Ngọc Vân rạng rỡ chấm thi Hoa khôi ĐH Dược Hà Nội
- Người đẹp có học vấn "khủng" xuất hiện ấn tượng tại cuộc thi "Tài hoa duyên dáng Dược 2016" trong vai trò giám khảo.
![]() |
Bước ra từ cuộc thi HHVN 2016 với vị trí top 10 cùng danh hiệu Người đẹp truyền thông,ọcVânrạngrỡchấmthiHoakhôiĐHDượcHàNộngoại hạng anh 2023 Ngọc Vân được giới trẻ ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp nền nã và thành tích học tập ấn tượng của mình. |
![]() |
Chính vì thế cô nhận được rất nhiều lời mời làm giám khảo cho các cuộc thi sắc đẹp tại các trường đại học. |
![]() |
Nhận được lời mời làm giám khảo của cuộc thi Tài hoa Duyên dáng 2016 của trường Đại học Dược, Ngọc Vân tỏ ra rất vui mừng và háo hức vì trước đây, cô cũng từng có ý định thi vào ngôi trường này. Nhưng sau đó lại bất ngờ rẽ ngang chọn ĐH Ngoại thương sau khi được giải thưởng quốc tế về sáng chế khoa học tại Malaysia. |
![]() |
Ngọc Vân cũng tiết lộ anh trai cô từng là cựu sinh viên của trường Đại học Dược và đang học lên tiến sĩ. Trong khi đó, bố cô là bác sĩ còn mẹ cô hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dược, chính vì thế nên việc được mời làm giám khảo của cuộc thi Tài hoa duyên dáng Dược 2016 đối với Ngọc Vân là một cái duyên. |
![]() |
Người đẹp chia sẻ công chúng mới chỉ biết đến cô ở một cô gái có thành tích học tập ‘khủng’ nhưng cô rất muốn chứng minh con gái Ngoại thương không chỉ thông minh, học giỏi mà cũng rất duyên dáng, nữ tính. |
![]() |
Từ một người làm khoa học chỉ biết đến chuyện học, đến mức bạc cả tóc, sau khi tham gia cuộc thi HHVN 2016 Ngọc Vân đã thực sự ‘lột xác’ nhanh chóng. |
![]() |
Ngọc Vân ngày càng ghi điểm về phong cách khi cô liên tục biến hoá với nhiều hình ảnh khác nhau. |
![]() |
Ngọc Vân hội ngộ đàn chị Tú Anh tại sự kiện. |
![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, người đẹp 19 tuổi cho biết, cô xác định nền tảng trong tương lai của mình vẫn là theo đuổi tri thức. Vì vậy, ngoài việc lên lớp như một sinh viên bình thường, Ngọc Vâncòn dành thời gian nghiên cứu khoa học. Song song với đó, cô muốn chia sẻ nhiều hơn đến cộng đồng thông qua việc phát triển các dự án từ thiện, xã hội của mình. |
Minh Giang
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo SLNA vs Hải Phòng, 18h00 ngày 15/2: Chia điểm?
- Quy hoạch treo từ thế kỷ trước đã khiến cư dân Thanh Đa - Bình Quới phải sống khổ mà không biết bao giờ chấm dứt. Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất phương án để giải quyết bất cập tại khu vực này.
Sống khổ trong siêu dự án tỷ USD giữa Sài Gòn
Bí ẩn giá đất siêu rẻ của một dự án ở Thủ Thiêm
Sống tạm bợ gần 30 năm
Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP.HCM thông báo ý tưởng quy hoạch từ năm 1992. Đến ngày 13/7/2005, UBND TP ban hành Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh.
Cuối năm 2005, UBND TP duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh (diện tích thực hiện dự án là 426,93ha; số hộ dân là 3.096 họ). Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn là đơn vị đầu tiên được TP tạm giao đất. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp này cũng không thể triển khai dự án.
Cảnh heo hút trong Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa
Đến cuối năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới, với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2017, Emaar Properties PJSC bất ngờ xin rút lui khỏi dự án. Mới đây, TP.HCM lại công bố chọn lại nhà đầu tư từ đầu. Gần 30 năm quy hoạch treo, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa lại bắt đầu từ vạch xuất phát.
Cư dân phường 28, quận Bình Thạnh, cho biết, hàng chục năm qua, họ đã chịu cuộc sống nhọc nhằn, cơ cực vì trồng lúa cũng thất thu, đất không bán được vì dính quy hoạch. Nhiều người muốn xây nhà trọ để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống nhưng cũng không được phép.
Một trong những khó khăn lớn nhất đối với người dân trong khu vực này chính là chỗ ở. “Nhà cũ xuống cấp mà nhà mới thì không được xây. Khu vực Bình Quới - Thanh Đa đất trũng, rất hay bị ngập nước khi mưa lớn hoặc triều cường dâng cao làm các công trình xây dựng rất mau hư hỏng. Người dân ai cũng muốn xóa bỏ quy hoạch treo hoặc triển khai nhanh dự án để cư dân sớm được đền bù, ổn định cuộc sống”, ông Nam, cư dân phường 28, quận Bình Thạnh, cho biết.
Đề xuất giải quyết nhu cầu xây dựng, tách thửa
Trước thực trạng đang diễn ra tại Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có đề xuất 2 phương án giải quyết lên UBND TP. Theo Sở này, việc giải quyết các vướng mắc về nhà, đất tại khu vực Bình Quới - Thanh Đa, phường 28, quận Bình Thạnh, cần có giải pháp phù hợp quy định của pháp luật, về đất đai - xây dựng, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch kéo dài.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đề xuất TP xem xét phương án 1, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan, khẩn trương triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, theo quy định, để sớm triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã được phê duyệt và công bố.
Phương án 2 được Sở Xây dựng đề xuất là, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo quy định của pháp luật về đất đai, đánh giá, xác định tính khả thi của dự án, để điều chỉnh hoặc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Qua đó, làm cơ sở để người dân được thực hiện tách thửa, theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND, ngày 05/12/2017, của UBND TP và được cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn, theo quy định tại Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND, ngày 20/6/2017 của UBND TP.
Đối với 2 phương án nêu trên, Sở Xây dựng ưu tiên đề xuất chọn phương án 2, vì giải quyết được nhu cầu tách thửa và cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn. Điều này giúp đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch kéo dài. “Việc rà soát lại quy hoạch giúp cho cơ quan quản lý có thể đánh giá tính khả thi về quy mô của dự án, làm cơ sở để đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực phù hợp để thực hiện dự án theo quy hoạch”, Sở Xây dựng đánh giá.
Quốc Tuấn
Sét đánh chung cư, ngàn cư dân ám ảnh
Chỉ trong vòng 4 tháng qua, đã có 2 lần thang máy chung cư Sunview Town (quận Thủ Đức) bị hư hỏng, do… sét đánh. Chuyện hy hữu khiến cư dân bức xúc và không biết bao giờ mới hết nỗi ám ảnh này.
" alt="Khu đô thị Bình Quới" />- Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) đề xuất trả hơn 16 tỷ quỹ bảo trì chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) trong 10 năm chia đều làm 40 kỳ thanh toán theo mỗi quý.
>> Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Hà Nội: Chủ đầu tư hết cửa ‘chây ì’ quỹ bảo trì chung cư
Sáng nay (26/10), nhiều cư dân chung cư Starcity đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) để đòi quỹ bảo trì.
Chung cư Starcity do liên danh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại VNECO Hà Nội (VNECO) làm chủ đầu tư chủ đầu tư. Chung cư đã được bàn giao căn hộ cho cư dân vào ở từ năm 2014 nhưng đến nay theo phản ánh của cư dân sống tại đây vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết dứt điểm đặc biệt là vấn đề về quỹ bảo trì khiến cư dân bức xúc.
Cư dân chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) sáng nay (26/10). Ghi nhận của PV VietNamNet, từ 8h30 sáng nay (26/10) nhiều cư dân chung cư Starcity đã tập trung tại đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Ocean Group - Tòa nhà VNT Tower (số 19 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội). Các băng rôn với nội dung như: "Chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì của cư dân Starcity"; "Kinh phí bảo trì chung cư Starcity đang ở đâu"; "Yêu cầu trả 2% quỹ bảo trì cho cư dân Starcity"... để đòi lại quỹ bảo trì mà chủ đầu tư “ôm” suốt 3 năm không trả.
Một thành viên Ban quản trị cho biết, tháng 9/2017, Ban quản trị được thành lập hợp pháp. Ban quản trị đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội và Ocean Group bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư và hồ sơ tòa nhà. Nhưng phải sau nhiều lần được cơ quan chức năng đốc thúc, ngày 30/3/2018, chủ đầu tư mới bàn giao được Hồ sơ tòa nhà và một phần nhỏ quỹ bảo trì. Hiện nay Ocean Group vẫn còn giữ hơn 16 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì tại chung cư Starcity.
Điều đáng nói, gần đây, Ocean Group có văn bản gửi Ban quản trị và VNECO cho biết, 16 tỷ phí bảo trì tòa nhà sẽ được doanh nghiệp này trả lại cho cư dân trong vòng 10 năm chia làm các đợt nhỏ. Và chỉ trong trường hợp tài chính cho phép thì mới ưu tiên thanh toán sớm hơn.
Đây là lần thứ 3 cư dân Star City xuống đường căng băng rôn đòi phí bảo trì. Văn bản này đã khiến hàng trăm cư dân đang sống tại chung cư Starcity cảm thấy vô cùng bức xúc. “Quỹ bảo trì là tài sản của dân chứ không phải tài sản của chủ đầu tư. Khi đã có ban quản trị hợp pháp thì phải bàn giao theo đúng quy định, chủ đầu tư không bàn giao là đang sử dụng trái phép tài sản của cư dân” – thành viên ban quản trị cho hay.
Theo phản ánh của cư dân, chung cư hiện còn đang tồn tại nhiều vấn đề như thang máy, sổ hồng… “Hiện nay, thang máy tại toà nhà đã có những sự cố. Vừa mới tuần trước, cụ già 74 tuổi ở tầng 25 bị trượt thang máy rơi xuống tầng 7. Thang máy số 2 bị rung lắc cục bộ khiến cư dân rất bất an. Vấn đề quan trọng nhất của chúng tôi là đòi được quỹ bảo trì, để chúng tôi sửa được thang máy cho cư dân. Đó là điều quan tâm lớn nhất của cư dân chúng tôi ảnh hường tới tính mạng của bà con” – một cư dân bức xúc.
Việc cư dân Starcity xuống đường đòi quyền lợi không phải lần đầu, trước đó, ngày 7/5, (15/8) rất nhiều cư dân chung cư Starcity đã xuống đường căng băng rôn đòi quỹ bảo trì.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 7/5, đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng đã làm việc với chủ đầu tư, đại diện cư dân Star City, về vấn đề quỹ bảo trì, Đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng yêu cầu Vneco Hà Nội phải chủ trì tổ chức làm việc với Ocean Group và Ban quản trị tòa nhà để thống nhất số quỹ phí bảo trì Ocean Group đã thu là bao nhiêu.
Đồng thời, thống nhất lộ trình bàn giao kinh phí bảo trì theo đúng quy định của pháp luật, thời gian thực hiện trước ngày 15/5/2018, tuy nhiên quá thời hạn này đã lâu nhưng Ocean Group vẫn chưa trả quỹ bảo trì.
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
Tại chỉ thị này, liên quan đến tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi quỹ, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng khoản kinh phí này trái quy định.
Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi nghiêm trọng trong quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định pháp luật.
Hồng Khanh
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi chiếm dụng phí bảo trì chung cư trái quy định pháp luật.
" alt="dân chung cư starcity căng băng rôn đòi quỹ bảo trì" />Lao động người Việt ở Nhật. Ảnh: Reuters
Thời báo Nhật Bản dẫn các nguồn tin điều tra cho biết như vậy hôm qua (22/2). Cảnh sát đã chuyển thông tin về những người liên quan tới công tố viên song không bắt giữ họ. Các nguồn tin cho hay, cơ quan điều tra nghi rằng công ty trên và chủ của nó đã giúp người Việt ở Nhật làm việc trái phép.
Cảnh sát Nhật tin rằng công ty trên đã dùng người Việt như một nguồn lao động giá rẻ vào việc chế biến thực phẩm và các hoạt động kinh doanh khác. Quản lý công ty nói họ không quan tâm tới tình trạng visa của người lao động cho tới khi công ty đảm bảo được lực lượng lao động.
"Vì thiếu hụt lao động nên chúng tôi thuê nhiều người, do đó, người ngoại quốc ở quá hạn tại Nhật đã gia nhập lực lượng của chúng tôi", một nam quản lý công ty cho biết. Người này cho hay, công ty không kiểm tra xem liệu những người được thuê có đủ tiêu chuẩn làm việc tại Nhật hay không.
Cảnh sát đã có động thái chống lại 4 người Việt làm việc tại công ty trên vì tham gia các hoạt động ngoài những việc làm được phép theo visa.
Trong số những người Việt vi phạm có một phụ nữ trong độ tuổi 20. Cô này cho biết trong phiên xử diễn ra tại tòa án quận Osaka rằng cô tới Nhật vào tháng 3/2020 bằng visa du lịch tạm thời, song chuyến bay về Việt Nam của cô bị hủy do virus corona bùng phát và cô đã dùng hết sạch tiền trong thời gian ở Nhật.
Người phụ nữ trên tham gia gói hoa quả tại văn phòng công ty trên ở Sakai từ tháng 6-12/2020.
Hoài Linh
Úc triệt phá vụ mua bán cần sa 'khủng', bắt giữ 14 người Việt
Cảnh sát Úc vừa bắt giữ 14 người Việt Nam, thu giữ số cần sa trị giá hơn 40 triệu USD trong vụ mua bán cần sa lớn nhất lịch sử nước Úc.
" alt="Công ty ở Nhật bị buộc tội giúp người Việt lao động trái phép" />“Chào mừng chiến hạm HMS Richmond tới Việt Nam. Chuyến thăm này thể hiện cam kết của Vương quốc Anh về sự hiện diện đáng tin cậy tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, thông cáo của Đại sứ quán Anh đăng trên Twitter sáng 1/10 cho biết.
Chiến hạm HMS Richmond ở cảng Cam Ranh, Khánh Hòa sáng 1/10. Ảnh: Đại sứ quán Anh/ Twitter Tàu hộ vệ tên lửa HMS Richmond thuộc lớp Type 23 được Hải quân Anh chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 1993. Tàu có chiều dài 133m; sườn ngang 16,1m; mớn nước 7,3m. Trọng tải tối đa tàu lên tới 4.900 tấn.
Bản vẽ bên ngoài chiến hạm HMS Richmond. Ảnh: Seaforces.org HMS Richmond cần tới bốn động cơ diesel MTU 12V4000 M53, hai mô-tơ điện GEC và hai động cơ tuabin khí Rolls-Royce Spey SM1C để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 52 km/h với tầm hoạt động lên tới 14.000km.
Động cơ tuabin khí Rolls-Royce Spey. Ảnh: Wikipedia Tàu được trang bị hệ thống Sea Gnat, hay còn có tên khác là UAF-1 ESM, để phòng thủ trước sự tấn công từ ngư lôi của đối phương. Ngoài ra, HMS Richmond còn được lắp đặt thiết bị sonar Type 2150 để phát hiện các mục tiêu dưới mặt nước.
Thiết bị sonar Type 2150. Ảnh: janes.com Hệ thống vũ khí lắp đặt trên HMS Richmond khá đa dạng, với nhiều loại vũ khí như tám tên lửa chống hạm Harpoon; hai ngư lôi Sting Ray; một pháo tự động MK8 sử dụng cỡ đạn 113mm; hai pháo DS30M Mk2 cùng hệ thống phóng thẳng đứng GWS-35 chứa 32 tên lửa tầm ngắn Sea Ceptor. Ngoài ra, tàu còn có sân đáp trực thăng đủ rộng cho một trực thăng đa nhiệm Westland Wildcat HMA2.
Tên lửa Harpoon được phóng từ chiến hạm HMS Richmond. Ảnh: Seaforces.org Theo một số tài liệu quân sự, HMS Richmond từng cùng chiến hạm HMS Chatham, tàu khu trục HMS Marlborough thuộc Hải quân Anh và tàu HMAS Anzac của Hải quân Australia tham chiến tại Iraq hồi năm 2003.
Video: Nội thất bên trong tàu HMS Richmond. Nguồn: Royal Navy and Royal Marines Charity
Tuấn Trần
Sức mạnh chiến hạm Mỹ tiến gần quần đảo Hoàng Sa
Khu trục hạm USS Benfold thuộc Hạm đội 7 của Mỹ hôm 12/7 đã tiến gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
" alt="Hé lộ tính năng của tàu chiến Anh vừa cập cảng Cam Ranh" />Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước. Tạo ra môi trường phát triển tài năng Việt
Tại điểm cầu Hà Nội, “Siêu trí tuệ Việt Nam” Hà Việt Hoàng (ĐH Bách khoa Hà Nội) bày tỏ băn khoăn về việc làm thế nào để tạo ra môi trường phù hợp cho những sinh viên tài năng phát triển năng lực.
Theo Việt Hoàng, hiện nay, có rất nhiều sinh viên Việt Nam giành được giải thưởng, thành tích cao trong các cuộc thi khu vực và quốc tế. Do vậy, cần phải tạo ra môi trường tốt nhất để bồi đắp, hun đúc, phát huy năng lực của nhóm bạn trẻ tài năng này.
"Siêu trí tuệ Việt Nam” Hà Việt Hoàng (ĐH Bách khoa Hà Nội) đặt câu hỏi tới Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Chị Hồ Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cho hay, điều Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn là tập hợp những sinh viên tài năng, từ đó tạo ra nguồn cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng sinh viên Việt Nam.
“Các bạn trẻ thường được thôi thúc bởi những hình mẫu phù hợp với bản thân, từ đó sẽ nỗ lực để hoàn thiện mình. Những sinh viên ưu tú, đạt các thành tích cao sẽ là “hình mẫu” lý tưởng để cộng đồng sinh viên hướng đến”, chị Nguyên nói.
Từ góc độ cá nhân, “siêu trí tuệ” Hà Việt Hoàng “hiến kế”, Hội Sinh viên Việt Nam cần có nhiều hoạt động phát huy tối đa năng lực của sinh viên ưu tú.
Bên cạnh những hoạt động trực tiếp, cần có sân chơi trên truyền hình hoặc mạng xã hội để liên kết các sinh viên từ mọi miền Tổ quốc và cả những sinh viên nước ngoài, từ đó làm tăng tính đoàn kết, giúp sinh viên được phát huy khả năng, năng lực của mình trong các hoạt động.
Sàng lọc thông tin trên không gian mạng
Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Y Dược TP.HCM, bày tỏ trong thời đại công nghệ số, thế hệ gen Z, gen Alpha sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện rất nhiều và thích ứng nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc phải tiếp cận với quá nhiều nguồn thông tin có thể khiến sinh viên “chạm” vào những thông tin xấu, độc.
Vì thế, nữ sinh trăn trở giải pháp giúp bảo vệ sinh viên trên không gian mạng, cách thức sàng lọc thông tin, góp phần tạo ra một không gian mạng xanh, lan tỏa những điều tốt đẹp.
Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam cho hay, để có kỹ năng sàng lọc thông tin trên không gian mạng, sinh viên cần có những hiểu biết về các quy định pháp luật, từ đó có hành vi ứng xử, tiếp nhận thông tin đúng pháp luật.
Ngoài ra, sinh viên cần lựa chọn cho mình những trang thông tin, luồng thông tin có giá trị, phục vụ cho công việc học tập, giải trí lành mạnh, đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Bí thư Trung ương Đoàn cũng “đặt hàng” sinh viên, ngoài việc tiếp nhận, sử dụng thông tin, sinh viên hãy là những người lan tỏa những thông tin tích cực, tạo ra không gian mạng “xanh, tích cực, bổ ích”.
Giải điểm “nghẽn” của thị trường lao động
Sinh viên Nguyễn Thị Châu Anh, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM đặt câu hỏi về vấn đề việc làm cho sinh viên mới ra trường và cách trang bị năng lực đổi mới sáng tạo.
Anh Nguyễn Minh Triết cho hay, có một thực tế, sinh viên mới ra trường khi đi xin việc, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm. Điều này gây khó khăn cho sinh viên khi chưa có nhiều điều kiện để trau dồi chuyên môn.
Để giải quyết bài toán này, theo anh Triết, sinh viên có thể bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm thông qua môi trường hoạt động của các hội sinh viên. Đây được xem là giải pháp cho “điểm nghẽn” của thị trường lao động.
“Với nhà tuyển dụng, khi nhìn vào hồ sơ của một ứng viên đã tham gia tích cực trong các phong trào, chương trình, cuộc thi, dù đoạt giải hay không, cũng sẽ có đánh giá tích cực.
Điểm cộng của những ứng viên này là sự sáng tạo, chịu khó cọ xát. Đây cũng sẽ là những trải nghiệm giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động”.
Mặt khác, theo Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam, môi trường hoạt động của hội sinh viên cũng là nơi “cho phép sinh viên sai và sửa sai, được học hỏi thêm kinh nghiệm, từ đó bổ trợ cho con đường lập thân, lập nghiệp, dù ở môi trường lao động trong nước hay quốc tế”.
Ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam
Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023.
" alt="Người trẻ 'hỏi khó' Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam" />Huyền Sâm tại sự kiện ra mắt phim "Hoa sữa về trong gió". Không nhớ đã "lên bàn thờ" bao nhiêu lần
- Chị vừa chia sẻ "Hoa sữa về trong gió" là phim dài hơi đầu tiên mình thoát dạng vai hồi tưởng. Bản thân Huyền Sâm có nhớ mình đã "lên bàn thờ" bao nhiêu lần trên phim như có người mới thắc mắc?
Tôi cũng không nhớ hết được nhưng gần nhất là phimTình yêu và tham vọng, 11 tháng 5 ngày. Tôi lên bàn thờ rất nhiều và hình ảnh mình được chiếu đi chiếu lại(cười lớn).Các vai hồi tưởng quá khứ của tôi cũng rất nhiều như Hướng dương ngược nắng, 11 tháng 5 ngày... Mới đây đi làm phim, đạo diễn Nguyễn Đức Hiếu hỏi tôi lên bàn thờ bao nhiêu lần rồi. Các anh lại trêu trong bộ phim sắp tới, tôi cũng sẽ "nghẻo" ở tập 12.
Khi nhận lời mời tham gia Hoa sữa về trong gió,tôi rất bất ngờ vì không tin lại được trao cơ hội này. Bẵng đi 2 năm tôi không nhận được lời mời nào từ VFC và trước đó mới trở lại với một vai ngắn trong phim của đạo diễn Mai Hiền. Tôi từng tự hỏi hay mình đã hết duyên rồi?
Nhận vai Thuận trong Hoa sữa về trong gió tôi cũng không chia sẻ gì nhiều vì muốn khán giả bất ngờ với sự thay đổi của mình bởi nó khác hoàn toàn so với các phim trước đây tôi từng tham gia. Vẫn là một người vợ, người mẹ vì chồng, vì con nhưng với trạng thái khác hẳn. Đạo diễn Bùi Tiến Huy nói trước với tôi "cứ xác định đi vì những tập đầu em sẽ bị ghét" do nhân vật đòi hỏi sự hoàn hảo quá mức đến nỗi gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Tôi coi đây là trải nghiệm đầu tiên khi đóng vai bị người xem ghét.
- Bao nhiêu năm đóng vai hiền lành được khán giả yêu quý, lần này chị sẽ làm họ thay đổi hẳn thái độ với mình?
Thật sự là bao năm qua tôi được ưu ái khi nhận những vai ngắn nhưng mỗi lần xuất hiện đều được khán giả yêu quý và dành lời khen. Tuy nhiên, trong cuộc đời không phải lúc nào cũng có cơ hội thay đổi vai diễn nên tôi muốn tận dụng hết sức. Hy vọng khán giả sẽ hiểu được sự lo lắng của nhân vật Thuận và chắc chắn ai xem cũng thấy đâu đó có hình ảnh của mình. Vì thế, tôi hy vọng khán giả sẽ đồng cảm với mình hơn là ghét.
Tạo hình vai Thuận của Huyền Sâm trong phim "Hoa sữa về trong gió". - Chị đã chuẩn bị trước tinh thần để nhận gạch đá?
Thực sự là tôi đã chuẩn bị rồi. Hôm trước tôi có tâm sự với chồng rằng rất hồi hộp khi phim sắp lên sóng. Thứ nhất tôi không biết khán giả đón nhận diễn xuất của mình thế nào và tôi đã làm tốt chưa. Thứ hai, tôi không biết cảm giác sẽ ra sao khi lần đầu tiên nhân vật của mình bị khán giả ghét. Tôi hơi lo, không biết lúc đó sẽ đối diện thế nào nhưng tự an ủi sẽ cố gắng.
- Với người bình thường dù chỉ tưởng tượng di ảnh mình đặt trên ban thờ đang khói hương nghi ngút cũng hoảng sợ rồi, còn chị nghĩ sao khi thấy hình ảnh mình trên bàn thờ nhiều lần?
Tôi không nghĩ gì bởi tất cả chỉ là diễn mà diễn nghĩa là không thật. Quan điểm của tôi là mỗi người đều có số phận riêng và ông trời đã sắp đặt mọi việc an bài như thế thì cố tránh cũng không được. Vì vậy, tôi không ngại ngần hay kiêng khem gì cả.
Huyền Sâm hiện là Thiếu tá quân đội. Chồng góp ý cho tôi còn gay gắt hơn nhiều người khác
- Hai vợ chồng cùng là diễn viên không biết ở nhà chị và ông xã Đới Anh Quân có hay xem phim của nhau và đưa ra nhận xét về đối phương?
Chúng tôi thường xem phim của nhau. Khi anh Quân ra mắt dự án mới tôi cũng tới xem và cổ vũ. Ngược lại, khi phim của mình lên sóng, tôi cũng báo với ông xã. Tôi không ngại góp ý với anh Quân nhưng cũng có thể anh ấy không muốn cho tôi buồn hay sao mà thường nói tránh đi chứ không nhận xét thẳng vào vấn đề. Tuy vậy vì là diễn viên nên khi xem tôi cũng biết mình làm được chỗ nào, chưa được chỗ nào để rút kinh nghiệm.
Tôi thường chú ý xem có mang tật gì đó của bản thân vào vai diễn hay không để điều tiết và hạn chế. Với sân khấu, anh Quân góp ý trực tiếp với tôi luôn để điều chỉnh. Còn phim truyền hình dù sao cũng đã quay và phát sóng nên anh ấy ít nhận xét hơn, có lẽ vì biết không thay đổi được và tránh cho vợ buồn.
- Vậy mà tôi cứ nghĩ là sếp của chị, lại là tiền bối thì ông xã sẽ nhận xét không nương tay?
Ở Nhà hát Kịch nói Quân đội, tôi là lính của anh Quân, các vai diễn liên quan trực tiếp đến nhà hát nên anh ấy đều góp ý ngay. Thực tế, ông xã nhận xét về vợ còn gay gắt hơn nhiều người khác để tôi biết mà khắc phục. Anh Quân luôn góp ý và đưa ra phương án chứ không nói chung chung nên tôi rất tôn trọng.
Huyền Sâm và chồng - Trung tá Đới Anh Quân. Anh là Phó Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội, nơi cô công tác. Cũng có lúc tôi cũng thấy hơi bị chạm tự ái
- Nhưng hỏi thật chị có bao giờ thấy phật lòng hay nóng mặt vì những lời nhận xét, thậm chí cả chê bai của chồng dù nói đúng?
Có chứ! Nhưng được cái, anh Quân không bao giờ góp ý thẳng mặt ai trước tất cả mọi người mà bao giờ cũng nói riêng. Thực sự cũng có lúc tôi thấy hơi bị chạm tự ái nhưng vẫn lắng nghe chứ không cãi lại, cái gì tốt thì chắt lọc.
- Chồng chị từng nói với tôi ở nhà hát là sếp nhưng về nhà thì "đội vợ lên đầu trường sinh bất lão". Chị là "nóc nhà" đúng nghĩa?
Ở nhà tôi cảm giác mình hơi giống cô Thuận ở phim Hoa sữa về trong gióvì luôn đóng vai ác và đưa ra các phương án từ học hành đến ăn mặc của các con. Tôi cũng là một người cầu toàn và có chút khó tính như nhân vật của mình, đã làm gì cố gắng làm tốt nhất có thể chứ không hời hợt cho xong.
- Tính cách đó có khi nào chịu ảnh hưởng nhiều bởi chị là người hoạt động nghệ thuật trong môi trường quân đội?
Môi trường quân đội cũng có một phần tác động đến tính cách của tôi, đặc biệt ở sự chỉn chu và nề nếp, kỷ luật. Tôi luôn đến chuẩn giờ trong mọi cuộc hẹn.
Hình ảnh diễn viên Huyền Sâm ở đời thường. - Hai vợ chồng cùng công tác trong quân đội thì ở nhà anh chị có đặt ra những kỷ luật thép?
Nhà tôi không có quy tắc gì cụ thể nhưng luôn quan niệm mọi việc phải làm sao cho hợp lý, cái gì tốt nhất thì làm chứ không cứng nhắc. Tôi không muốn đặt ra những nguyên tắc trong gia đình khiến con cái cảm thấy bức bí. Tuy vậy, thoải mái cũng phải trong khuôn khổ, phải luôn biết điểm dừng chứ không phải thích làm gì thì làm.
Huyền Sâm trong "Hoa sữa về trong gió":
Cuộc hội ngộ giữa nữ diễn viên Thiếu tá quân đội và cô giáo Thanh Quý sau 17 nămNSƯT Thanh Quý từng là cô giáo chủ nhiệm lớp diễn viên truyền hình khoá 2 từ 17 năm trước mà diễn viên Huyền Sâm theo học. Hai cô trò vừa hội ngộ trong một bộ phim với vai mẹ - con." alt="Nữ diễn viên là Thiếu tá quân đội từng nóng mặt vì bị chồng cấp trên góp ý thẳng" />
- ·Nhận định, soi kèo Terengganu vs Kuala Lumpur City, 20h00 ngày 14/2: Khách ‘tạch’
- ·Người dân Trung Quốc đổ xô mua muối sau khi Nhật xả nước thải phóng xạ
- ·Truyền thông nước ngoài đánh giá cao ban lãnh đạo mới của Việt Nam
- ·Phó giáo sư 47 tuổi làm hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TPHCM
- ·Nhận định, soi kèo Brighton vs Chelsea, 3h00 ngày 15/2: Thù cũ khó trả
- ·Nhật cung cấp cho Việt Nam thiết bị bảo quản vắc xin
- ·Hà Nội bêu tên nhiều ông lớn ‘chây ỳ’ quỹ bảo trì chung cư
- ·Kẻ buôn người bị buộc bồi thường tiền cho gia đình 39 người Việt chết ở Anh
- ·Nhận định, soi kèo Neom SC vs Jeddah, 20h20 ngày 14/2: Khách gây thất vọng
- ·Dân Vũng Tàu khiếu nại giá đền bù dự án 5,4 tỷ USD
Đây là công trình chữ viết Tiếng Việt không dấu, khác hoàn toàn so với chữ viết hiện tại. Khi nghiên cứu ra ngôn ngữ này, anh Lâm mong muốn có thể ứng dụng song song với chữ Quốc ngữ, “giúp khắc phục những hiểu lầm tệ hại khi giới trẻ nhắn tin không dấu trên Internet”.
27 năm nuôi ý tưởng chữ tiếng Việt không dấu
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã bộc lộ sự hứng thú với những con chữ. Khi ấy, cậu bé lớp 1 từng khát khao có thể sáng tạo ra một bộ chữ không dấu giống như tiếng Anh, nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy.
Đến lớp 2, Lâm bắt đầu mày mò tìm ra những con chữ với âm điệu có thể thay hoàn toàn các dấu thanh. Quá trình tìm kiếm này kéo dài đến năm lớp 10, cậu đã thành công với đề tài “Ký hiệu dấu” dành cho chữ Quốc ngữ.
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội
Với đam mê nghiên cứu ngôn ngữ, đến khi đang theo học tại một trường Kinh tế, Lâm quyết tâm thi lại và đỗ vào ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội
“Rất tiếc vì một số lý do nên mình không thể theo học ngành này. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó mình vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu”.
Năm 2012, Lâm tình cờ phát hiện ra đề tài “Chữ Việt nhanh” của thầy Trần Tư Bình - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Anh nhận ra rằng, khi kết hợp “Chữ Việt nhanh” và “Ký hiệu dấu” sẽ cho ra “một chữ viết không dấu lưu loát lại đẹp vô cùng”. Vì thế, anh Kiều Trường Lâm đã phối hợp với tác giả Trần Tư Bình và cho ra đời chữ viết mới với tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
“Chữ Việt Nam song song 4.0” vốn chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Sự biến đổi linh hoạt giữa các vần và sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu đã tạo ra chữ viết có độ chính xác cao, không có trường hợp ngoại lệ, giúp người dùng đọc và viết một cách dễ dàng.
Cụ thể, một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như phụ âm đầu: “f thay cho ph”, “w thay ng-ngh”, ...; một số phụ âm cuối: “g thay ng”, “h thay nh”, “k thay ch”..., hay “uyêt thay bằng ydb”, “uyên thay bằng yly”, "ương thay bằng uzo", "ướng thay bằng uzx", "ường thay bằng uzk", "ưởng thay bằng uzv", "ượng thay bằng uzh"…
Một ví dụ của “Chữ Việt Nam song song 4.0”
Về ký hiệu dấu, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ; trong đó “j thay dấu sắc”, “l thay dấu huyền”, “z thay dấu hỏi”, “s thay dấu ngã”, “r thay dấu nặng”.
Tham khảo quy tắc viết Chữ Việt Nam song song 4.0 TẠI ĐÂY.
Anh Lâm cho rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra loại chữ viết mang tính thẩm mĩ, viết nhanh hơn vì hầu hết các chữ đều ở dạng 3-4 chữ cái, rất đều nhau và bắt mắt.
Sau những nỗ lực nghiên cứu trong suốt 27 năm, đến ngày 25/3, “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền.
“Chúng tôi không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ”
Ngay khi công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” được công bố rộng rãi, nhóm tác giả đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ đã gắn liền với văn hoá Việt từ lâu, không cần phải cải tiến vì vẫn dùng rất ổn; thậm chí họ tức giận "vì tiếng Việt đang bị làm phá hỏng". Nhưng anh Lâm cho biết, thực tế nhóm không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ.
“Ngay từ tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”, chúng tôi mong muốn đây sẽ là thứ ngôn ngữ độc lập, có thể dùng song song với chữ Quốc ngữ và ứng dụng để gõ trên Internet”.
Nhóm tác giả lý giải, hiện nay giới trẻ thường nhắn tin không dấu, đôi khi gây ra những hiểu lầm tệ hại. “Chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ khắc phục những nhược điểm gây hiểu lầm này và tạo ra sự thống nhất cho chữ không dấu.
Ngoài ra khi áp dụng, đây sẽ là công cụ gõ nhanh, giúp tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác.
“Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học, cho phép não của chúng ta chuyển đổi một lần duy nhất, giúp nhận biết được mặt chữ một cách trọn vẹn.
Tôi cho rằng việc thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học. Nếu “Chữ Việt Nam song song 4.0”được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới. Nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì giờ đây, chữ viết không còn dấu giống như tiếng Anh”, anh Lâm lý giải.
Tác giả của “Chữ Việt Nam song song 4.0” cho biết, trước đó nhiều độc giả cũng từng chỉ trích nghiên cứu của anh. Tuy nhiên, sau khi học thử chữ mới, nhiều người cảm thấy thích thú và cảm nhận được tính ưu việt mà “Chữ Việt Nam song song 4.0” đem lại.
“Đối tượng dùng thử chữ viết này bao gồm cả người lớn tuổi và thế hệ trẻ. Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng rất thành thạo chỉ sau vài giờ”.
“Một cái mới ra đời bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tôi trân trọng tất cả những điều đó và kỳ vọng, thời gian sẽ chứng minh sản phẩm của tôi là hấp dẫn nếu độc giả sẵn sàng học thử và áp dụng”, anh Lâm nói.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả để hoàn thiện “Chữ Việt Nam song song 4.0”. Nhóm kỳ vọng chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới.
Thúy Nga
Vị giáo sư gần 30 năm đem tiếng Việt vào ĐH hàng đầu nước Mỹ
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
" alt="Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền" />Khương Bình (bên trái) và thầy Vương Nhuận Thu. Nguồn ảnh: Baidu Căn cứ kết quả ban tổ chức cuộc thi Toán học toàn cầu công bố, năm nay, 86/802 thí sinh đoạt giải, gồm 5 giải Vàng, 10 giải Bạc, 20 giải Đồng và 51 giải Khuyến khích. Trong đó, 5 thí sinh đoạt giải Vàng, đến từ Đại học Bắc Kinh (2 thí sinh), Đại học Thanh Hoa (2 thí sinh) và Đại học Maryland (Mỹ).
Cuộc thi do Viện Nghiên cứu & Phát triển Damo Alibaba tổ chức. Năm 2024, vòng loại diễn ra từ ngày 13-14/4, trắc nghiệm kết hợp tự luận. Chung kết diễn ra hôm 22/6, thời gian làm bài 8 giờ liên tục." alt="Thầy giáo làm hộ bài giúp nữ sinh lọt top cuộc thi Toán: BTC hủy kết quả" />Đón làn sóng đầu tư mới vào khu Đông dịp cuối năm, Nhà phát triển bất động sản Phú Long công bố nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng khi mua nhà phố, biệt thự tại khu đô thị Dragon Village.
Theo đó, chỉ cần thanh toán 20% tổng giá trị sản phẩm của Dragon Village, khách hàng sẽ được tặng ngay sổ tiết kệm 100 triệu đồng hoặc chiết khấu nhanh lên đến 15% và nhiều chính sách hấp dẫn khác cho nhà đầu tư.
Thành phố của giá trị sống mới Chính thức ra mắt thị trường vào đầu năm 2018, Dragon Village trở thành điểm sáng trên thị trường BĐS khu Đông Sài Gòn. Qua các đợt mở bán thành công, hàng trăm biệt thự, nhà phố kinh doanh, nhà phố vườn của Dragon Village đã có chủ, sinh lời ngay và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới do khu Đông được định hướng trở thành "thung lũng Silicon" của TP.HCM và tốc độ phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Hội tụ những ưu điểm vượt trội và khả năng sinh lời cao, chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua biệt thự, nhà phố Dragon Village với số lượng giới hạn và chỉ diễn ra duy nhất trong tháng 10/2018.
Phố xây tổ ấm, tấp nập giao thương Thành phố của giá trị sống mới Dragon Village do Công ty Phú Long phát triển, toạ lạc tại trung tâm đô thị năng động của TP.HCM, liền kề đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cách khu công nghệ cao Samsung, trường Đại Học Fulbright và các dịch vụ tiện ích của khu Đông trong bán kính 3km.
Dragon Village được thiết kế theo phong cách Oasis Garden - Phố trong vườn điển hình của Singapore với các khu compound: biệt thự Dragon Parc, nhà phố kinh doanh Dragon Town, nhà phố vườn Dragon Garden.
Dragon Village - Nơi nuôi dưỡng giá trị sống lên tầng cao mới Sở hữu quỹ đất rộng, quy hoạch thông minh, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hơn 70% diện tích của Dragon Village là những dãy cây xanh, mặt nước nằm chen lẫn giữa các khu nhà, đảm bảo mỗi căn biệt thự, nhà phố luôn tràn ngập ánh sáng và gió trời tự nhiên. Hoà quyện với thiên nhiên nhưng không tách rời tiện nghi, Dragon Village được tích hợp tiện ích nội khu phong phú, ngay ngưỡng cửa cho cư dân.
Dragon Village được kiến tạo dành cho thế hệ “dân cư vàng” bao gồm giới trí thức, chuyên gia trong và ngoài nước và đội ngũ nhân sự trình độ cao… môi trường sống quốc tế, dịch vụ quản lý chuyên nghiệp từ CBRE, cộng đồng cư dân nhân văn, thân thiện và an ninh, an toàn.
Xây dựng cộng đồng nhân văn, dân trí cao. Hội tụ những giá trị sống mới ngay giữa trung tâm đô thị tri thức và công nghệ cao của TP.HCM, Dragon Village thực sự là nơi an cư tuyệt vời và chốn kinh doanh đắc lợi sinh lời bền vững cho khách hàng.
Doãn Phong
" alt="Dragon Village ưu đãi đặc biệt trong tháng 10" />Trong đó, có một loạt “ông lớn” bất động sản như Hải Phát, Nam Cường, Thủ Đô Invest, Văn Phú Invest, Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam...
>> Thanh, kiểm tra loạt dự án ôm đất rồi bỏ hoang: Điểm mặt nhiều ‘ông lớn’
Hà Nội công bố 34 dự án thế chấp ngân hàng
Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường TP. Hà Nội) vừa công bố danh sách các chủ đầu tư đã thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai, thuộc dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó tính đến ngày 23/8/2018, có 92 dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng. Đặc biệt, có một loạt “ông lớn” bất động sản như Hải Phát, Nam Cường, Thủ Đô Invest, Văn Phú Invest, Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam...
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp 13 quyền sử dụng đất ở Dự án KĐT mới C2 (phường Yên Sở và Trần Phú, quận Hoàng Mai). Cụ thể theo danh sách công bố, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát hiện đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai 59 căn nhà ở thấp tầng tại dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai công trình hỗn hợp cao tầng thuộc dự án này và thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai tại Phú Lãm, quận Hà Đông.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường thế chấp quyền sử dụng đất đối với 6 thửa đất tại Yên Nghĩa và La Khê (Dương Nội, Hà Đông). Bên cạnh đó, Nam Cường cũng thế chấp quyền sử dụng đất đối với 27 thửa đất tại Khu Đô thị mới Dương Nội (khu A), thế chấp bằng quyền sử dụng đất Khu đô thị mới Dương Nội (quận Hà Đông).
Liên doanh Cty TNHH Mai Trang và Cty CP Xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án xây dựng toà nhà Trung tâm thuương mại, dịch vụ văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).
Dự án Khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) của Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh cũng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh còn thế chấp 139 căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án xây dựng chung cư CT1 – Khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Hoàng Cầu (quận Đống Đa).
Cũng theo Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội), ngày 24/5/2018, Cty CP Đầu tư và dịch vụ Khách sạn SOLEIL thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai 481/498 căn hộ tại dự án số 2 Đặng Thai Mai (phường Quảng An, quận Tây Hồ).
Cty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam thế chấp 464 căn hộ tại dự án Đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai ở ô quy hoạch C11/ODK2 phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Liên doanh Cty TNHH Mai Trang và Cty CP Xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án xây dựng toà nhà Trung tâm thuương mại, dịch vụ văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm). Ngoài ra, công ty CP Tập đoàn FLC và Công ty CP Hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật cũng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy).
Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An, thế chấp 1 phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ TM, Văn phòng Trường học GP Complex, số 1 Phùng Chí Kiên (phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy).
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất TT14 đến TT20, TT23, TT26, TT41, TT42, CC4, CC6 dự án KĐTM C2 phường Yên Sở và Trần Phú (quận Hoàng Mai).
Công ty CP Dịch vụ Vận tải đường sắt và Cty Tập đoàn T&T thế chấp bằng quyền sử dụng khu đất xây dựng nhà ở thấp tầng và khu đất xây dựng TTTM, CP và chung cư cao tầng tại dự án Khu hỗn hợp 120 Đinh Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai).
Dự án nhà xã hội cũng thế chấp
Trong danh sách 92 dự án Sở TNMT Hà Nội công bố, nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ cũng được các chủ đầu tư thế chấp.
Như Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô Cl 1- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Chủ của loạt dự án nhà ở xã hội Ecohome là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô Invest) đang thế chấp 87 căn/680 căn hộ (trong đó chủ đầu tư 32 căn, còn lại công dân là 55 căn) tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô Invest) đang thế chấp 87 căn/680 căn hộ tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên. Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn (là đại diện liên danh giữa Công ty TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn) thế chấp Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Cụ thể, đến 11/7/2018 còn thế chấp 537 căn/612 căn và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi.
Ngoài ra danh sách các dự án thế chấp còn có những dự án đã và đang bàn giao cho khách hàng.
Công ty cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Theo dự kiến, dự án Eco Lakeview sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 10 tới đây.
Công ty TNHH MTV Eco Dream, thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp TMDV - Eco Dream ở ô đất TT6 KĐTM Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).
Liên danh Công ty CP Contrexim số 1 và Công ty CP Đầu tư phát triển Thái Hà thế chấp dự án xây dựng nhà ở tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 700 căn hộ để ở, 09 căn dịch vụ và 01 căn nhà trẻ) thuộc Dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, xã Ngũ Hiệp và xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì.
Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu nhà ở thấp tầng –dự án công trình hỗn hợp Pandora (số 53 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân)…
Theo một chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, trong phần lớn các dự án nằm trong danh sách trên, đều đang sử dụng cả hai kênh: Vốn vay của ngân hàng cũng như huy động tiền từ người mua nhà. Vị này cho rằng, đây là tình trạng cố hữu của thị trường bất Việt Nam, đẩy nhiều rủi ro về phía người mua. Mặt khác, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay theo cách thức này.
Theo chuyên gia, nhà kinh doanh bất động sản khi có quá nhiều tiền từ ngân hàng và từ dân thì có khả năng đầu tư vào dự án khác. Đến cuối cùng, không hiếm trường hợp cả 3 đều mất tiền. Người dân mất số tiền bỏ ra mua nhà, ngân hàng không được trả nợ và chính doanh nghiệp cũng thua lỗ vì đầu tư dàn trải.
Trong khi đó, đứng về góc độ người mua nhà, luật sư đưa ra lời khuyên rằng: Khi mua nhà, khách hàng cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…
Cũng theo luật sư, người mua nhà nên chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu và có thể giải chấp được không?
Theo khoản 1, điều 147 của Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Tuy nhiên, trước khi bán căn hộ, nhà ở cho khách hàng, chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ đã được cầm cố.
Danh sách 92 dự án Hà Nội đang thế chấp ngân hàng, theo công bố của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
Hồng Khanh
TP.HCM yêu cầu công khai các dự án thế chấp ngân hàng
UBND TP.HCM vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM cần công khai minh bạch các thông tin thế chấp dự án, để người dân được biết
" alt="Loạt ‘ông lớn’ mang dự án ở Hà Nội đi thế chấp ngân hàng" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Midtjylland vs Sociedad, 0h45 ngày 14/2
- ·Bé 2 tuổi tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa ở trường mầm non
- ·Màn thi ứng xử, tranh biện gay cấn của Miss Cosmo Vietnam 2023
- ·Một đại học Australia xem xét dừng nhận học sinh 5 tỉnh của Việt Nam
- ·Siêu máy tính dự đoán West Ham vs Brentford, 22h00 ngày 15/2
- ·Pháp đóng cửa nhiều trường học vì rệp
- ·Sau ly hôn, tôi luôn nhận được 5 triệu đồng và sự thật xúc động
- ·Ra văn bản ‘cá biệt’, Bộ Xây dựng tuỳ nghi hay trái luật?
- ·Siêu máy tính dự đoán Bologna vs Torino, 02h45 ngày 15/2
- ·Sao Việt 14/9/2024: Thuỳ Tiên đến vùng lũ Yên Bái, Hiệp Gà công khai bạn gái