The Big Journey
Bước chân vào thế giới của The Big Journey, bạn sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ Mr.Whiskers, một chú mèo béo tròn cực ngộ nghĩnh trên con đường thu thập những chiếc bánh bao khoái khẩu của mình sau khi chú bị lạc.
当前位置:首页 > Công nghệ > The Big Journey 正文
Bước chân vào thế giới của The Big Journey, bạn sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ Mr.Whiskers, một chú mèo béo tròn cực ngộ nghĩnh trên con đường thu thập những chiếc bánh bao khoái khẩu của mình sau khi chú bị lạc.
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Syria, 14h00 ngày 14/2: Khẳng định sức mạnh
Tin tưởng, tự hào truyền thống vẻ vang của ngành TT&TT
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá vui mừng khi các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong ngành đã kế thừa được truyền thống quý báu của ngành Bưu điện trước kia và nay là ngành TT&TT.
Theo nguyên Bộ trưởng Đỗ Trung Tá, ngành TT&TT đã phát huy rất tốt tinh thần sáng tạo trong công cuộc phát triển đất nước. Thế hệ lãnh đạo Bộ hiện nay đã thổi một luồng sinh khí mới vào hoạt động của ngành.
![]() |
Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá. Ảnh: Trọng Đạt |
“Thời gian gần đây liên tục xuất hiện những tin tức về chuyển đổi số và các thành tích, giải thưởng của doanh nghiệp ngành TT&TT. Việc khai sinh thông điệp Make in Vietnam giúp hình thành suy nghĩ chúng ta có thể tự phát triển các sản phẩm, dịch vụ thay vì phải mua của nước ngoài. Chúng ta cũng tự hào vì công tác cán bộ đang ngày càng được trẻ hóa và làm mới.”, nguyên Bộ trưởng Đỗ Trung Tá nói.
Theo nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Nguyễn Quế Hương, ngành TT&TT đã có những bước tiến mới, nhanh và vững chắc. Những kết quả trong thời gian gần đây mang đến sự tự hào và niềm tin tưởng rằng ngành TT&TT sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
![]() |
Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực. Ảnh: Trọng Đạt |
Với nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực, ông có ấn tượng, niềm tin tưởng và sự kỳ vọng lớn về các kế hoạch, chương trình hành động mà Bộ TT&TT đã triển khai thời gian qua.
Nhớ lại quãng thời gian đã qua của ngành Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Mai Liêm Trực cho biết ông rất đồng cảm với những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành TT&TT hiện nay.
Nguyên Thứ trưởng Mai Liêm Trực chúc ngành TT&TT gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là trong công cuộc chuyển đổi số bởi đây là con đường có thể giúp Việt Nam phát triển hùng cường thịnh vượng.
Bộ TT&TT sẽ giữ lấy cái gốc để hoàn tất sứ mệnh của mình
Chia sẻ tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ sự xúc động và vui mừng khi được gặp lại nhiều cán bộ lão thành của ngành Bưu điện trước kia và nay là ngành TT&TT.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, hơn 30 năm trước, ngành Bưu điện đã lĩnh ấn tiên phong đổi mới lần một và bây giờ lịch sử đã trao cho ngành một sứ mệnh mới, đó là lĩnh ấn tiên phong cho công cuộc đổi mới lần 2. Nếu làm tốt đổi mới lần 2, Việt Nam sẽ bứt phá vươn lên và trở thành nước phát triển.
Báo cáo với các cán bộ hưu trí ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong cuộc CMCN lần thứ 4, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để hành động và đi cùng thế giới. Ngành TT&TT sẽ nhận lấy trách nhiệm đó và cố gắng hết mình để thực hiện.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng gửi quà mừng thọ tới các cán bộ hưu trí ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những thành công mà ngành TT&TT đạt được trong thời gian qua bắt nguồn từ chính nền móng đã được xây đắp bởi các thế hệ đi trước. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thay mặt Bộ TT&TT gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức người lao động ngành TT&TT.
Bộ TT&TT sẽ giữ lấy cái gốc của ngành và tiếp tục vun đắp những thành quả mà nhiều thế hệ đi trước đã dày công xây dựng để từ đó hoàn thành sứ mệnh của mình và tận dụng cơ hội để đưa Việt Nam bứt phá vươn lên.
Trọng Đạt
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đổi mới lần 2 là chuyển đổi số. Ngành TT&TT lại lĩnh ấn tiên phong với sứ mệnh mới, không gian mới và năng lượng mới.
" alt="Ngành TT&TT đã phát huy tinh thần sáng tạo để phát triển đất nước"/>Ngành TT&TT đã phát huy tinh thần sáng tạo để phát triển đất nước
Kế hoạch triển khai nền tảng Hue-S liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng và hình thành thói quen, văn hóa trong giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số hướng đến xã hội số của tỉnh.
Bên cạnh mục tiêu 100% cơ sở giáo dục triển khai thu nộp học phí và các khoản thu, nộp khác trên nền tảng Hue-S, kế hoạch mới của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề ra hàng loạt mục tiêu đầy tham vọng khác như: 100% cán bộ, công chức, viên chức triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Hue-S trong các dịch vụ phổ biến như: thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông, đóng nộp các quỹ của đơn vị.
Cùng với đó, 100% đơn vị khám, chữa bệnh tuyến tỉnh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích các đơn vị còn lại; 100% Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã đảm bảo điều kiện hạ tầng phục vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công không dùng tiền mặt.
Kế hoạch cũng kỳ vọng trong năm 2021 tối thiểu 50% giao dịch thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công thực hiện qua Hue-S hoặc dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã; 100% các điểm tham quan, di tích tại tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống vé điện tử.
Đồng thời, phấn đấu 100% dịch vụ taxi, xe bus triển khai hệ thống thanh toán vé, phí qua hình thức QR hoặc quẹt thẻ điện tử; 100% các cơ sở lưu trú triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức phổ biến triển khai thẻ du lịch điện tử.
Cũng theo kế hoạch, năm nay, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% cơ sở kinh doanh và phấn đấu 45% các cơ sở kinh doanh trên địa bàn triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong việc cung cấp dịch vụ hàng hóa; hỗ trợ công cụ cho các cơ sở kinh doanh bán lẻ, tiểu thương tại chợ tiếp cận nền tảng thanh toán QR và chủ động trong việc ứng dụng...
Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp với các tổ chức ngân hàng, tài chính, các doanh nghiệp ví điện tử tích hợp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S. Hình thành công cụ thanh toán trung gian có khả năng liên kết với dịch vụ trực tuyến của các tổ chức ngân hàng và liên kết tài khoản đảm bảo thuận tiện trong việc sử dụng.
Bên cạnh đó, sẽ tích hợp hệ thống EKYC trong việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tạo thuận lợi cho việc đăng ký của người dân. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tiểu thương chủ động quản lý dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua hình thức QR.
Việc xây dựng công cụ thanh toán dịch vụ giao thông qua hình thức quét QR hoặc chạm thẻ, tích hợp trên Hue-S và hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông triển khai hệ thống cũng là nhiệm vụ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới.
Các nhiệm vụ khác cũng được Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới như cấp phát thẻ điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để triển khai nền tảng thanh toán trên Hue-S; triển khai hệ thống vé điện tử liên thông với các hệ thống của các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng thống nhất tại các cơ sở tham quan, du lịch có bán vé của tỉnh...
Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì kết nối với các ngành thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả.
Hue-S hiện là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Đến nay, các dịch vụ đô thị thông minh cho người dân đã được tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành gồm có: phản ánh hiện trường, thông tin cảnh báo, giám sát đô thị qua cảm biến camera, giám sát hồ đập và môi trường, giám sát tàu cá." alt="Huế sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ thanh toán trên nền tảng HueS"/>Huế sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ thanh toán trên nền tảng HueS
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Real Madrid, 22h15 ngày 15/2: Duy trì vị thế
Facebook và Instagram vừa có bản cập nhật giống nhau về việc xóa và khôi phục bài đăng, cũng như các hình ảnh đã đăng trong album.
Theo đó, người dùng giờ đây nếu xóa bài đăng hay story trên Instagram hoặc Facebook nhưng muốn khôi phục lại, có thể tìm chúng trong thùng rác, tại mục "đã xóa" trong thời gian tối đa 30 ngày.
Để thực hiện thao tác này, người dùng vào phần Cài đặt > Tài khoản > Mới xóa trong 30 ngày qua. Sau khoảng thời gian đó, bài viết/hình ảnh sẽ bị xóa vĩnh viễn.
Đây được đánh giá là một thao tác thuận tiện hơn so với việc gỡ bỏ hoàn toàn status, dòng trạng thái như trước đây, giúp người dùng có được sự chủ động về bài đăng trên Facebook, mà không cần phải đăng lại một status mới.
Điều đặc biệt là những bài đăng đã xóa khi được khôi phục vẫn giữ nguyên lượt like và bình luận.
Hiện tính năng này tuy chưa được nhiều người biết tới nhưng vẫn đang được người dùng Facebook đánh giá cao vì độ tiện dụng của nó.
(Theo Dân Trí)
Bạn muốn đăng nhập đồng thời nhiều tài khoản Facebook, Zalo hoặc WhatsApp… trên cùng một smartphone để đáp ứng nhu cầu công việc hoặc vì một lý do nào đó khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
" alt="Facebook cho phép người dùng khôi phục ảnh đã xóa"/>Chẳng hạn, TerraUSD, đồng ổn định mã hoá (stablecoin) được neo tỷ giá 1:1 với USD, đang sử dụng Bitcoin để làm quỹ tiền tệ dự phòng cho trường hợp đồng tiền này lâm vào khủng hoảng. Ngày 11/5, TerraUSD lao dốc không phanh khi mất gần 80% giá trị.
Mặc dù TerraUSD duy trì tỷ giá với USD thông qua thuật toán, nhưng với các đồng ổn định được dự trữ bằng các tài sản như tiền mặt hay thương phiếu, tác động này hoàn toàn có thể lan sang hệ thống tài chính truyền thống.
Vinh Ngô(Theo Reuters)
" alt="Thị trường tiền ảo ‘bốc hơi’ có ảnh hưởng hệ thống tài chính truyền thống?"/>Thị trường tiền ảo ‘bốc hơi’ có ảnh hưởng hệ thống tài chính truyền thống?
Được đặt ở vị trí trung tâm trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, các gian hàng của những hộ nông dân Hải Dương hiện đang cung cấp 5 loại nông sản gồm: trứng gà Cẩm Đông, gà đồi Chí Linh, ổi Thanh Hà, bắp cải, su hào. Đây đều là những nông sản đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn OCOP hoặc VietGap.
Những ngày vừa qua, song song với việc hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân Hải Dương đưa nông sản lên bán trên sàn thương mại điện tử, Viettel Post cũng đã có nhiều hoạt động để quảng bá, thu hút người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm nông sản Hải Dương.
Cụ thể như: triển khai tính năng “Mua chung giá rẻ” trên sàn; xây dựng chương trình Flash Sale cho nông sản Hải Dương; thực hiện chạy quảng cáo số cho các gian hàng của bà con nông dân; áp dụng mức phí vận chuyển đồng giá 11.000 đồng cho đơn hàng trọng lượng tới 30kg từ Hải Dương đến một số địa phương (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh) trong thời gian từ nay hết ngày 31/3/2021…
Theo thống kê, tính đến hết ngày 7/3, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đã hỗ trợ các hộ nông dân Hải Dương tiêu thụ được hơn 7 tấn rau củ, 80.000 trứng gà và hơn 850 con gà.
![]() |
Trong 3 ngày qua, đã có gần 2.000 đơn hàng nông sản Hải Dương được Viettel Post tổ chức chuyển phát đến tận tay người tiêu dùng. |
Cũng trong 3 ngày qua, đã có gần 2.000 đơn hàng nông sản Hải Dương được Viettel Post tổ chức chuyển phát đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo thời gian phát theo đúng cam kết của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm tươi ngon cho người dùng.
Trước đó, Viettel Post đã đưa ra cam kết với những đơn hàng nông sản trong phạm vi dưới 100 km, tổng thời gian từ lúc thu hoạch tới khi giao tận tay người tiêu dùng sẽ khoảng 4 giờ. Còn đối với những đơn hàng trong phạm vi xa hơn, đơn vị sẽ vận chuyển đến điểm tập kết, sử dụng công nghệ Last mile – giao hàng chặng cuối để chuyển đến tay người tiêu dùng với thời gian khoảng 6 giờ từ khi thu hoạch.
Đáng chú ý, những ngày vừa qua, số lượng tải ứng dụng di động Voso Merchant đã tăng mạnh. Cùng với đó, lượng traffic đổ về các gian hàng nông sản Hải Dương trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò đã tăng 35% so với trước đây.
“Điều này phần nào cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng tới các mặt hàng thực phẩm đang có chiều hướng tăng. Người tiêu dùng đang dần có thói quen đặt mua thực phẩm trên các trang thương mại điện tử”, đại diện Viettel Post nhận định.
Hỗ trợ nông dân tiếp cận nền tảng kinh doanh số
Với chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu” không chỉ trong mùa dịch, Viettel Post đã xác định rõ quan điểm đây không chỉ là giải pháp giúp tiêu thụ nông sản ngắn ngày của bà con nông dân Hải Dương mà còn là cơ hội để doanh nghiệp đồng hành, hỗ trợ người nông dân áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh, hướng tới mục tiêu sản xuất kinh doanh nông nghiệp bền vững.
Cũng vì thế, bằng việc ưu tiên triển khai các giải pháp công nghệ, doanh nghiệp bưu chính còn đóng vai trò giám sát chất lượng sản phẩm, không đưa đến tay người tiêu dùng những nông sản được trồng sai quy cách, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, dễ gây độc hại cho người tiêu dùng.
![]() |
Cán bộ, nhân viên Viettel Post đã xuống tận vườn trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử. |
Cùng với đó, việc tổ chức đội ngũ nhân viên trực tiếp xuống tận vườn, trang trại… để hướng dẫn, phổ biến các hộ nông dân biết cách tạo tài khoản, mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử, thực hiện livestream giới thiệu sản phẩm, gắn nhãn truy xuất nguồn gốc hàng hóa… là một hoạt động được Viettel Post đặc biệt chú trọng.
Ông Dương Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ cho biết, bán hàng trên sàn thương mại điện tử là kênh bán hàng mới, còn mới mẻ nên ban đầu Hợp tác xã cũng có gặp khó khăn. Bởi lẽ, các thành viên của Hợp tác xã đa số là những người lớn tuổi, không dùng thành thạo được điện thoại thông minh như lớp trẻ.
Tuy vậy, sau khi được hướng dẫn trực tiếp, bà con nông dân cũng đã bước đầu làm quen được với cách thức bán hàng qua mạng, cảm thấy dễ dàng hơn. “Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai kênh bán hàng mới này để tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, giúp cho bà con nông dân đỡ bị thiệt thòi, không còn bị thương lái ép giá những lúc được mùa”, ông Nam cho hay.
Theo chia sẻ của đại diện lãnh đạo Viettel Post, giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 chính là cơ hội để thúc đẩy người nông dân thực hiện chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
Với riêng doanh nghiệp bưu chính này, trong hơn 1 năm qua, để tham gia thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài việc xây dựng và đưa vào vận hành sàn thương mại điện tử Vỏ Sò có sứ mệnh giúp nông dân bán các đặc sản vùng miền đến tay người tiêu dùng, đơn vị cũng đã phát triển hỗ trợ kiểm tra hàng hóa.
Cụ thể, với tính năng QR Code, khách hàng có thể truy xuất được đầy đủ thông tin về nơi sản xuất, nhà sản xuất, phân phối hoặc đơn vị kinh doanh sản phẩm. Ngoài ra, người dùng còn được biết về giá bán, điểm bán, công dụng, thành phần của sản phẩm. Đặc biệt, đối với nông sản, tính năng QR Code có trên Vỏ Sò còn giúp truy xuất được thông tin về vùng trồng, hộ sản xuất, thời gian thu hoạch, đóng gói.
M.T
Hàng ngàn tấn nông sản ở Hải Dương và nhiều vùng nông thôn khác sẽ không còn rơi vào cảnh phải “giải cứu” vì dịch bệnh nhờ sàn thương mại điện tử.
" alt="Người tiêu dùng đang quen dần với việc mua thực phẩm trên các sàn TMĐT"/>Người tiêu dùng đang quen dần với việc mua thực phẩm trên các sàn TMĐT