" />

Gateway giới thiệu 2 laptop mới 

Thế giới 2025-04-05 00:36:48 17
ớithiệulaptopnbspmớlịch âm hôm nay 2023
本文地址:http://live.tour-time.com/news/62b499936.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Universidad de Chile vs Botafogo, 07h30 ngày 3/4: Nối dài mạch thắng

{keywords}Cậu bé còn quá nhỏ đã mắc căn bệnh ung thư hiểm nghèo

Căn nhà nơi hai vợ chồng anh sinh sống đã cũ kỹ, xuống cấp mà chưa có tiền sửa sang. Trong khi đó, con trai thứ hai của anh, cháu Nguyễn Hải Đăng (6 tuổi) mắc phải căn bệnh hiểm nghèo có tên u nguyên bào thần kinh. Đây là một trong những loại bệnh ung thư ác tính hàng đầu ở trẻ em.

Cách đây 1 năm, Đăng vẫn khỏe mạnh bình thường. Không ngờ đến tháng 11/2020, con bắt đầu biếng ăn, xanh xao, trước bụng nhô ra một cục to bằng quả trứng vịt.

Đoán sự chẳng lành, vợ chồng anh Quyền lập tức đưa con tới Bệnh viện Trung ương Huế. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện cơ thể có một khối u rất lớn. Đăng tiếp tục được chụp phim, lấy sinh thiết xét nghiệm. Mọi kết quả đều khẳng định, con mắc bệnh u nguyên bào thần kinh, khối u ác tính cần tiến hành điều trị gấp.

Nhận tin dữ, anh Quyền thất thần, suy sụp. Gia đình vốn hết sức khó khăn, giờ con mắc bệnh hiểm nghèo, không biết làm sao để cứu mạng.

"Ở bên con giờ nào tôi quý giờ ấy. Tôi trân trọng từng khoảnh khắc con tồn tại trên cõi đời này. Làm cha làm mẹ thấy cảnh con cái bệnh tật, đau lòng lắm. Chỉ tự nhủ cố hết sức để mình không phải ân hận, áy náy với con”, chị Nguyễn Thị Anh bộc bạch. 

Qua tham khảo từ nhiều người thân, anh chị quyết tâm đưa con đến Bệnh viện K Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) điều trị. Những ngày tháng cùng con "chiến đấu" với bệnh tật sau đấy khiến kinh tế gia đình kiệt quệ.

Phó mặc sóng dữ

Trước khi Đăng phát hiện bệnh ung thư, chị Anh làm ruộng, anh Quyền ra biển đánh cá. Thế nhưng miền Trung khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có bão nên anh chỉ đi biển được vào 6 tháng đầu năm. Nửa năm còn lại, anh phụ giúp vợ công việc đồng áng và làm nghề tự do.

Làm lụng quần quật quanh năm cũng chỉ đủ miếng ăn, không dư tích lũy nên khi con nhập viện, gia đình anh không có đồng nào. Anh Quyền đi khắp nơi, hỏi vay được hơn 20 triệu đồng. Con số này đối với nhà anh quả thực quá lớn, chưa biết khi nào mới trả nổi, nhưng nếu không vay thì con không còn cơ hội chữa bệnh.

{keywords}
Mẹ con chị Anh ở bệnh viện trong khi chồng ở nhà đánh cá, kiếm tiền

Dẫu vậy, quá trình điều trị dành cho Đăng quá tốn kém. Dù được bảo hiểm hỗ trợ thanh toán viện phí nhưng tiền thuốc ngoài danh mục vẫn hết 2 triệu đồng/đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 7-10 ngày, chưa kể chi phí ăn uống, sinh hoạt của hai mẹ con ở bệnh viện.

Mỗi lần đi điều trị, Đăng khóc rất nhiều.“Mẹ ơi con đau lắm! Sao con mãi không khỏi bệnh thế? Sao các bạn được đi học mà con không được đi? Mỗi lời nói của con như xát muối vào lòng tôi vậy", chị Anh rưng rưng nhớ lại.

Trong lúc vợ con đang gồng mình vì bệnh tật nơi xa lạ, anh Quyền đang chuẩn bị đi biển. Mùa này là mùa kiếm ăn chính cho cả năm của gia đình anh. Dẫu biết rằng nghề chài lưới ngoài khơi tiềm ẩn nhiều rủi ro, anh vẫn cố xuôi thuyền, phó mặc số phận mình cho những cơn sóng dữ, những mong kiếm chút tiền lo thuốc men cho con.

Khó khăn chồng chất khó khăn, cả nhà anh cần sự chung tay từ cộng đồng để níu giữ hy vọng sống cho cậu bé Nguyễn Hải Đăng.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thị Anh. Địa chỉ: thôn 1, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Số điện thoại: 0705250601.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.184(Nguyễn Hải Đăng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436">

Cha vật lộn trên biển, con gồng mình chiến đấu với bệnh tật

{keywords}Bố bị máy bừa cuốn đứt chân, cả gia đình rơi vào cảnh khốn đốn

Tai nạn bất ngờ đến với anh Chua vào lúc 7h sáng ngày 12/6/2021, khi ra đồng sớm chuẩn bị làm đất cho thửa ruộng nhà mình, không may anh bị chiếc máy bừa cuốn đứt mất chân phải.

Thời điểm đó, anh Chua chỉ kịp kêu thất thanh một tiếng. Một người họ hàng nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, vội đưa anh đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nông trường 70 thuộc huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Lúc được đưa vào bệnh viện, anh Chua đã mất máu khá nhiều, rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bác sĩ buộc phải tiến hành tháo khớp đến đầu gối nhằm tránh hoại tử.

Sau ca phẫu thuật, sức khoẻ anh đi xuống rõ rệt. Không chỉ vậy, mất đi một chân khiến sinh hoạt thường ngày cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Cuộc sống xung quanh anh Chua bị đảo lộn đáng kể. Những tháng ngày sau đó, gia đình anh bắt đầu lâm vào tình cảnh chật vật hơn.

Hết tiền đi viện, con thơ nheo nhóc

Gia đình anh Chua thuộc diện rất nghèo trong vùng. Kinh tế khó khăn, cùng lúc phải nuôi thêm 5 miệng ăn gồm vợ cùng 4 đứa con, mọi gánh nặng đè lên vai người đàn ông này.

Thời điểm xảy ra tai nạn, con trai lớn của anh là cháu Hiếu đang bước vào những ngày cuối cùng của năm cấp 2, chuẩn bị hồ sơ lên cấp 3. Thấy bố vào viện không còn tiền điều trị, Hiếu khóc rất nhiều, thậm chí xin bố mẹ cho nghỉ học nhằm giảm bớt một gánh nặng. Thế nhưng, được sự động viên từ bố mẹ, cuối cùng cháu cũng hiểu ra để thi đỗ vào một trường cấp 3 trên địa bàn huyện.

Lúc đi bệnh viện, cả nhà anh Chua chẳng còn nổi một nghìn, phải vay mượn người thân số tiền khoảng 8 triệu đồng. Những ngày sau phẫu thuật tháo khớp, tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả phát sinh thêm 8 triệu đồng nữa, vợ anh cũng phải đi vay khắp bà con, họ hàng trong xóm nghèo.

{keywords}
Từ trụ cột gia đình, anh Chua giờ đây phải phụ thuộc vào vợ con

Hiện tại, vết thương của anh Chua tuy đã đỡ hơn nhưng nguy cơ hoại tử vẫn rất cao. Các bác sĩ khuyên anh nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra, song vì điều kiện gia đình nghèo khó, anh vẫn cắn răng ở nhà chịu đựng từng cơn đau.

Căn nhà cũ kỹ của anh ngày càng ảm đạm. Con út chưa đầy 1 tuổi không có sữa uống, khóc ngằn ngặt. Vợ anh chạy đôn chạy đáo lo kiếm từng bữa ăn. Trong khi đó, con thứ hai học lớp 6, thứ ba mới lên lớp 3, chưa biết gì nhiều để phụ giúp cha mẹ.

Chứng kiến con ngây dại, vợ tất bật, anh Chua đau xót vô cùng. Ngày tháng sắp tới, nghĩ các con cần tiền học, bữa ăn cần đủ no, anh lại càng buồn tủi cho số phận mình bất hạnh gặp phải tai hoạ.

Vết thương bị máy bừa nghiền nát vẫn chưa lành song thương vợ con cực nhọc, anh chẳng dám nghĩ tới chuyện đi bệnh viện nữa. Từng cơn đau vẫn cứ hành hạ người đàn ông ấy từng ngày. Lúc này đây, anh Sùng A Chua rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng để vượt qua những khó khăn trước mắt.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Anh Sùng A Chua, ở Xóm Chà Đáy, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Số điện thoại: 0398776329
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.187(Sùng A Chua)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436">

Cha bị máy bừa cuốn đứt chân, con thơ đói ăn nheo nhóc

"Kem bôi nhiệt miệng từ dược liệu Pác lừ" là dự án của nhóm giảng viên và sinh viên Trường ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) với 5 thành viên. Trong đó, có 2 sinh viên là Nguyễn Mai Quang Dương và Trần Thị Thu Uyên (sinh viên năm thứ 3 ngành Dược).

“Ý tưởng xuất phát từ việc thấy người dân sử dụng dược liệu Pác lừ để chữa loét miệng rất hiệu quả khi chỉ sau vài lần nhai lá là nốt nhiệt miệng biến mất. Dự án nhằm ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại để chuyển bài thuốc dân gian thành một sản phẩm nguồn gốc thảo dược có hiệu quả điều trị bệnh, tiện dụng, an toàn và ít tác dụng phụ hơn các thuốc có nguồn gốc tổng hợp trên thị trường”, cô Nông Thị Anh Thư (giảng viên khoa Dược, Trường ĐH Y - Dược, ĐH Thái Nguyên) cho hay.

{keywords}
Nhóm nghiên cứu dự án. Ảnh: Thanh Hùng 

Còn Nguyễn Mai Quang Dương cho rằng, qua khảo sát trên thị trường, có nhiều loại kem bôi nhiệt miệng nhưng có nguồn gốc tân dược, hoặc có giá thành cao.

“Ngoài ra, cũng có một số kem bôi trị nhiệt miệng có nguồn gốc thảo dược nhưng thời gian để giảm triệu chứng thường mất cả tuần. Thuốc nguồn gốc tổng hợp cũng có nhiều và tác dụng nhanh hơn song thường không lành tính bằng các sản phẩm thảo dược.

Do đó, chúng em nghĩ việc bào chế được sản phẩm thảo dược sẽ giải quyết được vấn đề tiện dụng”, Dương nói.

{keywords}
Lá cây Pác lừ thường được sử dụng để đắp vết loét, trị nhiệt miệng được nhóm nghiên cứu "hô biến" thành kem bôi. Ảnh: Thanh Hùng

Theo sinh viên Trần Thị Thu Uyên, để ra được sản phẩm nhóm phải thực hiện rất nhiều công đoạn và các em hỗ trợ giảng viên trong tất cả các khâu từ tìm nguyên liệu, bào chế cho đến khi đóng tuýp.

Về quy trình, sau khi thu hái cây dược liệu, nhóm cho dịch chiết của dược liệu ban đầu vào máy cất thu hồi dung môi để thu được cao dược liệu. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem bôi từ cao khô dược liệu được chiết bằng dung môi ethanol 70% bằng phương pháp ngâm (đã được loại tạp phối hợp với các tá dược tăng tính thấm vào tổ chức da niêm mạc nhằm tăng tác dụng).

{keywords}
Giảng viên Nông Thị Anh Thư và em Nguyễn Mai Quang Dương bên máy cất thu hồi dung môi. Đây là công đoạn để thu cao dược liệu. Ảnh: Thanh Hùng 

Do ứng dụng công nghệ chiết xuất cao phân đoạn không làm mất hoạt chất và bào chế để tạo nên sản phẩm, điểm mạnh của kem bôi này là tăng tác dụng chống viêm, giảm loét hơn so với cách nhai lá của bà con. Ngoài ra, không gây nóng rát và kích ứng da khi bôi.

Đặc biệt, do nguyên liệu rẻ tiền nên giá thành không quá cao. Hiện nhóm, tính toán giá thành dự kiến của một tuýp kem bôi này là 55.000 đồng.

Cô trò học hỏi lẫn nhau

Để có được sản phẩm đến ngày hôm nay, theo cô Thư cũng nhờ vào sự tâm huyết và hỗ trợ của các sinh viên trong nhóm. “Nhiều hôm, 9, 10 giờ tối vẫn thấy sinh viên nhắn tin góp ý hoàn thiện sản phẩm. Một lần có bạn nêu ý tưởng phát triển hướng nghiến cứu bằng việc kết hợp dược liệu vào băng đô y tế để cầm máu nhanh cho người bệnh. Từ câu hỏi của sinh viên, mình nhen nhóm thêm những ý tưởng mới. Tôi thấy cũng học thêm được rất nhiều từ chính các sinh viên”, cô Thư nói.

{keywords}
Quá trình quấy cao dược liệu. Ảnh: Thanh Hùng

Không chỉ vậy, cô Thư cho hay cô trò học hỏi được thêm rất nhiều điều ngoài việc nghiên cứu khoa học như phân tích dự báo thị trường, tìm nguồn nguyên liệu, kế hoạch đầu tư, marketing, phát triển sản phẩm, sự chấp nhận của khách hàng về mức giá sao cho có lợi nhuận sau chi phí,…

“Những điều đó thậm chí còn khó khăn hơn nghiên cứu khoa học”, cô Thư nói điều mà cô trò trải nghiệm khi theo đuổi dự án.

Cô Dương Ngọc Ngà (giảng viên Trường ĐH Y - Dược, ĐH Thái Nguyên) cho hay từ lúc lên ý tưởng đến khi có được sản phẩm bước đầu như ngày hôm nay, cả nhóm đã phải mất 2 năm.

“Làm những đề tài như thế này rất vất vả. Bởi việc thử nghiệm trên chuột mẫu cũng phải theo dõi, đánh giá trong nhiều tháng, rồi việc cất dược chất cũng không phải một lần ăn ngay,… Chúng tôi cũng  thường phải động viên các thành viên trong nhóm, đặc biệt là các sinh viên rằng đã làm khoa học thì phải kiên trì và chấp nhận đầu tư thời gian”, cô Ngà nói.

{keywords}
 

Còn Quang Dương và Thu Uyên cho hay, tham gia nghiên cứu khoa học giúp các em rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận - những yêu cầu cao nhất với chuyên ngành y dược mà các em theo đuổi. 

“Đóng góp một phần vào công trình nghiên cứu này, nhưng những thành công bước đầu cũng giúp em tự tin hơn trong việc tham gia các dự án nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp trong tương lai”, Thu Uyên nói.

Hiện, sản phẩm này đang được thử nghiệm trên con vật. Thời gian tới, nhóm tính toán thử nghiệm lâm sàng trên người.

Cô Thư cho biết, hướng phát triển trong tương lai của nhóm là nghiên cứu và đa dạng hóa sản phẩm như các dạng bào chế khác của kem bôi như chế dung dịch súc miệng, kem bôi viêm da, viên ngậm, hoặc gạc dán vết thương,...

GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho hay, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ngoài việc nghiên cứu khoa học là điều mà ĐH Thái Nguyên hướng tới.

“Nhà trường không đặt ra vấn đề có những ý tưởng sáng tạo mang tính chất viển vông mà cái chính là cho các sinh viên được trải nghiệm. Như vậy, trong môi trường thực tập thực tế của sinh viên, có thể nảy nở ra những ý tưởng sáng tạo và rồi thầy trò cùng nhau nuôi dưỡng ý tưởng đó, gắn với thực tiễn hoạt động của các em”, GS Quang nói.

Thanh Hùng

Máy rửa xe tự động giá 100 triệu của sinh viên Đà Nẵng

Máy rửa xe tự động giá 100 triệu của sinh viên Đà Nẵng

Thấy nhu cầu rửa xe của người dân sau các trận mưa lũ, nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã chế tạo 1 máy rửa xe máy tự động. Đây cũng là sản phẩm được doanh nghiệp đặt hàng.

">

Cô trò trường y chế kem bôi trị nhiệt miệng độc đáo từ lá cây

Nhận định, soi kèo Sporting Cristal vs Palmeiras, 5h00 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt

Trưa nay, ông Huỳnh Tấn Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho biết, nhà trường đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật đối với ông N.T.H. (giảng viên Khoa Ngoại) bằng hình thức cảnh cáo.

Ông H. bị kỷ luật vì vi phạm quy định, quy chế của đơn vị, nhận tiền của sinh viên, trong đó có nhiều sinh viên Lào đang học tập tại đây. 

Trước đó, trường đã tạm đình chỉ công việc 15 ngày đối với giảng viên này sau khi nhận được phản ánh của sinh viên về việc bị “vòi vĩnh”, nhận tiền hồi cuối tháng 11/2020. 

Qua kiểm tra, nhà trường xác định giảng viên H. có nhận tiền của 44 sinh viên, trong đó có nhiều du học sinh người Lào với số tiền hơn 40 triệu đồng.

{keywords}
Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, nơi ông H. công tác

“Quan điểm của nhà trường là không bao che cho sai phạm, sai phạm đến đâu xử lý đến đó. Nhà trường đã thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với giảng viên H. Hiện giảng viên H. đã nhận sai sót và hoàn trả toàn bộ số tiền cho các em sinh viên”, ông Tuấn nói.

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cũng thông tin hình thức kỷ luật ông H. đến các Trưởng, Phó đơn vị, các giáo viên chủ nhiệm và học sinh, sinh viên. 

Riêng Phòng Công tác học sinh, sinh viên có trách nhiệm triệu tập và tổ chức họp sinh viên nước bạn Lào đang theo học tại trường và phổ biến hình thức kỷ luật để các sinh viên này được biết.

Lê Bằng

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh sai phạm trong bổ nhiệm và biệt phái giáo viên

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh sai phạm trong bổ nhiệm và biệt phái giáo viên

Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa kết luận ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này thiếu trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, biệt phái giáo viên không đúng quy định.

">

Nhận 40 triệu của sinh viên, 1 giảng viên bị cảnh cáo

友情链接