Việt Nam sẽ chế tạo và phóng vệ tinh LOTUSat
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã thực hiện Lễ kí kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1,ệtNamsẽchếtạovàphóngvệv league hôm nay thiết bị và đào tạo nhân lực” thuộc Dự án Trung Tâm Vũ trụ Việt Nam.
Mục tiêu của Gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” thuộc dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp.
Vệ tinh LOTUSat-1 với khả năng chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2023. |
Đây là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn nhất về khoa học công nghệ từ trước tới nay. Dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2009.
Vệ tinh LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Lễ kí kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” thuộc Dự án Trung Tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Ngoài việc phát triển vệ tinh LOTUSat-1, gói thầu vừa được ký kết còn bao gồm việc triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống Trạm mặt đất, Trung tâm điều hành vệ tinh, Trung tâm khai thác dữ liệu vệ tinh và hạ tầng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, phía đối tác là Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) cũng sẽ tiến hành đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thông qua Khóa đào tạo vệ tinh nâng cao tại cơ sở chế tạo vệ tinh và Khóa đào tạo ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.
Vệ tinh LOTUSat-1 được thiết kế, chế tạo bởi tập đoàn NEC, dự kiến được phóng vào năm 2023. Quá trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được thực hiện tại nhà máy sản xuất vệ tinh của Tập đoàn NEC (Nhật Bản).
Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh cùng các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản tham gia dự án. Ảnh: Trọng Đạt |
Đây là dự án vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Trước LOTUSat-1, vào năm 2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg) do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, chế tạo cũng được phóng, hoạt động tương đối ổn định trong khoảng 3 tháng và liên tục phát tín hiệu quảng bá với bản tin “PicoDragon VietNam” đến các trạm mặt đất trên toàn thế giới.
Hồi đầu năm nay, một vệ tinh khác của Việt Nam là MicroDragon cũng đã được đưa vào quỹ đạo. MicroDragon là vệ tinh do các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu và chế tạo với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Nhật Bản.
Trọng Đạt
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Nữ ca sĩ suýt thành em dâu 'vua nhạc sến' Ngọc Sơn là ai?
- Nhận định, soi kèo Gareji với Aragvi Dusheti, 18h00 ngày 7/3: Bắt nạt ‘ma mới’
- Orange vừa ra MV mới, xuất hiện trên Quảng trường Thời đại
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Al Aqaba với Al
- Kimmese xin lỗi vì mỉa mai quán quân King of Rap ICD
- Nhận định, soi kèo Nashville SC vs Inter Miami, 09h00 ngày 8/3: Bất phân thắng bại