Có vẻ như Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX sẽ phải thay đổi số điện thoại của mình, khi đã lỡ tay đăng nó lên trang Twitter cá nhân.
Mặc dù tweet của ông đã nhanh chóng bị xóa nhưng vẫn không thoát khỏi sự nhanh tay của 16,7 triệu lượt người theo dõi trên Twitter. Không những thế số điện thoại của Elon Musk còn được dùng cho ứng dụng tin nhắn iMessage của Apple.
Một trong số các phóng viên của tờ CNBC đã quay số và phát hiện ra nhạc chờ mà Musk đang để là nhạc nền của trò game PlayStation "God of War" cổ điển.
Phóng viên này đã phát ngôn một câu hài hước: "Ông ấy đã bị các vị thần trong trò game thúc đẩy làm việc đó (đăng số điện thoại lên). Bằng một cách nào đó, ông ấy đã tìm được cách để kết nối với mọi người, tôi muốn gửi lời chúc mừng đến Elon Musk bằng tất cả lòng trân trọng".
" alt=""/>Elon Musk lỡ tay đăng số điện thoại lên mạng khi cố liên lạc với Giám đốc FacebookTheo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc, Diễn đàn Nguồn nhân lực Toàn cầu 2017 được tổ chức vào ngày 14-15/12 tại Hà Nội với hơn 300 khách mời trong nước, Hàn Quốc và quốc tế.
Tham dự diễn đàn, có ông Kim Sang-kon, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc; ông Jaime Jaime Saavedra, Giám đốc cao cấp giáo dục, Ngân hàng Thế giới và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ngày 11/11 vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, tại cuộc gặp song phương với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tin rằng sự chia sẻ của Hàn Quốc về Kỳ tích sông Hàn cùng với sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, cần cù lao động của nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ mang Việt Nam đến với “Kỳ tích sông Mekong”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định ở bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ quốc gia nào nguồn nhân lực cũng là yếu tố trung tâm, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đứng trước nhiều thách thức mới.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ làm thay đổi bản chất một số loại hình công việc, giảm thiểu không ít công đoạn thông qua tự động hóa. Một phần lao động của con người được thay thế bằng máy móc, trí tuệ nhân tạo.
" alt=""/>Cảnh báo lao động Việt Nam có thể mất việc vì máy móc, trí tuệ nhân tạoĐây là lần đầu tiên Việt Nam có tuyến cáp đất liền kết nối trực tiếp với vành đai khu vực Đông Nam Á đi qua 5 quốc gia Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaysia.
Nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam hiện có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải tham dự lễ ra mắt tuyến đường trục xuyên Đông Nam Á của CMC Telecom
Chỉ riêng với mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook, trong bảng xếp hạng quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7, với tổng số 64 triệu người dùng mỗi tháng. Nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao, hiện có 58% người truy cập Internet có giao dịch mua hàng trực tuyến. Đồng thời, lượng ứng dụng cho việc mua sắm trực tuyến trên di động đã tăng đến 117%.
Dưới tác động của Công nghiệp 4.0 với Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, sự phát triển của thị trường thanh toán điện tử, lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm tài chính công nghệ cao, liên kết nhiều ngành và cả khu vực thay thế cho hình thức kênh phân phối, thanh toán truyền thống. Nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực chiếm 70% tổng lượng người dùng Internet toàn cầu, Việt Nam cũng là quốc gia thu hút vốn đầu tư của các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Malaysia,… Việc này cũng kéo theo những nhu cầu kết nối thông tin, truyền dẫn khu vực liền mạch.
Việt Nam - điểm kết nối quan trọng trên bản đồ Internet khu vực
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng băng thông rộng ngày càng tăng tại Việt Nam và khu vực, mới đây, CMC Telecom đã chính thức khai trương, đưa tuyến cáp đường trục xuyên Việt (Cross Vietnam Cable System - CVCS) đi vào hoạt động. Với sự phát triển bùng nổ của các dịch vụ ứng dụng băng rộng IP, tuyến CVCS sẽ là tuyến xương sống giúp đảm bảo kết nối ổn định từ Việt Nam tới khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Tuyến CVCS được kết nối với các tuyến cáp quang biển quan trọng nhất trong khu vực như APG, AAE-1, UNITY và FASTER
CVCS có tổng đầu tư hơn 500 tỷ đồng, được hoàn thiện trong thời gian hơn 8 tháng, có tổng chiều dài hơn 2,500 km chạy từ Lạng Sơn đến Tây Ninh, đi qua 19 tỉnh thành trên cả nước. Đây là tuyến cáp Việt Nam duy nhất kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á - A Grid. Theo đó, Việt Nam đã chính thức nằm trong mạng lưới khu vực, kết nối qua các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái lan, Campuchia và Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của CMC cho biết, mục tiêu cáp đường trục xuyên Đông Nam Á mới đưa vào vận hành từ tháng 11/2017, CMC muốn đưa Việt Nam trở thành một trong ba trung tâm kết nối của Châu Á. Cùng đối tác TIME dotCom, cổ đông chiến lược của CMC Telecom, CVCS sẽ được kết nối với các tuyến cáp quang biển quan trọng nhất trong khu vực như APG, AAE-1, UNITY và FASTER.
Doanh nghiệp tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới sẽ được trải nghiệm hệ thống hạ tầng viễn thông liền mạch, ổn định và toàn diện hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ 100Gbps trên một bước sóng, tuyến cáp xuyên Việt này sẽ giúp CMC Telecom nâng cao năng lực hạ tầng, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ toàn quốc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một gia tăng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
“Với hạ tầng này CMC Telecom đã có thêm được phần hạ tầng quan trọng để giúp cho việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và giá thành hạ đến đông đảo người sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới” - ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT đánh giá.
Với dung lượng băng thông lên đến 9,6Tbps, tuyến cáp không chỉ đóng vai trò đảm bảo kết nối băng rộng cho các dịch vụ Internet cơ bản như Internet cáp quang, Internet leased line, điện thoại cố định 710, thoại IP, Data mà còn đảm bảo phục vụ các dịch vụ internet đi quốc tế như ERP, Thoại voice quốc tế, Video livestream…
Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, cùng với tuyến CVCS mới đưa vào hoạt động, CMC Telecom đã cùng sở hữu hệ thống 2 tuyến đường trục đất liền là Hà Nội - Lạng Sơn, TP.HCM - Mộc Bài và 3 tuyến cáp biển quốc tế IA, AAG, APG, trở thành một trong những nhà cung cấp Internet lớn nhất Việt Nam. Với CVCS , năng lực cung cấp dịch vụ của CMC Telecom sẽ được nâng lên một tầm mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet ngày một tăng cao của khách hàng Việt Nam và quốc tế.
Thúy Ngà
" alt=""/>Việt Nam có tuyến cáp đường trục xuyên Đông Nam Á