mình kiện ra tòa. Tòa xử người anh phải đập bỏ bức tường bao chắn ngõ mở lối cho người em đi. Bức tường đập xuống, tình cảm anh em cũng bị đập bỏ theo.
Dân gian vẫn thường bảo: “Nhất thế tụng, bách thế thù” nghĩa là một đời kiện, trăm đời thù. Hai anh em nọ thề với nhau ba đời không thèm hòa giải. Lúc hấp hối vì bạo bệnh người em chẳng buồn sang nhìn mặt anh lần cuối.
Người anh thấy vậy dặn thân nhân cố tình để trống kèn ầm ĩ ba ngày ba đêm không cho nhà người em yên giấc. Người nhà em cũng chẳng phải loại vừa vun lá, chất rơm đốt một đống rấm to đùng. Khói bốc lên mù mịt không phải để xua muỗi, xua mòng mà xua bớt khách khứa đến dự đám ma của anh mình.
Đòn thù thâm độc giữa thủ túc với nhau ngay cả khi một người đã chết.
Làng lại có chuyện bà N.T.Thờ (đã đổi tên) dứt ruột sinh được mười hai người con nhưng số phận hẩm hiu chỉ dưỡng được có hai người, một trai và một gái. Chồng chẳng may mất sớm để mình bà Thờ cun cút nuôi con.
Lớn lên, con gái lấy chồng, yên bề gia thất ở xã khác còn bà ở với người con trai trên mảnh đất của tổ tiên. Vì một mâu thuẫn nào đó người con trai giận mẹ, dựng một ngôi nhà gần đó ở riêng. Tuy ở riêng nhưng anh này thù ghét mẹ đẻ mình đến mức toàn buộc trâu bò ngay cột nhà của bà để chúng ỉa đái, mùi xú uế xộc thẳng vào buồng cho bõ tức.
Ông chú ruột thấy cảnh chướng tai gai mắt ra khuyên: “Cháu à, làm con không được đối xử như thế! Mẹ có dở cũng là mẹ của mình…”.
Anh con trai không nói năng gì nhưng kể từ đó đâm ra thù lây cả ông chú. Anh ra chợ mua một con chó nhỏ về lấy ngay tên ông chú ruột mà đặt tên cho nó để ngày ngày mắng chửi cho bõ tức. Mắng chửi một cách công khai mà ông chú đắng họng không thể nói năng được gì.
(Theo NNVN)">Chuyện hy hữu: Viết đơn xin ly dị... họ
Nhận định, soi kèo Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Hài lòng ra về
- - Nhiều độc giả nhận định kiến thức xã hội rất rộng, hơn nữa, sự hiểu biết của một người còn bị chi phối bởi những nhân tố như sở thích, đặc trưng vùng miền..., không thể chỉ dựa vào hai câu hỏi quy chụp thiếu hiểu biết.
Phần thi “Ai là triệu phú” của Phạm Thị Quyên, cô gái 24 tuổi, kỹ sư, đến từ Hà Nội hiện đang trở thành đề tài thu hút sự chú ý từ cư dân mạng. Việc cô không biết đến khái niệm El Nino hay công thức canh cua nấu với rau đay bị đánh giá một cách khắt khe bởi phần đông công chúng.
Tuy nhiên, cũng có những người thể hiện sự bênh vực với cô gái này. Họ nhận định rằng kiến thức xã hội rất rộng, hơn nữa, sự hiểu biết của một người còn bị chi phối bởi những nhân tố như sở thích, đặc trưng vùng miền..., không thể chỉ dựa vào hai câu hỏi quy chụp thiếu hiểu biết.
Bạn đọc tên T cho biết: “Rau đay miền Trung không có. Mình cũng không biết là cua thường nấu với loại rau này”. Anh Lê Trường Giang lên tiếng bênh vực: “8% khán giả cũng không biết El Nino là gì, không thể trách em nó được”.
Độc giả Phạm Hệ thể hiện sự cảm thông: “Không thể trách em ấy được. Mình sinh ra và lớn lên ở thành phố, suốt ngày chỉ có học những chuyện như vậy là điều tất yếu. Thử hỏi xem một bác có bằng xe máy ở vùng quê nói đi đường thấy vạch liền và vạch đứt trên đường có ý nghĩa gì mình khẳng định với bạn có tới 90% không trả lời được cho dù họ có bằng lái xe vì đường nông thông lấy đâu ra vạch”.
Bạn Mai Hoang nhận định: “Bình thường mà, không biết thì nói. Tôi rất thích người con gái này, vui tính, thật thà”. Cô Hai cũng chia sẻ: “Không sao cả, không biết vài điều là chuyện bình thường. Mỗi người quan tâm tới lĩnh vực của mình. Cô gái này có biết El Nino hoặc canh cua nấu với rau đay cũng chẳng để làm gì, khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân cả mà. Chúc em vui!”.
Đồng quan điểm, Bạn HOAN cho biết: “Không ai có thể biết được tất cả. Những kiến thức cực dễ với người này lại là cực khó với người kia nếu chưa được tiếp cận hoặc không để ý”.
Cô gái đến từ Hà Nội kết thúc phần thi của mình khi dừng chân ở câu hỏi số 8, nhận số tiền thưởng là 2 triệu đồng. Cô buộc phải dừng chân trước câu hỏi về tục ngữ, mặc dù đã sử dụng đến quyền trợ giúp 50/50.
Dương Di
">Ai là triệu phú: “8% khán giả cũng không biết El Nino là gì, không thể trách em nó được”
Các chuyên gia chia sẻ về chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế số và các kỹ năng số dành cho thanh niên. Ảnh: TĐ Thông qua chương trình, các nhà sáng tạo nội dung, nhà bán hàng và các doanh nghiệp, thương hiệu sẽ cùng nhau trích lợi nhuận từ các phiên mega livestream để đóng góp cho các tổ chức và các dự án vì cộng đồng.
Không chỉ có đối tượng là các bạn thanh niên, chương trình còn dự định triển khai việc tập huấn kỹ năng xây dựng hệ thống kênh truyền thông xã hội trên nền tảng số tại các trường học.
Theo đại diện mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung BigHeart MCN, chương trình dự kiến sẽ triển khai trực tuyến từ tháng 11/2024 trên nền tảng đào tạo trực tuyến của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam
Việc triển khai sẽ diễn ra dưới hình thức livestream trên các kênh của chương trình kết hợp với trực tiếp tại nhà trường. Mỗi trường tham gia khóa tập huấn sẽ được thực hành triển khai thực tế với mục tiêu có ít nhất 1 kênh truyền thông xã hội trên nền tảng số, giúp nâng cao năng lực truyền thông, quảng bá.
Ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam cho hay, đây là hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên Việt Nam.
Điều này sẽ thúc đẩy việc xây dựng nền kinh tế số bền vững và các hoạt động kinh doanh kết hợp cùng trách nhiệm xã hội.
“Kinh tế số đang mở ra cho thanh niên Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung những cơ hội lớn. Hoạt động này vừa có ý nghĩa xã hội, nhưng cũng gắn liền với việc hướng nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên”, ông Nguyễn Phan Huy Khôi chia sẻ.
Trẻ em có nên học lập trình ngay từ bậc học phổ thông?Học lập trình sớm không chỉ giúp học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng số vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các em khi tham gia thị trường lao động.">20 triệu thanh niên Việt Nam sẽ được dạy kỹ năng livestream trực tuyến
- Play">
Rước dâu bằng 'siêu xe' cày ruộng tự chế xôn xao xứ Nghệ