当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Real Madrid (W) vs Breidablik (W), 2h00 ngày 14/10 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánh
Giới nghệ sĩ đặt niềm tin mãnh liệt vào những vị tổ mà họ đang tôn thờ luôn phù trợ họ trên suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật. Tuy nhiên điều này cũng đã gây tranh cãi trong suốt thời gian qua.
Hoài Linh trong ngày khánh thành nhà thờ Tổ |
Có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại về tổ nghề sân khấu. Mỗi truyền thuyết là một câu chuyện khác nhau. Truyền thuyết phổ biến nhất là câu chuyện về hai vị hoàng tử mê hát được truyền miệng trong giới nghệ sĩ và trong dân gian. Chuyện kể rằng, có một vị vua nọ, hiếm muộn về đường con cái, nhưng trời đất đã thương tình ban ơn cho ông hai vị hoàng tử tuấn tú khôi ngô.
Tuy nhiên hai vị hoàng tử này lại không màng đến việc triều chính, họ chỉ suốt ngày đam mê coi ca hát. Trong một lần trốn vua cha đi xem hát, hai vị hoàng tử đã chết vào ngày 12.8 âm lịch. Sau khi chết linh hồn của hai hoàng tử luôn ở lại sân khấu và độ trì cho các nghệ sĩ trong suốt nghiệp cầm ca. Từ đó giới nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm thần hộ trì cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ tổ nghề. Tuy nhiên truyền thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi và cách hiểu khác nhau trong giới làm nghệ thuật.
Một truyền thuyết khác cho rằng, tổ của nghề sân khấu là một người ăn mày, trong khi đó có truyền thuyết lại kể tổ của nghề là một đứa trẻ con… Mỗi truyền thuyết đều mang tính chất ước lệ, có chi tiết hợp lý, nhưng cũng có chi tiết hoang đường. Tuy nhiên, đối với giới nghệ sĩ, điều đó không quan trọng, mỗi người đều tôn thờ tổ nghiệp theo cách của riêng mình. Điểm chung nhất của họ là tin tưởng tuyệt đối vào “Tổ nghiệp”. Cứ mỗi lần lên sân khấu thì các nghệ sĩ đều đến bàn thờ tổ trong hậu trường thắp hương khấn vái mong tổ phù hộ.Nghệ sĩ Hoài Linh là một trong những người tin tưởng vào tổ nghiệp nhất. Anh cũng đã dành cả tâm huyết của mình để xây một khu đền thờ với kinh phí đến 100 tỉ đồng để thờ tam vị thánh tổ của nghề đồng thời cũng thờ rất nhiều nghệ sĩ có tên tuổi đã khuất.
Ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo. Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ tổ.
Năm 2011, theo đề nghị của Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12.8 âm lịch làm ngày “Sân khấu Việt Nam”. Kinh phí để tổ chức ngày "Sân khấu Việt Nam" cũng được trích từ ngân sách nhà nước. Từ đó đến nay, ngày giỗ tổ sân khấu được tổ chức rầm rộ hơn trên mọi miền đất nước, đặc biệt là tại khu vực TP.HCM.
Lễ vật của các nghệ sĩ dâng lên tổ nghiệp trong ngày giỗ |
Gần đây, trên các diễn đàn mạng bắt đầu có những cuộc tranh cãi về tổ nghề và ngày giỗ tổ. Nhiều ý kiến đặt câu hỏi: Giới nghệ sĩ đang giỗ ai và ngày 12.8 âm lịch có phải đúng là ngày giỗ tổ sân khấu Việt Nam không?.
Một trong những ý kiến được tranh cãi nhiều nhất là của nhà báo N.H.S. Trong một trạng thái trên trang Facebook cá nhân, N.H.S viết có đoạn như sau: “Nghệ sĩ Việt đang ăn giỗ ai? Ngày xưa, theo truyền thống, cứ đến ngày 11 và 12.8 âm lịch, giới cải lương tổ chức off đoàn để ăn đám giỗ tổ nghề. Cái ngày giỗ ấy được copy từ ngày giỗ tổ Hồ Quảng. Ngày giỗ tổ Hồ Quảng là ngày giỗ chung của 4 nghề: ca kỹ, cướp, trộm và ăn mày (Thiên Địa Hội). Ông tổ này là Bạch Mi Thần. Vì cải lương là một phần giao thoa giữa ca cổ với ca kịch, giống với Hồ Quảng nên dân cải lương ngày xưa lấy luôn ông Bạch Mi Thần làm tổ nghiệp. Ông tổ thật sự của cải lương Việt chính là nhạc sĩ Cao Văn Lầu, giỗ ngày 13.8 dương lịch, tức 18.7 âm lịch. Bà tổ chính thống của hát chèo Việt là Huyền Nữ Phạm Thị Trân. Ngày giỗ bà là 18.2 âm lịch. Ngoài ra, còn 1 ông tổ hát tuồng của dân Việt cần được tưởng nhớ. Đó là Hiệp Biện Đại Học Sĩ Đào Tấn. Ngày giỗ của ông tổ này rơi vào ngày 15.7 âm lịch… Ngày xưa, do nhiều lý do khách quan, dân cải lương bị ngộ nhận về ông tổ nghề. Ngày nay, học giả sân khấu đông như kiến cỏ, hà cớ gì lại chọn cái ngày thờ ông tổ Trung Hoa làm ngày tôn vinh nghệ thuật sân khấu Việt?”.
Lập tức ý kiến của N.H.S bị phản ứng dữ dội từ giới nghệ sĩ Việt cùng các nhà báo chuyên viết về sân khấu, và cả những những khán giả yêu sân khấu cũng tỏ ra khá bất bình. Phản đối lại ý kiến này là nhà báo H.H.B, người có nhiều năm theo sát với sân khấu đã viết: “Tục lệ giỗ tổ của giới sân khấu xuất phát đầu tiên từ những gánh hát bội sơ khai hát rong trong dân gian, và chỉ xuất hiện hơn trăm năm nay. Lưu ý, hát bội thì rất khác với cải lương lẫn cải lương Hồ Quảng vì hai loại hình này xuất hiện sau hát bội. Lưu ý tiếp, mặc dù hát tuồng ở miền Bắc, miền Trung có từ thời Lý, Trần, sau này đến thời Nguyễn vào miền Nam thành hát bội tính ra cũng vài trăm năm nhưng nó chỉ dành cho vua quan, nhà giàu nên không có giỗ tổ. Nhắc lại, giỗ tổ sân khấu chỉ có cách đây hơn trăm năm khi xuất hiện những gánh hát bội sơ khai hát rong trong dân gian ở các đình chùa miếu mạo, đất chợ...
Tổ sân khấu được thờ gồm những ai. Xin thưa, các vị tổ này không mắc mớ gì đến những người đầu tiên làm nghề hát ở Việt Nam một cách cụ thể như tuồng, chèo, hát bội gì đó dù các vị này cũng được thờ chung cả trên bàn thờ tổ của nghệ sĩ. Nó càng không mắc mớ gì đến tổ Hồ Quảng… Thờ tổ sân khấu chính quy từ hát bội còn truyền lại như vầy: Trên cao đặt ngai Ông ở phía trái, ngai Bà ở phía phải. Dưới một bậc là bài vị tiên sư, Hội đồng lưỡng ban, Thập nhị công nghệ, Tiền hiền, Hậu hiền... Phía dưới nữa, bên trái thờ Bạch hổ (đầu cọp, biểu tượng tổ vai võ), bên phải thờ Linh Quan Thổ Địa (mặt ông Địa, biểu tượng tổ vai hề), phía dưới cùng là bàn thờ ông Ngỗ nghịch (vì thần yểm trị sự phá phách, gây rối nội bộ). Bên ngoài cửa rạp, dưới gốc cây to, hay hơi xa các bàn thờ kia là bàn thờ ông bà chủ quán, biểu tượng người ơn của bạn hát nghèo. Tức là bàn thờ tổ sân khấu thờ rất nhiều vị, kể cả những vị khai quốc công thần, khai thôn lập ấp và những nghệ sĩ tiền nhân nhiều đời”.
Diễn viên Lê Tuấn Anh, chồng của NSND Hồng Vân, cũng tỏ ra rất bức xúc trước những nhận định của một số người về tổ ngành sân khấu. Tuy đã xa nghệ thuật đến gần 20 năm nhưng anh cũng đã quyết định lên tiếng. Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh nói: “Mấy hôm nay trên mạng Facebook có cuộc tranh luận về ông tổ và ngày giỗ tổ nghiệp của những người làm nghệ thuật. Có thể một số người họ nói không sai, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn đúng với thực tế. Có vài dòng chia sẻ, lời bình luận dùng lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích, miệt thị tổ nghiệp, đồng nghĩa việc xem thường anh chị em nghệ sĩ”.
Giải thích cho việc mình là một diễn viên điện ảnh nhưng vẫn tôn thờ tổ nghiệp nghề sân khấu, nghệ sĩ Lê Tuấn Anh lý giải: "Mình trong ngành điện ảnh, nhưng mình không thờ ông Tây Lumiere. Mình tin vào ông tổ nghề đậm nét Việt theo các bậc cha chú, đàn anh đi trước. Phim ảnh của VN trước đây và hiện nay vẫn luôn cộng tác với đông đảo những nghệ sĩ sân khấu, nên việc truyền niềm tin tốt đẹp hướng đến tổ nghiệp cho nhau có lẽ cũng không khó giải thích”.
Nghệ sĩ Lê Tuấn Anh kể lại: “Mình trước đây ăn cơm điện ảnh, rồi cũng ham vui tham gia kịch nghệ, góp mặt vào những chương trình giao lưu văn nghệ khắp mọi miền đất nước. Lúc mới vào nghề, thấy nhiều bậc cha chú, đàn anh đi trước luôn có niềm tin vào tổ nghiệp. Hằng năm, ngày giỗ tổ như ngày hội thực sự của những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người tham gia biểu diễn. Họ thành tâm dâng hương hoa, lễ vật... cầu mong tổ nghiệp luôn phù trợ cho mình, cầu xin cái "duyên", "sáng" khi đứng trên sân khấu, trong phòng thu âm, trước ống kính máy quay... cầu xin ơn tổ để khán giả luôn quan tâm, yêu thương mình, kể cả xin thật nhiều sức khoẻ để gắn bó lâu dài với nghề... Vào những ngày này, giới nghệ sĩ gần như tự hiểu, tự nhớ để nhanh đến những nơi tổ chức lễ giỗ mà biểu đạt lòng tôn kính... Nó hoàn toàn không giống như mấy lễ hội phong trào, cổ súy tích cực để buộc tưởng nhớ, suy tôn. Và cũng không chỉ có ở những ngày này, mà mình thấy hầu như các sân khấu, các đoàn văn nghệ thuộc miền Trung, Nam đều có bàn thờ tổ. Nghệ sĩ khi đến là thường thắp nhang khấn vái chào tổ rồi mới vô hoá trang, trước khi ra sân khấu lại đứng vái lần nữa để xin mọi sự suôn sẻ xin mình sẽ ra biểu diễn tốt. Ngoài yếu tố tâm linh, đó còn là sự biểu thị lòng tôn trọng khán giả của người nghệ sĩ. Và niềm tin ấy của các bậc đàn anh đã truyền lại cho những người như mình, dù lúc khá ấy mù mờ về tổ, tương truyền là hai vị hoàng tử đam mê ca kỷ, cũng nghe đến ông thần xa xôi nào đó, rồi lại nghe là người ăn mày... Nhưng hiểu rõ nét nhất là vinh danh những người nghệ sĩ lỗi lạc tiền bối, có nhiều cống hiến cho nghệ thuật, đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường nghệ thuật khai thông và lưu truyền mãi mãi. Và dù thuở xa xưa tổ có là ăn mày hay là gì đi chăng nữa, họ vẫn có công và xứng đáng để tôn kính”.
Diễn viên Lê Tuấn Anh cũng tỏ ra rất tin tưởng vào tổ nghiệp, anh chia sẻ niềm tin của mình: “Tin vào tổ, kính trọng tổ... gần như là đạo của nhiều người làm nghệ thuật, của giới nghệ sĩ. Niềm tin đó đồng nghĩa với việc họ luôn phải trui rèn nghề nghiệp, cố gắng phấn đấu để khán giả công nhận và yêu thương. Những ngày giỗ tổ sân khấu tưng bừng như ngày hội để đồng nghiệp gặp gỡ vui vẻ bên nhau, không có sự phân biệt đẳng cấp, mọi người đều bình đẳng trước bàn thờ tổ, dù anh là một ngôi sao sáng chói hay chỉ là một nhân viên hậu đài kéo rèm. Và mọi sân si, đố kỵ, hiềm khích trước đó cũng có thể hoá giải, lượng thứ cho nhau trong ngày giỗ tổ.
Vậy đó, nếu lạm bàn về nguồn gốc, chính danh hay không của ông tổ nghề sân khấu thì có khác nào hoài nghi về ông Phật, vị Chúa... dù có Việt hoá thành ông Bụt, mẹ Quan Âm... thì các Ngài cũng có xuất xứ từ những nơi xa xôi đến để giúp con người ta hướng thiện, hiểu điều hay lẽ phải, siêng lành tránh dữ, tu tâm tích đức...”.
Lê Tuấn Anh còn nhắn gởi lời tâm huyết của mình tới NSƯT Hoài Linh: “Dù anh chưa đến được nơi em đã phải lao tâm khổ tứ, chắt bóp biết bao nhiêu năm tháng để miệt mài xây dựng nhưng anh nghe nhiều anh em bè bạn trầm trồ khen ngợi sau khi đến phụng cúng tổ nghiệp tại công trình uy nghi, tráng lệ mà em tâm nguyện phải thực hiện cho bằng được dù có phải mất hết cuộc đời mình như là cách trả ơn Tổ, tri ân khán giả, chia sẻ cùng đồng nghiệp thêm một điểm tâm linh để có thể đến cầu xin hoặc bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân. Qua mạng internet, nhìn hình ảnh em hoan hỉ với nụ cười hạnh phúc, anh và rất nhiều người vui theo. Vẫn còn vài hạng mục phải làm, em phải giữ gìn sức khoẻ để hoàn thành tâm nguyện, trông em ngày càng giống xác ve, kiệt sức đó em à.
Chúc mừng Hoài Linh cùng với lòng ngưỡng mộ, em đã không xây cung điện hồ bơi nguy nga, không sắm siêu xe để hưởng thụ, để chứng minh đẳng cấp. Em gặm khúc bánh mì khô khốc, nằm co ro ngủ bụi bờ trên mặt bàn, vạt chiếu, hết sức dung dị ở đời thường, luôn toả sáng khi nhập vai... bào kiệt sức mình để gom góp xây dựng ngôi nhà chung cho tất cả mọi người, cho những ai thành tâm muốn đến. Đó chính là đẳng cấp em à, đời này nói thì dễ, nhưng từ lời nói đến việc thực hiện là khoảng cách vợi vời. Một lần nữa, xin nhận từ anh lòng ngưỡng mộ và kính trọng”.
Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, điều đó thể hiện sự biết ơn của các thế hệ kế cận nhớ đến công lao của những bậc tiền bối hữu công, những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề các đời sau. Riêng với giới nghệ sĩ Việt Nam, việc chọn tổ nghiệp để tôn thờ và chọn ngày để tỏ lòng biết ơn tổ nghiệp vẫn còn đang có rất nhiều tranh cãi và những quan điểm chưa thật sự thống nhất. Xem chừng việc tranh cãi này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm sau nữa. Mặc khác những hoạt động tâm linh xuất phát từ truyền thuyết luôn là vấn đề nhạy cảm đối với cách nghĩ cách của từng người. Trong khi đó, bản thân các truyền thuyết về tổ nghề sân khấu luôn có những di bản bởi được truyền miệng từ người này sang người khác.
Được biết đến nay, ngoài quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ngày “Sân khấu Việt Nam” là 12.8 âm lịch hàng năm, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam vẫn chưa có những cuộc hội thảo lớn, những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tổ nghề của ngành mình. Để từ cơ sở đó, giới nghệ sĩ căn cứ tổ chức các hoạt động giỗ tổ một cách thống nhất, tránh diễn ra những cuộc tranh cãi không đáng có, làm tổn hại đến tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ và làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nghề vốn có truyền thống rất lâu đời tại Việt Nam.
Theo Một thế giới" alt="Tranh cãi không dứt về ngày giỗ tổ sân khấu"/>Sau 1 năm im ắng, Sơn Tùng vừa tung poster ca khúc mới đã gây sốt
Tay chân lấm lem dầu mỡ, ông đang cặm cụi sửa chiếc xe đạp màu xanh. Bên cạnh ông là ruột xe, bàn đạp, xích, líp, phanh vứt ngổn ngang.
Ông Lê Trọng Kính tự sửa xe, gửi tặng học trò vùng núi. |
Những chiếc xe này được ông thu gom từ các cửa hàng sửa chữa, mua lại của đồng nát về “giải phẫu” và lắp thành xe mới, gửi tặng các em học sinh vùng cao hoặc các trường hợp khó khăn.
Phục chế xe cũ, tặng học sinh vùng cao
Ông Kính nguyên là giáo viên dạy nghề xây dựng ở trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Việt Xô (Ninh Bình).
Cách đây 13 năm, ông nhận quyết định hưu trí, về an hưởng tuổi già bên con cháu. Lúc này, ông bắt đầu dành thời gian cho đam mê ngày nhỏ của mình là sửa chữa xe đạp.
Người đàn ông Ninh Bình kể, năm cấp 1, ông thích mày mò nghiên cứu và xem người ta sửa xe đạp. Học cấp 2, sau giờ học, ông đến làm thuê ở tiệm sửa xe. Nhờ vậy, ông có nghề sửa xe.
Ông Kính thu gom xe đạp cũ từ các vựa đồng nát, cửa hàng sửa xe. |
Sau này, cuộc sống nhiều thay đổi ông không theo đuổi được công việc đó. Khi về hưu, lúc rảnh rỗi ông hay sửa xe giúp mọi người cho đỡ nhớ nghề.
Những lần đi tìm phụ tùng, ông thấy những chiếc xe cũ được bán sắt vụn với giá rẻ, liền nảy ra ý mua xe cũ về sửa chữa tặng các em nhỏ nhà nghèo.
Con gái ông Kính cũng là giáo viên và hay tham gia các hoạt thiện nguyện lên vùng cao cùng Câu lạc bộ từ thiện Tâm Đức.
Mỗi lần đoàn từ thiện có kế hoạch đi tặng quà, ông đều gửi vài chiếc xe đạp, nhờ họ trao cho các em. Tính đến nay, ông đã trao tặng hàng trăm chiếc xe như vậy.
Ông bày tỏ, xe đạp ở dưới xuôi ít đi, nhiều nhà để gỉ sét rất phí, trong khi các em học sinh vùng núi lại ao ước có chiếc xe đến trường.
“Tôi mua xe cũ giá chỉ 50 nghìn – 100 nghìn đồng. Mỗi lần mua khoảng 3 – 4 xe, mang chúng về tháo tung ra và bắt đầu phục chế. Ba chiếc xe cũ sẽ ghép thành 1 xe mới.
Mỗi chiếc lắp trong 4 ngày. Nếu xe nào thiếu nhiều phụ tùng, phải đi tìm hoặc mua thì thời gian lắp lâu hơn”, ông chia sẻ
Ngoài xe mini, xe địa hình… dành cho các cháu 12 tuổi trở lên, ông cũng mua cả những loại xe nhỏ, lắp tặng các cháu ở lứa tuổi từ 6 – 10 tuổi.
Xe đạp sau khi được phục chế, ông sơn lại cho mới, tra dầu mỡ rồi rửa sạch và gửi đi.
Những chiếc xe nghĩa tình của cựu giáo viên. |
Thời gian đầu, để có nguồn xe đạp cũ, ông thường lang thang khắp các tiệm sửa xe và vựa đồng nát ở thành phố Tam Điệp.
Sau, cựu giáo viên kết nối với “hệ thống” những người làm nghề thu mua phế liệu, ve chai, nếu có xe thì chủ động mang đến nhà bán lại cho ông.
Vợ ông thấy chồng làm vậy, hết lòng ủng hộ. “Do sức khỏe chưa cho phép nên mọi lần tôi chỉ xem buổi trao tặng xe qua ảnh con gái gửi về. Năm tới, tôi hi vọng mình đủ sức khỏe để trực tiếp lên đó tặng xe cho các cháu”, ông bộc bạch
Tập kết xe, gửi lên miền núi. |
Ông tâm sự, vợ ông cũng là giáo viên về hưu. Tổng lương hưu của hai vợ chồng được 10 triệu đồng/tháng. Nhu cầu cuộc sống không cao nên ông bà thường trích một phần quỹ lương của mình làm việc thiện như thế này.
Mỗi khi ông sửa xe, bà hỗ trợ chồng dọn dẹp, lau chùi phụ tùng. “Vợ tôi rất ủng hộ chồng làm từ thiện. Cuộc sống của vợ chồng tôi không khá giả nhưng luôn sẵn sàng chia sẻ với cộng đồng”, người đàn ông 73 tuổi trải lòng.
Dạy con trao yêu thương cho đời
Vợ chồng ông Kính sinh được 3 con trai và 1 con gái. Các con ông đã thành đạt, có cuộc sống riêng và đều là những người có tấm lòng hướng thiện, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Nay, chỉ còn hai vợ chồng ông ở với nhau.
Chiếc xe cũ là món quà quý giá với học sinh nghèo. |
Ông Kính tâm sự, ngay từ nhỏ ông chú trọng dạy con về cách làm người hơn là dạy con làm giàu.
“Bậc làm cha làm mẹ muốn dạy con, bản thân phải gương mẫu. Mình tử tế, con cái cũng học theo, làm tấm gương cho các con về lòng nhân ái”, ông nói.
Ông quan điểm, mỗi đứa trẻ như một mầm cây, người trồng biết chăm sóc, cây sẽ lớn, trổ bông và ngát hương.
Tấm lòng nhân ái như mùi hương, mình càng trao đi, sẽ càng lan tỏa yêu thương.
Ước muốn lớn nhất của ông Kính là có nhiều mạnh thường quân ở khắp cả nước cùng đồng hành, ủng hộ các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Con gái ông Kính là trưởng một nhóm thiện nguyện, lan tỏa sự sẻ chia đến cuộc đời. |
Chị Lê Hải Yến (con gái ông Kính) – Trưởng nhóm từ thiện Tâm Đức chia sẻ: “Bố không giàu nhưng tấm lòng của bố đã luôn ở bên những trẻ nghèo, cùng tiếp bước cho các bé đến trường. Tôi luôn lấy đó làm tấm gương răn dạy bản thân mình”.
Trước nghĩa cử của bố với trẻ em nghèo, chị Yến từng sáng tác bài thơ đầy xúc động: “Bạc rồi mái tóc cha yêu/ Bao năm trăn trở những điều nghĩa nhân/ Chỉ là đôi bàn tay trần/ Nhưng đã bao lần cha cho trẻ niềm vui/ Yêu cha yêu cả khoảng trời/ Nhom nhem dầu nhớt, nhem nhuốc người vì vết luyn”.
Rất nhiều người bất ngờ với quyết định này tuy nhiên ông cụ nói rằng, sau khi qua đời ông không muốn tài sản của mình rơi vào tay những kẻ tham lam, ích kỷ.
" alt="Người đàn ông 13 năm 'giải phẫu' xe cũ, gửi tặng học sinh miền núi"/>Người đàn ông 13 năm 'giải phẫu' xe cũ, gửi tặng học sinh miền núi
Nhận định, soi kèo Atlas vs Monterrey, 08h00 ngày 30/1: Không đội nào xứng đáng thắng
Trần Nga quen chồng khi chia tay mối tình kéo dài 10 năm được một thời gian. Khi bản thân đang chới với, sự quan tâm của anh chính là nguồn động viên lớn giúp Trần Nga phấn chấn hơn. Bản thân cô cũng biết chồng mình, hiện làm điều dưỡng bệnh viện, là một người rất tốt, chân tình.
Mới quen, anh đã hết lòng giúp đỡ gia đình bạn gái, lo lắng cho các em của Trần Nga, quan tâm bố mẹ cô. Sự chân tình của anh khiến Trần Nga dần cảm mến. Nhưng động lực khiến cô quyết định chọn anh chính là khi cô nhìn thấy người mẹ 81 tuổi cặm cụi làm việc trong sân.
Nói về lần đầu gặp mẹ chồng, Trần Nga xúc động rơi nước mắt: "Lần đầu tiên em gặp mẹ không phải do ông xã giới thiệu. Hồi đó em đưa đứa cháu ruột về nhà. Mà nhà cháu sát bên nhà mẹ. Thấy mẹ mặc áo bà ba, người gầy ốm, kéo đất trong sân, em rất thương. Về nhà em suy nghĩ nhiều. Cũng vì thương mẹ nên đồng ý làm quen với chồng em bây giờ".
Về phần mẹ chồng Nguyễn Thị Phá, khi bước sang tuổi 81, bà gác lại công việc đồng áng trước đó, ở nhà giữ gìn sức khỏe và chăm lo cho chồng con. Vợ chồng bà có 3 cậu con trai. Hiện ông bà đang sống ở quê cùng với cậu con trai thứ hai, chưa lập gia đình. Vợ chồng con trai cả xây nhà ở riêng, cạnh nhà bà Phá. Trần Nga là con dâu út của bà.
Con trai lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình nên bà Phá rất lo lắng. Ngày trai út đưa bạn gái về ra mắt, bà Phá vui mừng không nói thành lời. Ở tuổi 38, bà mong con sớm yên bề gia thất để bà có cháu nội bồng bế.
"Lần đầu tiên về ra mắt, em được mẹ luộc khoai, gọt đu đủ cho ăn. Em thấy mẹ hiền, nhân hậu nên em thương mẹ lắm", Trần Nga vừa nói vừa khóc. Quen nhau được 5 năm, cả hai mới tính chuyện làm đám cưới.
Vì hai bên gia đình cũng khó khăn nên Trần Nga và chồng quyết định đi làm kiếm tiền, tự tổ chức đám cưới. Phần vì vợ chồng muốn kinh tế vững mới tính chuyện kết hôn, phần lại vì lo bố mẹ khó khăn, vất vả khi tổ chức đám cưới cho các con.
"Ngày cưới, mẹ mua cho em sợi dây chuyền kiểu ngày xưa. Thấy không hợp em kêu mẹ đi đổi. Thế rồi mẹ dẫn em đi tiệm vàng đổi luôn. Mẹ dễ chịu lắm, cái gì mẹ cũng chịu hết luôn. Bữa đầu tiên về làm dâu, mẹ nấu chè cho ăn. Em chối không ăn, đòi đi mua hủ tiếu. Nói vậy nhưng mẹ không có buồn. Mẹ chiều theo ý con cái", Trần Nga chia sẻ.
Thương mẹ là vậy nhưng vì công việc, vợ chồng Trần Nga phải lên thành phố sinh sống. Hàng tuần, vợ chồng vẫn thường xuyên về quê thăm bố mẹ. Làm dâu tuổi 27, Trần Nga và chồng lo lắng hết lòng cho gia đình hai bên.
Cô tâm sự, chồng rất thương mẹ. Một câu nói của anh khiến cô xúc động và nhớ mãi: "Mẹ anh khổ một đời rồi. Em về làm dâu, em phụ thương mẹ cùng anh". Lời tâm sự này của Trần Nga khiến MC và khán giả xúc động. Cô cũng nghẹn ngào rơi nước mắt tại trường quay.
Mẹ con hợp nhau là vậy nhưng Trần Nga cũng thừa nhận “mẹ hay nói còn em thì hay cãi”. Mỗi lần Trần Nga làm trái ý mẹ chồng, bà đều cười xòa cho qua và không để bụng. Tính cách dễ chịu này của mẹ chồng khiến con cái trong gia đình rất thoải mái, vui vẻ.
"Ngày sinh con, mẹ chồng lâu lâu lại đón xe buýt sang chơi vì nhà em và nhà chồng ở cách huyện. Mẹ mua rất nhiều đồ mang đến. Hàng xóm cũng phải ganh tị với em và khen mẹ chồng quá chu đáo", Trần Nga nói về mẹ chồng. Không chỉ vậy, bà Phá còn hết lời khen con dâu chịu khó, không để mẹ chồng phải sai việc.
Đáp lại tấm lòng của mẹ, Trần Nga thường xuyên gửi quà, mua thuốc bổ biếu mẹ. Cô cũng liên tục nhắc nhở mẹ phải lo cho bản thân, chăm sóc sức khỏe.
MC Quyền Linh cho rằng Trần Nga may mắn có được mẹ chồng hiền lành, tốt bụng. Bởi ở hai thế hệ cách xa nhau, việc mẹ chồng có thể thông cảm và chiều ý con dâu như vậy là không nhiều. Hiểu được những gì mẹ chồng và chồng dành cho mình, nàng dâu út hết lời cảm kích.
Cuối chương trình, Trần Nga mong mẹ bớt tiết kiệm, chịu khó ăn uống. Bởi như lời chồng cô nhắn gửi: “Sức khỏe của mẹ chính là hạnh phúc của chúng con”.
Mẹ chồng nàng dâu tập 320: Nàng dâu rơi nước mắt vì thương mẹ chồng U90 vất vả
Hôm nay (13/9), nhiều người khá bất ngờ khi đến nhà thờ Tổ của nghệ sĩ Hoài Linh nhưng không được tiếp đón, "cửa đóng then cài".
Tuy nhiên, như đã thông báo với anh em nghệ sĩ trước đó, nhà thờ Tổ của Hoài Linh chính thức mở cửa đón khách từ ngày 10/9 đến hết 12/9. Ngày 10/9 nghệ sĩ Hoài Linh làm lễ hô thần nhập tượng. 2 ngày còn lại là đón tiếp khán giả và nghệ sĩ gần xa.
Mọi thứ vẫn còn rất ngổn ngang sau ngày giỗ Tổ |
Theo nghệ sĩ Hoài Linh, anh đã xin phép anh em bạn bè, nghệ sĩ và người hâm mộ hôm 12/9 - đúng ngày khánh thành nhà thờ Tổ và giỗ Tổ nghề sân khấu rằng do quá mệt mọi trong suốt thời gian chuẩn bị cho ngày trọng đại này nên anh xin phép nghỉ ngơi 2 ngày. Thêm vào đó hôm khánh thành, lượng khách đổ về chật cứng nên nhà thờ Tổ của anh bị quá tải. "Tôi xin phép nghỉ ngơi 2 ngày, kể cả điện thoại cũng cho phép tôi không trả lời vì tôi thực sự rất mệt, ngày nào cũng thức tới 4h sáng, chỉ ngủ được chút lại dậy lo công chuyện nên cũng mệt", nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ.
Anh cũng tâm sự rằng vì hôm giỗ Tổ, lượng khách đến chật cứng nhà thờ Tổ nên mọi thứ hiện đang đảo lộn. Bàn ghế tiếp khách cũng chưa thể xếp gọn gàng được, nhà vệ sinh hơn 2 chục buồng cũng quá tải, phải dọn dẹp. Thêm vào đó, lượng cỏ anh mua về để làm thảm cỏ cũng chưa thể phục hồi. Vậy nên, Hoài Linh xin phép đóng cửa vệ sinh sạch sẽ, sau đó sẽ tiếp khán giả sau.
Hồ cá cần được dọn vệ sinh sau khi đón lượt khách thăm quan quá tải. |
Đồ đạc chưa được xếp lại gọn gàng. |
Về thông tin nghệ sĩ Hoài Linh làm nhà thờ Tổ là để kinh doanh, rất nhiều bạn bè của anh như nghệ sĩ Cát Phượng cũng lên tiếng bệnh vực, cô chia sẻ: "Riêng tôi, không biết nói cái lời nào nữa, chỉ biết mắt lưng tròng mỗi khi nhìn thấy anh cười. Tôi khóc vì hạnh phúc, vì vui mừng khi tâm nguyện của anh đã hoàn thành. Anh ốm đến rạc người vì cái chung: Đền thờ Tổ Nghiệp cho anh em tề tựu mỗi khi Giỗ Tổ. Tâm nguyện của anh là không muốn anh em tan đàn xẻ nghé, tụ lại để cùng giữ vững nền văn hoá dân tộc. Hãnh diện về anh lắm. Thương và quý anh lắm! Chúc anh nhiều sức khỏe để luôn cống hiến cho đời!".
Trong khi đó nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ rằng, anh không bình luận gì nhiều về những tin đồn bởi miệng đời bạc, quan trọng là mình phải vui, phải cười trước đã. "Làm cái gì cũng phải có cái tâm. Không có tâm thì tài mấy cũng khó trụ lắm", Hoài Linh tâm sự.
Anh Thư
" alt="Nhà thờ Tổ Hoài Linh: Sự thật việc Hoài Linh bất ngờ đóng cửa nhà thờ Tổ"/>Nhà thờ Tổ Hoài Linh: Sự thật việc Hoài Linh bất ngờ đóng cửa nhà thờ Tổ