"Hai từ "hoà bình" sẽ vẫn ở đó nếu đối phương chịu tôn trọng lẫn nhau để gìn giữ "hoà bình". Mọi người có từng suy nghĩ tôi ly dị để được lợi gì? Thanh xuân, sự nghiệp, tài sản,... tôi bỏ lại tất cả. Khi ra đi, tôi tự nhủ sẽ không lấy bất cứ cái gì từ bên ấy. Cái tôi cần duy nhất là tự do và tôn trọng. Đàn ông đổ vỡ vẫn đi tiếp được, khối em vẫn bu theo. Phụ nữ đổ vỡ thì người ta miệt thị, gièm pha. Tôi đã cố gắng rất nhiều để cả hai vẫn vui vẻ làm tri kỷ với nhau. Ai ngờ một lần nữa người ta lại làm tôi thất vọng với cách cư xử trẻ con", ca sĩ viết.
![]() |
Vinh Râu và Lương Minh Trang thời mặn nồng. |
Lương Minh Trang tiết lộ phần nào nguyên do ly hôn khi nhắn nhủ Vinh Râu: "Tôi không muốn 6 năm của mình trở nên vô nghĩa. Đằng ấy đừng háu thắng nữa, anh có thể tốt hơn như vậy rất nhiều. Đừng tự hình thành cho mình những nhân cách khác nhau nữa, hãy là chính mình đi. Nhìn anh bây giờ em chỉ thấy đau lòng. Anh từng rất nhiều lần nói sẽ bảo vệ em nhưng cách anh làm luôn ngược lại. Em thất vọng từ lần này đến lần khác. Em đã đến giới hạn của bản thân rồi".
Lương Minh Trang cho rằng phụ nữ không nên trông chờ vào người khác bảo vệ mình mà hãy học cách mạnh mẽ tự chống chọi mọi sóng gió. Cô cũng nói thêm rằng Vinh Râu thực sự rất tốt, có thể là mẫu người lý tưởng của nhiều người. Tuy nhiên khi đồng hành với nhau, Lương Minh Trang nhận ra cả hai không thực sự hợp nhau về tính cách và suy nghĩ nên quyết định dừng lại. Cô mong mọi người ngừng đồn đoán.
Việc Lương Minh Trang và Vinh Râu thông báo ly hôn tối 28/7 gây xôn xao dư luận. Hôm sau 29/7, Lương Minh Trang có nhiều động thái ẩn ý chỉ trích Vinh Râu. Cụ thể, cô trả lời câu "Tôi vẫn sẽ bảo vệ Trang" của Vinh Râu: "Nói bảo vệ em mà block (chặn tài khoản Facebook - PV)em là không được rồi". Ca sĩ cũng cho biết việc Vinh Râu gọi điện thoại đến những người thân xung quanh gây ảnh hưởng tinh thần cô.
Sau khi đăng tâm thư dài, nhiều khán giả chê trách việc Lương Minh Trang liên tục đăng story, dòng trạng thái liên quan đến việc ly hôn. Phần lớn bình luận cho rằng cô nên giữ im lặng, không nên chia sẻ chuyện riêng tư theo hướng ồn ào như vậy.
Lương Minh Trang phản hồi: "Có thể cách tôi cư xử đối với một số người sẽ thấy tôi sai. Nhưng hiện tại, đây là lần đầu tiên tôi đang cư xử đúng với bản thân mình. Tôi không muốn sống cho người khác nữa".
Cẩm Loan
6 năm bên nhau không phải quá dài, như Lương Minh Trang nói, nhưng được nhiều người ngưỡng mộ vì cả hai vốn là "đôi đũa lệch" đã đến với nhau một cách tự nhiên, chân thành.
" alt=""/>Lương Minh Trang tiết lộ lý do ly hôn đạo diễn Vinh RâuTheo TS Lê Thanh Hòa, cả nước chúng ta chỉ có các Trung tâm nghiên cứu về biển đảo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với số lượng chưa tới 20 cơ quan. Trong khi đó, tại Trung Quốc, con số này gấp 10 lần chưa kể các cơ quan nước ngoài, thậm chí công việc nghiên cứu cũng được sắp xếp trong các ngành, lĩnh vực khác nhau và có tính liên ngành cao, số lượng công bố cũng áp đảo.
Kết quả phân tích từ khóa trên các trang khoa học uy tín cũng cho thấy sự ít ỏi về số lượng các nghiên cứu khoa học về biển đảo được công bố quốc tế của Việt Nam.
Với từ khóa “Spratly Islands” – quần đảo Trường Sa, kết quả thống kê được thực hiện vào ngày 21.1.2013 cho thấy có 4.630 bài báo khoa học và 317 bài báo về khía cạnh pháp lý. Trong số các bài báo về khía cạnh pháp lý thì 7 bài từ Việt Nam.
Đối với từ khóa “Paracel Islands” – quần đảo Hoàng Sa, kết quả thu được là 1.870 bài báo khoa học và 41 bài báo về khía cạnh pháp lý. Trong các bài về pháp lý thì có 6 bài từ Việt Nam.
Các số liệu thống kê cho thấy ở thời điểm này mỗi năm Việt Nam có khoảng trên dưới 20 công bố quốc tế về Biển Đông nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao. Trong 3 năm gần đây, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, các học giả Việt Nam đã ý thức hơn trong công bố quốc tế về biển đảo.
Cũng phân tích tương tự, với từ khóa “Spratly Islands” – quần đảo Trường Sa, có 246 bài báo khoa học. Còn với từ khóa “Paracel Islands” – quần đảo Hoàng Sa, có 171 bài báo khoa học.
Trong số bài báo toàn cầu về vấn đề Biển Đông, số lượng bài của các học giả Trung Quốc chiếm hơn 60%, của các học giả Việt Nam chỉ chưa tới 3%.
Nhóm nghiên cứu của TS Lê Thanh Hòa cũng thống kê số lượng công bố khoa học về Biển Đông của Việt Nam (chủ yếu bằng Tiếng Việt) từ năm 1970-2018. Trong đó, giai đoạn từ 2010-2018 số lượng công bố khoa học có sự gia tăng. Cụ thể: năm 2010 là 48 nghiên cứu. Con số này của năm 2011 là 54, năm 2012 là 49, năm 2013 là 81, năm 2014 là 104, năm 2015 là 123, năm 2016 là 154, năm 2017 là 191, năm 2018 là 202.
![]() |
Trong khi đó, dẫn thông tin từ cơ sở dữ liệu học thuật toàn văn của Trung Quốc – CNKI, cho kết quả các số liệu như sau: Số bài viết về chủ đề Biển Đông – Hoàng Sa – Trường Sa mà phía Trung Quốc công bố trên các tạp chí trong và ngoài Trung Quốc tính tới ngày 15.6.2015 là 35.864 bài. Trong đó năm 2007 là 1.592 bài, năm 2008 là 1.577 bài, năm 2009 là 1.733 bài, năm 2010 là 1.813 bài, năm 2011 là 2.126 bài, năm 2012 là 3.013 bài, năm 2013 là 5.868 bài, năm 2014 là 20.722 bài, năm 2015 là 6.422 bài…
Theo TS Lê Thanh Hòa, số lượng các chuyên gia bài bản, chuyên nhất về biển đảo hiện nay ở Việt Nam là tương đối ít ỏi, còn chủ yếu vẫn là các nhà nghiên cứu “thuyên chuyển chuyên môn”. Họ là nhà nghiên cứu tự do hoặc các nhà ngoại giao, nên việc công bố trên môi trường quốc tế với họ sẽ rất khó khăn.
Vì thế, các đề tài, dự án, các viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chỉ đang là thực hiện nhiệm vụ khoa học trước mắt, mang tính thời sự nóng hổi như đấu tranh chủ quyền (luật biển), nghiên cứu kinh tế biển, thương mại biển… chứ chưa thấy một chiến lược tổng thể mang tính vĩ mô để thúc đẩy tất cả các chuyên ngành khác nhau trong nghiên cứu Biển Đông.
Theo TS Lê Thanh Hòa, đã đến lúc, trên cơ sở chiến lược nghiên cứu Biển Đông của Nhà nước, các nhà nghiên cứu phải cùng ngồi lại với nhau để phác thảo nên một lộ trình nghiên cứu dài hơi và tổng thể về Biển Đông. Cần phân định rõ các đối tượng trước mắt, các nhiệm vụ lâu dài, với những quy hoạch tổng thể về các phân ngành chuyên biệt trong nghiên cứu Biển Đông để chuyên ngành này có thể phát triển trong vòng 30 – 50 năm tới, tránh tình trạng luôn luôn phải ứng phó với những tình huống không lường trước.
“Đấu tranh trên lĩnh vực học thuật là một nhiệm vụ, tư vấn chính sách cho Nhà nước về lộ trình công việc cũng là một nhiệm vụ không thể không nghĩ đến’ – TS Lê Thanh Hòa nhấn mạnh.
Khảo sát của PGS. TS Phạm Văn Phúc, tạp chí Phát triển Khoa học - Công nghệ (ĐHQG TP.HCM), cũng công bố tại hội thảo Công bố quốc tế trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Việt Nam, cho thấy vấn đề "Biển Đông" được công bố đầu tiên và lưu trữ trên Scopus từ năm 1930. Mới 16 ngày đầu năm 2019 đã có 80 công bố mới về Biển Đông. 10 quốc gia công bố nhiều nhất về "Biển Đông" gồm Trung Quốc (8.647 bài), Hoa Kỳ (2.139 bài), Đài Loan (1.070 bài), sau đó là Nhật Bản, Úc, Malaysia, Hong Kong, Anh, Đức và Singapore. Việt Nam ngoài tốp với 245 công bố về Biển Đông. |
Ngân Anh
" alt=""/>Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông