Bệnh nhân được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng trước khi được phẫu thuật cấp cứu ngay trưa 31/10.
Trao đổi với PV Báo VietNamNetsáng 31/10, ông Bùi Quốc Khánh, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), cho biết vụ tai nạn sáng nay trên địa bàn huyện khiến 5 người tử vong.
Trong 10 nạn nhân bị thương có 6 ca được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng, chủ yếu bị thương nhẹ, được sơ cứu, điều trị, có thể ra viện sau khi cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.
4 người còn lại được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng. Ngoài bệnh nhân 60 tuổi bị đa chấn thương trên đây, 3 trường hợp còn lại được đánh giá không quá nghiêm trọng.
Trong các nạn nhân bị thương, có 8 nữ, 2 nam, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1948, ít tuổi nhất sinh năm 1971.
Vào 2h10 sáng nay (31/10), trên quốc lộ 1A đoạn đi qua địa bàn xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 4 người tử vong tại chỗ, 1 người chết trên đường đến bệnh viện. Tất cả người trên xe đều ở Hạ Long, Quảng Ninh, họ đang trên đường đi lễ.
" alt=""/>Nạn nhân nặng nhất vụ tai nạn ở Lạng Sơn được phẫu thuật cấp cứu ngay trưa 31/10Doanh nghiệp giữ kiên định, vững tay chèo
Trước vô vàn thử thách, các doanh nhân kỳ cựu đồng thuận cho rằng, doanh nghiệp cần nhất là tìm cho mình tinh thần kiên định. Chỉ có sự vững vàng về tinh thần mới giúp doanh nghiệp và đất nước vượt qua khó khăn. Bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của doanh nghiệp trước cú sốc và thách thức bất ổn là vấn đề mấu chốt trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, doanh nghiệp cần ứng dụng bài học về kiên định. Sáng tạo - kiên định với giá trị cốt lõi là tinh thần phục vụ khách hàng đã giúp Sacombank vượt qua giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ vào năm 2017. Ông Minh chia sẻ rằng ở thời điểm đó, doanh nghiệp không vội thay đổi ngay các vị trí lãnh đạo, anh em được yên tâm sẽ không ai mất việc mà thay vào đó chỉ đảo vị trí để thích ứng với bối cảnh mới. Làm được việc đó cần lòng kiên định của người đứng đầu.
Ông Trương Gia Bình thông tin, quản trị trong bất ổn là một chủ đề khó. Ông chọn cách chia sẻ về ba giai đoạn FPT đã vươn mình trước các thách thức để phát triển mạnh mẽ: giai đoạn 1998 - xuất khẩu phần mềm; giai đoạn 2008 - khủng hoảng kinh tế; giai đoạn 2020-2021 - đối với với đại dịch Covid-19. Ở cả ba lần, ông Bình đều ứng dụng nghệ thuật chiến tranh nhân dân - chuyển doanh nghiệp từ thời bình sang thời chiến; các nhà quản trị trở thành nhà chỉ huy; trên dưới đồng lòng một mục tiêu.
Điển hình là trong giai đoạn Covid-19, FPT đã nhanh chóng kích hoạt chế độ thời chiến và áp dụng “Chuyển 10” - thực hiện 10 chuyển đổi nội bộ để gia tăng “đề kháng” trước dịch bệnh. Kết quả là trong Covid-19; FPT không yếu đi, mà còn đại dịch còn làm FPT mạnh mẽ hơn.
Chuyển đổi số để tăng khả năng chống chịu
Chuyển đối số - kiến tạo những trải nghiệm số cho khách hàng cũng là lời khuyên được các nhà lãnh đạo kỳ cựu nhấn mạnh và cụ thể hóa trong phần cuối của sự kiện. Bởi theo các doanh nhân, công nghệ số và ứng dụng của công nghiệp 4.0 đã mở ra cho doanh nghiệp khả năng chống chịu tốt trong mọi cuộc chiến.
“Covid-19 khiến nhiều công ty lao đao. Nhưng sau Covid-19, doanh nghiệp như PNJ hay FPT lại mạnh mẽ hơn. Năm 2021, chúng tôi có tốc độ tăng trưởng mà HĐQT cũng bất ngờ. Đó là nhờ chúng tôi chuyển biến kịp thời, nhanh chóng, thay đổi kịp thời với công nghệ. Cuối đường hầm là ánh sáng tỏa ra từ một mục tiêu chung”, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết.
Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch TMG cũng khẳng định, trong đại dịch nhờ cải thiện trải nghiệm số trong hành trình tìm cảm hứng, lập kế hoạch, trải nghiệm và chia sẻ của khách hàng. “Nhờ phục vụ khách hàng hiệu quả hơn trên các nền tảng số, tổng thu TMG đã nhanh chóng khôi phục và vượt qua năm 2019”, ông Minh nhấn mạnh.
Nếu ra ví dụ cho chuyển đổi số, ông Trương Gia Bình đưa ra dẫn chứng Uber, Airbnb không sở hữu tài sản gì nhưng lại là những doanh nghiệp lớn mạnh hàng đầu toàn cầu và gần như họ tự động hóa hoàn toàn.
“Doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, mọi quy mô đều có thể bước lên con thuyền chuyển đổi số để tăng khả năng chống chịu. Doanh nghiệp chỉ cần đặt ra câu hỏi của mình ba yếu tố cơ bản: Một là, mình có đủ dữ liệu để hiểu về sản phẩm, khách hàng của mình chưa. Hai là, mình đã vận dụng dữ liệu đó để cải thiện năng suất, mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng chưa. Và ba là công nghệ có giúp doanh nghiệp tự động hóa được bao nhiêu phần trăm”, ông Trương Gia Bình nói.
Nguyễn Thái
" alt=""/>Chủ tịch FPT: “Mọi doanh nghiệp đều có thể bước lên con thuyền chuyển đổi số”