"Không dạy học", "không giám sát",...phong cách giáo dục lạ đời ở Đức khiến bà mẹ Mỹ lo lắng. Tuy nhiên, trái ngược với nỗi lo lắng của mẹ, cậu con trai ngày càng tỏ ra năng động và tự tin.Taylor Johnson là một nhà phân tích hành vi người Mỹ. Cô thường làm việc tại nhà để có thời gian chăm sóc hai con - một bé lên 5 và bé còn lại lên 7). Cô và gia đình gần đây đã rời Seattle, Mỹ để di chuyển đến Đức. Nơi đây, cả gia đình có sự thay đổi nhiều và mọi người đều phải dần dần thích nghi. Việc học của các con vì thế cũng có nhiều thay đổi. Taylor đã có những chia sẻ trên chuyên trang Parent: |
Các con vào năm học được 4 tháng thì chồng tôi chấp nhận một công việc ở Đức. Và vì vậy cả gia đình đã cùng chuyển đến một đất nước xa lạ. Con trai tôi, từ một ngày học với đủ các môn đọc và toán, bỗng nhiên hoàn toàn được chơi cả ngày.
Hồi đầu tiên khi bé đi nhà trẻ ở Mỹ, bé phải dành cả ngày để làm bạn với các chữ cái, con số và các câu chuyện. Tại trường mới, bé có các dự án nghệ thuật hàng tuần và tham gia lớp thể dục hai lần một tuần. Trong vài tháng theo học, trẻ được đi dã ngoại đến các nông trại, sở thú,...Trong cuộc họp phụ huynh, tôi không hề ngạc nhiên khi được thông báo cháu gặp chút khó khăn với các hoạt động ở trường mới và bé có vẻ khá giỏi toán. Thực tế, ở trường cũ, bé nhà tôi chỉ ở mức trung bình trong lớp. Tôi thấy khá hài lòng.
|
Gia đình chị Taylor ở Đức |
Trường mẫu giáo ở Đức thì giống trường tiền mẫu giáo ở Mỹ hơn khi chỉ phải chơi. Tại Đức, trẻ em chỉ phải bắt buộc đi học ở bậc tiểu học. Các bé từ 3-5 tuổi có thể tùy chọn đi học mẫu giáo hay không. Không hề có chút kiến thức nào được dạy. Trẻ em không phải học hát bảng chữ cái, không phải tập viết. Những đứa trẻ sẽ hoàn toàn không được dạy chữ hoặc số trước khi vào lớp một.
Tôi nhớ việc đánh giá khả năng đọc ở trường mẫu giáo tại Mỹ như thế này: Các giáo viên hỏi con trai tôi về các ký tự thường và ký tự hoa cũng như cách phát âm các chữ cái. Họ cũng bảo con viết tên mình, cắt một hình tròn và xác định các số.
|
Ở Đức, trẻ được đi dã ngoại hàng tuần đến các nông trại |
Ở Đức, việc đánh giá khả năng đọc trước khi vào lớp một khá khác. Con trai tôi được yêu cầu đếm các đồ vật chứ không phải là nhận diện số. Con được kiểm tra khả năng phân biệt giữa các hình dạng và vẽ một số vật đơn giản. Không ai bắt bé đọc đoạn văn.
Từ những gì tôi nhìn thấy, người Đức cho rằng học đọc và viết là một nghi thức mà tất cả trẻ nên thực hiện cùng nhau. Bắt đầu vào lớp 1 là một sự kiện lớn và trẻ sẽ cảm thấy hãnh diện về ý nghĩ mình được học đọc, viết và trở thành một học sinh thực sự.
Thú thật, tôi không quan tâm lắm về việc trường mẫu giáo chẳng dạy trẻ học kiến thức học thuật gì nhưng sự tự do quá mức lại làm tôi lo lắng. Ở trường mẫu giáo bây giờ, các cháu có 30 phút buổi sáng cùng nhau vui đùa, sau đó là tham gia vào những trò chơi tự do khắp trong trường. Các bé sẽ được bày tỏ xem chúng thích đi đâu bằng cách đính một thanh nam châm lên một tấm bản đồ thông tin ở trường và sau đó trẻ sẽ tản ra các phòng khác nhau với những hoạt động và đồ chơi khác nhau. Tôi đã từng hỏi liệu có người giám sát ở mỗi phòng. Giáo viên chỉ nhìn tôi với ánh mắt ái ngại vì nghĩ người Mỹ bảo vệ con thái quá: "bọn trẻ không cần phải có người lớn giám sát mỗi phòng."
Phần còn lại trong buổi sáng gồm 30 phút vui chơi bắt buộc trong vườn. "Bắt buộc" bởi trẻ nào cũng được yêu cầu phải có bộ quần áo mưa, ủng đi mưa. Sau giờ chơi là đến bữa trưa và tiếp đó là giờ ngủ trưa hoặc thời gian chơi yên tĩnh hay tập thể dục (tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ và lựa chọn của bố mẹ). Vào buổi chiều, trẻ được chơi tự do và nếu thời tiết tốt, các em bắt buộc phải ra ngoài trời ít nhất một tiếng nữa.
|
Cậu con trai tỏ ra thích thú với ngôi trường mới |
Mặc kệ nỗi lo lắng của tôi, cậu con trai dường như thích nghi rất nhanh. Bé thường trở về nhà mỗi ngày với những nụ cười trên môi và những câu chuyện làm tôi thót tim: "Mẹ ơi, hôm nay con làm một chiếc rìu nhưng nó bị gãy khi con chặt cây. Thế là cô giáo dùng tay sửa lại nó giúp con" hoặc "mẹ ơi, trong chuyến đi chơi hôm nay, một bạn nữ bị lạc nhưng chúng con đã tìm được bạn" (thứ 5 hàng tuần, cả lớp sẽ ra vùng ngoại ô để tham quan. Mỗi lần như vậy tôi đều lo lắng). Quả thực, con tôi tự tin hơn và bé chủ động kết bạn - điều chưa từng xảy ra khi cháu học ở Mỹ.
Tuy đã dần dần làm quen với cách dạy trẻ "kiểu Đức" như vậy, có vài điều tôi vẫn không thích thú lắm. Sự thiếu giám sát luôn khiến tôi nơm nớp khi để con lại trường. Tôi cũng không hoàn toàn thoải mái với việc trường không dạy trẻ chút kiến thức học thuật nào. Tôi nhận ra điều này của mình khi cô giáo của con trai tôi gợi ý rằng có lẽ anh chưa sẵn sàng vào lớp một. Thực sự, đó là một lời khuyên có lý khi cân nhắc tới yếu tố rào cản ngôn ngữ (con tôi chưa rành tiếng Đức), nhưng tôi lại kịch liệt phản đối. Con tôi đã không được học gì ở trường mầm non, tôi không muốn cháu lại lỡ một năm nữa so với các bạn cùng tuổi. Dẫu sao đi chăng nữa, tôi vẫn là một bà mẹ Mỹ
(Theo Khám phá)
" alt="Mẹ Mỹ sốc với kiểu trường học 'không dạy gì' ở Đức"/>
Mẹ Mỹ sốc với kiểu trường học 'không dạy gì' ở Đức
"Vừa lên xe , hắn ta vừa sờ nắn vào đùi vừa rủ rê tôi đi khách sạn. Tôi chỉ cần nói thích gì thì hắn ta chiều nấy”, nữ tài xế Nguyễn Thị H nhớ lại.Lời tòa soạn: Góc khuất nghề lái xe taxi kể về những câu chuyện dở khóc dở cười phía sau vô - lăng của những tài xế gắn bó lâu năm với nghề. Khi nghe những câu chuyện, chúng ta hiểu hơn về nghề tài xế, những khó khăn, vất vả, áp lực để từ đó có cách hành xử văn minh hơn khi sử dụng loại dịch vụ này.
Sau vài lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi gặp chị H (35 tuổi) ở Nam Định, hiện đang lái xe cho một hãng taxi ở khu vực Hà Đông, Hà Nội trong một buổi chiều mưa đầu tháng 8. Chị H chia sẻ cho chúng tôi nghe những câu chuyện về những lần chở khách mà tưởng chừng như chị sẽ chôn chặt chúng đến tận cuối cuộc đời.
|
Nữ tài xế lái xe taxi cũng thường gặp những rủi ro. Ảnh minh họa |
Chị H có dáng người thấp nhưng khuôn mặt luôn rạng rỡ nụ cười. Hỏi ra mới biết sau khi học hết cấp 3, chị rất muốn trở thành một nữ tài xế lái xe taxi nên đã đến tại một trường trung cấp nghề để đăng ký học.
Trong tiềm thức của chị, làm nghề này không phải khênh vác nặng nề, công việc có thể phải thức đêm mò hôm nhưng dù sao cũng nhẹ nhàng, dễ chịu và có thu nhập.
Vì vậy sau khi học xong, chị xin lái xe taxi cho một khách hàng tư nhân. Theo chị, càng chạy được nhiều thì càng có nhiều tiền. Phải chịu khó bắt khách nhiều thì tiền thù lao mới cao. Tuy nhiên cũng vì chạy xe nhiều nên chị cũng gặp vô vàn những câu chuyện buồn, những câu chuyện mà đến giờ chị vẫn còn nguyên nỗi ám ảnh.
Chị H cho hay, “Con gái làm nghề tài xế cũng không phải hiếm. Hồi đầu mình bị gia đình phản đối kịch liệt sợ con gái ra đường, đi đêm đi hôm lại gặp chuyện này chuyện nọ nhưng vì đam mê, yêu thích rồi vì bát cơm manh áo nên mình vẫn quyết tâm đi làm.
Đi làm, tôi mới ngộ ra một điều rằng nghề tài xế này thật lắm rủi ro. Chỉ khi mình là người ở trong cuộc mới thấy được sự nguy hiểm là như thế nào với những nữ tài xế. Và tấn bi kịch đầu tiên đã xảy đến”.
“Lần đó tôi đang chạy xe tìm khách ở khu vực Gia Lâm (Hà Nội) thì thấy một vị khách cao to, ăn mặc lịch sự nhưng say rượu vẫy xe. Không chần chừ tôi đỗ lại và đón ông ta lên xe.
Khi ông ta lên xe, tôi hỏi: “Anh đi đâu ạ?”. Ông ta trả lời: “Cứ đi đi, đến tôi chỉ”. Rồi tôi cứ đi đi mãi. Đột nhiên, ông ta lại bảo:“Anh say quá, em tìm cho anh cái nhà nghỉ ngủ tạm, mai anh về nhà”. Nói chưa hết câu, người khách chỉ ngay vào nhà nghỉ bên đường rồi yêu cầu tôi dừng lại. Sau khi đỡ ông ta vào, tôi hỏi tiền xe thì ông ta sờ soạng , bảo tôi ở đây cùng ông ta. Sợ quá tôi “bỏ của chạy lấy người” chẳng thiết tha gì đến đòi tiền xe nữa…
Lần khác, tôi bị một cậu thanh niên choai choai xăm trổ giở trò. Lúc đó, khi vừa lên xe được một đoạn đường ngắn, cậu ta đã cho tay lên đùi của tôi sờ nắn. Bất ngờ, tôi dùng một tay đẩy ra và nói: “Anh bỏ tay ra ngay nếu không mời anh xuống xe”.
Nghe tôi nói xong, cậu ta cười khanh khách rồi đáp “tí anh boa em tiền, em thích gì anh chiều nấy”. Tức quá tôi quát cút ra khỏi xe thì cậu ta thản nhiên mở cửa đi xuống mà không đề cập gì đến chuyện trả tiền. Lúc đấy đuổi được anh ta xuống tôi như nhẹ cả cục nợ nên coi như “của đi thay người”, chị H nhớ lại.
Chị H cũng cho hay, ngoài gặp phải khách hàng “yêu râu xanh”, chị còn gặp khá nhiều người ngà ngà bia rượu vì vừa ăn cơm tối hoặc vừa xong một bữa nhậu. Những hành khách này thường hay nói nhiều, hỏi lung tung gây ầm ĩ, khó chịu cho người lái.
Những lúc ấy phải mềm mỏng, giải thích nhẹ nhàng cho họ hiểu để họ giữ im lặng và không gây hấn hay thù hằn gì với mình.
Cũng đã nhiều lần chị phải bỏ tiền túi bù cho chủ xe đủ số tiền định mức của mỗi lần chạy xe.
Chị chia sẻ, nhiều người họ lỡ quên ví, lục tất cả các túi cũng vẫn không đủ tiền, họ đã xin mình, không thể không đồng ý cũng không thể bắt bẻ, to tiếng hoặc đuổi người ta xuống xe, dù sau đó lại phải bỏ tiền túi ra bù cho đủ.
Có lẽ cũng chính vì từng những khách hàng như vậy mà bây giờ đi đâu chị cũng đặt hai từ cẩn thận lên hàng đầu: “Là phận nữ, lại làm cái nghề nhiều rủi ro, nên tôi phải cẩn thận hơn để phòng ngừa bất trắc”, chị H nói.
Chị H cũng chia sẻ sau đó chị xin vào làm tài xế cho một hãng xe có tiếng ở Hà Nội. Từ khi đi làm ở môi trường mới, chị quen và kết hôn với chồng cũng là một tài xế lái xe taxi. “Năm nay tôi có hai cháu rồi. Cả hai tôi đều gửi về quê cho ông bà nội chăm sóc. Hai vợ chồng tôi cũng dự định năm tới sẽ mua xe riêng cho chồng tự lái”.
Nói tới đây, chị H lại nhìn về phía xa. Đã nhiều năm rồi, chị chưa được ngồi ăn bữa cơm đoàn tụ với gia đình, các con. “Cũng tủi thân lắm, nhưng biết làm sao khi đã trót theo nghề”, chị H tâm sự.
Khi bị quấy rối tình dục: Theo chuyên gia tâm lý Văn Thanh Sĩ - Tổng đài 1088, khi bị quấy rối tình dục cần tỏ thái độ kiên quyết Đừng cười khi nghe những lời trêu đùa bóng gió về tình dục, cũng đừng tham gia bàn tán bậy bạ về tình dục. Khi có dấu hiệu lạm dụng xảy ra, bạn phải quyết liệt bảo vệ chính mình. Những kẻ đó thường không lùi bước trừ khi bạn cho chúng thấy quan điểm rõ ràng của bạn. Thẳng thắn và bình tĩnh, nói rõ với kẻ quấy rối là bạn không chấp nhận lời nói và hành vi của hắn. Nếu như thế vẫn chưa đủ, hãy gọi cho cảnh sát và tìm mọi cách để tránh xa những kẻ đó ra. Theo ông Đỗ Quốc Bình, chủ tịch hiệp hội taxi Hà Nội , "Đối với mỗi tài xế trước khi lái xe, họ cần được đào tạo các kỹ năng cầnthiết để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Hơn hết, trên mỗi chiếc xe hiện nay cũng được trang bị hệ thống bộ đàm để tài xế có thể báo cáo những tình huống nguy cấp có thể xảy ra về trung tâm để họ có biện pháp ứng cứu kịp thời". |
(Còn nữa)
Thanh Hải
" alt="Nữ tài xế taxi bị khách sàm sỡ"/>
Nữ tài xế taxi bị khách sàm sỡ