当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo phạt góc Sporting Lisbon vs Marítimo, 3h45 ngày 14/12 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
Cả hai cũng dành thời gian ghé chợ hoa hàng Lược - một trong những chợ hoaTết nổi tiếng của Hà Nội để cảm nhận không khí xuân, cảm nhận sự sôi động củanăm mới, mua những câu đối, phong bao lì xì chúc Tết.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tết này, Nguyên Khang dành thời gian để đưa mẹ đi du lịch khắp nơiđể xem không khí đón Tết ở các quốc gia Châu Á. "Mẹ tôi cũng đã lớn tuổi, bà chỉmuốn có nhiều thời gian bên con trai hơn. Trong năm, hầu như tháng nào tôi cũngkín lịch làm việc. Vì vậy, Tết là thời gian tôi muốn dành riêng cho mẹ và giađình" - Nguyên Khang nói.
![]() |
![]() |
Ảnh: Thế Đại
Cải cách kinh tế và cải cách hành chính luôn phải song hành, giống như đôi chân con người khi bước đi: chỉ nhấc một chân thì không thể tiến xa. Nhận thức được điều này, nhiều đề xuất liên quan đến cải cách hành chính đã được các cơ quan, mà trước hết là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đưa ra trong những năm cuối thập kỷ 1990. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999 và cắt bỏ nhiều giấy phép kinh doanh (bắt đầu từ 2000) không chỉ tạo điều kiện hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh của người dân đã được hiến định, mà còn là biện pháp quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Nhưng tiếc là chúng ta không tận dụng để xóa bỏ bớt nhiều nhiệm vụ của cơ quan nhà nước thông qua hủy bỏ giấy phép để từng bước đổi mới bộ máy quản lý.
Chức năng nhiệm vụ của Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc xác định cơ cấu bộ máy của Chính phủ. Sự khác biệt giữa các mô hình phát triển trên thế giới chính là sự khác biệt về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Nhà nước ở các quốc gia. Xem xét sự khác biệt giữa các quốc gia khối Anh - Mỹ, khối Đức - Bắc Âu, khối các nước Đông Á, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Để dễ hình dung, tôi lấy ví dụ đơn giản. Đức là quốc gia không thu học phí đại học, bởi họ coi giáo dục đại học là việc của nhà nước, nhà nước phải chi tiền. Vì thế, hệ thống đại học công ở Đức rất mạnh. Mỹ cho rằng, giáo dục đại học là trách nhiệm có thể san sẻ cho tư nhân, nhà nước không nhất thiết phải "ôm" hết. Hệ thống trường tư của Mỹ nhờ đó nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Để xác định đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, cần trả lời chuỗi câu hỏi sau:
Việc này nhà nước có cần phải làm không? Nếu không thì bỏ ngay.
Việc này nhà nước cần làm nhưng có tiền để làm không? Nếu không thì tạm hoãn đến khi có đủ điều kiện.
Việc này nhà nước cần làm, có tiền để làm, thì có cần một cơ quan tổ chức nào của nhà nước trực tiếp làm không? Nếu không thì có thể giao cho tư nhân đấu thầu thực hiện.
Việc này nhà nước cần làm, có tiền làm, cần một tổ chức nhà nước đảm nhận nhưng trung ương có phải trực tiếp thực hiện không? Nếu không nhất thiết thì giao cho cấp dưới (tỉnh, huyện, xã).
Ôm quá nhiều vai trò, lại không thể làm tốt bằng tư nhân ở một vai trò nào đó, Nhà nước sẽ tự gây tổn hại đến uy tín của mình. Trong khi, mạnh dạn cắt bỏ những đầu việc không cần thiết để tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi, Nhà nước sẽ giảm được bao nhiêu cơ quan, tổ chức, vừa đỡ cồng kềnh, vừa đảm bảo phụng sự tốt nhất cho người dân.
Về mặt pháp lý, chức năng nhiệm vụ của Nhà nước được xác định ở Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, ở các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ, sau đó được cụ thể hóa ở các quyết định của bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ, viện. Tiếp theo, nó thể hiện ở các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban và cuối cùng là ở bản mô tả nhiệm vụ của từng cá nhân.
Năm 2011, nhóm nghiên cứu CIEM đã thu thập nội dung chức năng nhiệm vụ của hơn 20 bộ trong các Nghị định liên quan, thu được hơn 100 trang A4, cỡ chữ 12, tương đương vài trăm nghìn đầu việc Nhà nước phải làm, chỉ ở riêng cấp bộ. Chúng tôi biết rằng mình không đủ sức để thu thập tiếp các văn bản pháp quy dưới Nghị định.
Như vậy, nếu không rà soát để cắt bỏ bớt chức năng nhiệm vụ, thì việc sáp nhập chỉ mang tính cơ học. Giảm người mà không giảm việc, chất lượng dịch vụ công chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, khi tình trạng dôi dư nhân sự diễn ra trên quy mô rộng, rất khó để đảm bảo tính minh bạch của quá trình cắt giảm. Chúng ta từng biết đến tình trạng "chạy" vào biên chế, nếu không thận trọng, chúng ta sẽ lại phải chứng kiến một làn sóng "chạy để ở lại".
Vậy làm thế nào đưa ra tiêu chí để giữ lại đúng người và cắt giảm đúng chỗ. Quá trình hợp nhất các bộ nhất thiết phải đi kèm với việc rà soát, giữ lại các nhiệm vụ nòng cốt, và cắt giảm các chức năng mà nhà nước không cần đảm nhận, có thể chuyển giao cho tư nhân. Có nhiệm vụ cụ thể thì sẽ đưa ra được yêu cầu chi tiết về năng lực trong việc tuyển chọn người ở lại và thu nạp người mới.
Khi tạo được hệ thống nguyên tắc và tiêu chí rõ ràng như vậy, bộ máy sẽ tự vào guồng mạch lạc, minh bạch, hạn chế tình trạng "đục nước béo cò" trong cuộc "cách mạng hành chính".
Các cuộc họp ở nhiều bộ ngành hiện nay mang nặng tâm tư, nỗi lo của cán bộ, công chức trước nguy cơ giảm biên chế. Đó là điều dễ hiểu và cần được chia sẻ. Nhưng cũng không thể tiếp tục duy trì cỗ máy, mà 9-10 người dân phải nuôi một người hưởng lương ngân sách. Nhà nước phải có giải pháp ra sao để yên lòng đội ngũ công chức bị đào thải?
Thực tế, Việt Nam đã trải qua vấn đề tương tự khi đóng cửa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh vào đầu những năm 1990. Việc bù đắp (dù có thể chưa thỏa mãn) cho những người bị mất việc nên ở mức đủ để họ tạm an lòng. Ví dụ trả cho họ một khoản tương đương với bao nhiêu % tiền lương nhất định cho đến khi họ về hưu, có hạn định mức trần. Tổng số tiền dù lớn nhưng sẽ trở nên rất nhỏ nếu so với hiệu quả của việc tinh gọn và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước.
Trong gần hai chục năm nghiên cứu cách tổ chức, đổi mới bộ máy nhà nước, chính phủ, chúng tôi từng có những lúc rất nản trước trạng thái "cách mạng hành chính nửa vời". Nhưng khoảng hai tháng nay, tôi có niềm tin trở lại.
Trong hoạch định chính sách, có hai từ khóa rất quan trọng: "làm được" và "được làm". Với tri thức và năng lực của mình, người Việt "làm được" nhiều việc; giả sử việc gì không làm được, có thể thuê chuyên gia nước ngoài. Nhưng "được làm" mới khó. Tôi "làm được" mà không "được làm" thì tôi cũng trở nên vô dụng. "Được làm" là trạng thái quyết tâm, "bật đèn xanh" từ cấp cao nhất. Lịch sử đất nước cho thấy, cuộc cải cách nào khởi nguồn từ sự "được làm" từ trên xuống, cuộc cải cách đó thắng lợi, chẳng hạn như Đổi Mới năm 1986, "cởi trói" cho kinh tế tư nhân những năm 1990...
Chỉ có hai điều tôi còn băn khoăn.
Thứ nhất là lộ trình thực hiện quá gấp. Thời hạn quý 3/2025 là khoảng thời gian quá ngắn để hoàn tất khối lượng công việc đồ sộ như vậy.
Thứ hai, tôi cho rằng, cần có một cơ quan tham mưu, có vai trò điều phối chính sách giữa các bộ ngành. Một bộ, ngành khi đưa ra chính sách có thể xung đột với chính sách của bộ khác, ngành khác, thậm chí cản trở sự phát triển của ngành khác. Vậy phải có bộ phận nào đó rà soát, giúp cho chính phủ triệt tiêu sự chồng chéo và tham mưu các giải pháp tối ưu, đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc hiện nay là một mô hình mà chúng ta có thể tham khảo.
Cải cách bộ máy, cải cách chính phủ là việc tự ghè đá vào chân mình, tự cắt bỏ lợi ích của bản thân - là chuyện không ai muốn. Việc đổi mới, sắp xếp lại bộ máy còn gặp nhiều khó khăn, song khó khăn đến mấy cũng phải làm và phải làm ngay. Để công cuộc đổi mới này thành công, theo tôi cần ít nhất ba yếu tố: thứ nhất là sự quyết tâm, đồng lòng và tinh thần hy sinh của tầng lớp lãnh đạo cao nhất; thứ hai là sự đồng thuận trong xã hội; và thứ ba là có cách tiếp cận khoa học, hợp lý, minh bạch làm phương pháp luận để đề ra phương án giải quyết tất cả nút thắt trong quá trình triển khai.
Thời điểm này, ba yếu tố đều đã xuất hiện, vì thế tôi tin rằng công cuộc đổi mới sẽ thành công và tạo điều kiện cho Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới
Lê Viết Thái
" alt="Sáp nhập, khó ở đâu?"/>Điện thoại với camera selfie biến ảo
Tôi là người nhất quyết chống đối việc hoãn chiếu
- Cảm giác của anh thế nào khi phim của mình tới ngày ra rạp lại hoãn chiếu vô thời hạn để né dịch bệnh?
Bất cứ đạo diễn nào cũng muốn đứa con tinh thần của mình đến với khán giả. Tới ngày công chiếu đoàn phim vô cùng háo hức mong chờ phim ra mắt và giao lưu với khán giả rộng rãi hơn nên chúng tôi rất buồn vì phim phải hoãn chiếu. Nhiều người nói là nên như thế thì tốt hơn nhưng cá nhân tôi - với tư cách đạo diễn, thì rất buồn. Tuy nhiên chúng tôi đã ngồi lại và bàn tìm thời điểm thích hợp nhất để phim ra mắt trở lại và rồi cả đoàn sẽ lại được gặp nhau.
Tôi không phải người đưa ra quyết định hoãn chiếu phim mà luôn bảo vệ phim của mình được chiếu liên tục đến khán giả. Và ở trong nhóm, tôi là người nhất quyết chống đối. Nói thực thì bản thân tôi cũng thấy phân vân, bởi một mặt muốn phim của mình ra rạp nhưng một mặt cũng rất lo. Không phải vì tôi tự tin phim của mình tốt thì ra rạp sẽ tốt mà đây là phim tập hợp ê kíp là những bạn trẻ, rất nhiều trong số đó lần đầu làm phim nên rất muốn tác phẩm của mình nhanh chóng đến được với khán giả.
- Thị trường phim Việt rất khó lường, 1 phim tốt chưa chắc chắc đã ăn khách. Là một đạo diễn anh có lo lắng quá về chuyện doanh thu của phim?
Lo lắng chứ! Dù là đạo diễn nhưng khi vào việc tôi cũng chỉ như một người làm thuê mà thôi, dù cho phim này do BHD sản xuất. Nếu dùng tới quyền tôi là nhà đầu tư để làm phim thì chắc chắn sẽ hỏng.
![]() |
Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và con gái Linh Đan. |
Trong 'Bí mật của gió', tôi từng phải nhượng bộ con gái
- 'Bí mật của gió' là phim đầu tiên anh làm cùng con gái Linh Đan - Giám đốc hình ảnh của phim (D.O.P). Có mâu thuẫn xung đột nào giữa hai cha con trên phim trường?
Linh Đan đã làm D.O.P cho một số phim và trong số đó có phim từng tham gia góc điện ảnh tại Cannes. Đây là phim thứ 3 của Linh Đan nhưng lại là phim đầu tiên chúng tôi làm cùng nhau. Khi tham gia một dự án mọi người đều phải làm đúng trách nhiệm của mình. Ngoài ra, khi làm việc bàn bạc với nhau chúng tôi vẫn có sự tôn trọng nhất định.
Tuy vậy cũng có lúc không hòa hợp, xung đột thì không nhưng tranh luận chắc chắn là có. Do chúng tôi ở hai thế hệ khác nhau, hai luồng tư tưởng khác nhau nên luôn có khác biệt về cách làm, cách thể hiện nên ai thuyết phục được thì người còn lại sẽ làm theo.
- Trong 'Bí mật của gió', có cảnh nào anh phải nhượng bộ con gái mình?
Thực sự là có! Đó là cảnh cuối khá quan trọng trong phim khi nhân vật bà mẹ để tấm ảnh trên ban thờ. Tôi thì muốn quay trước mặt nhưng Linh Đan nhất định muốn quay sau lưng. Khi ra đến hiện trường tôi có nói muốn có cảnh tả thêm chi tiết nhưng Linh Đan nhất định không. Đến khi Giám đốc hình ảnh đã sử dụng tới quyền lực của họ rồi thì dĩ nhiên tôi phải nghe theo. Khi xem lại tôi thấy quyết định của Linh Đan là đúng, bởi chỉ cần hình ảnh người mẹ quay sau lưng là đã nói được nhiều điều khi mọi cảm xúc đã dồn vào trường đoạn trước đó.
Thực tra trong đoàn phim đạo diễn thường phải đóng vai tốt chứ không phải vai xấu. Ngày trước, cách đây chừng 20 năm, quyền lực của đạo diễn trên phim trường rất mạnh nhưng giờ với cách làm hiện đại, đạo diễn không còn có quyền sinh quyền sát như xưa. Nếu muốn thuyết phục diễn viên thì mình phải làm việc theo cách khác, phải làm sao để họ được thoải mái nhất mà lên đồng trong cảnh quay.
Ngay như Quốc Anh và Khả Ngân, trước đó họ đã làm khá nhiều phim nhưng khi lựa chọn họ cho 'Bí mật của gió' tôi cũng hết sức cân nhắc. Dù trước đó có thể họ bị khán giả comment nhiều nhưng tôi vẫn nhìn thấy tiềm năng trong họ cũng như sự kết nối giữa hai người đó nên vẫn muốn thử sức.
![]() |
Quốc Anh và Khả Ngân trong một cảnh phim "Bí mật của gió". |
Lan Ngọc từng sợ không dám ngồi ăn chung với tôi
- Nhiều diễn viên từng làm phim với anh giờ đã rất nổi tiếng, như đơn cử có Lan Ngọc từ "Cánh đồng bất tận". Anh có theo dõi bước tiến của các diễn viên từng đóng phim mình?
Mỗi dự án phim mình có thể tìm cho mình những diễn viên mới và rồi thấy họ thành công, đó là hạnh phúc của người đạo diễn. Tôi luôn theo dõi và mong muốn họ thành công hơn nữa.
- Nhớ lại khi chọn Lan Ngọc vào đóng vai Nương trong "Cánh đồng bất tận", lúc cô ấy còn là cái tên vô danh, anh ấn tượng điều gì ở Lan Ngọc?
Điều tôi ấn tượng đầu tiên ở Lan Ngọc chính là cặp lông mày chân phương. Khi đó hầu hết các cô gái đều tỉa lông mày còn tôi lại muốn tìm một người giữ được vẻ đẹp mộc. Do vậy tôi đã rất ấn tượng với cặp lông mày của Lan Ngọc khi đến casting. Khi làm việc, Lan Ngọc có diễn thử và tôi nhận thấy cô ấy có rất nhiều tiềm năng. Không chỉ có tôi mà cả Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến đều chung tay vào giúp Lan Ngọc. Dù người chọn là tôi nhưng có cả một ê kíp giúp Lan Ngọc thực hiện bộ phim.
Lan Ngọc là người nắm bắt nhanh và quyết làm bằng được. Khi đó Ngọc rất sợ tôi, thậm chí còn không dám ngồi ăn chung với tôi. Trên phim trường tôi là người rất nghiêm khắc với Ngọc những ngày đầu, dần dần mới thoải mái hơn. Chắc có lẽ vì sợ tôi nên cũng một phần giúp Lan Ngọc sợ ông bố trong "Cánh đồng bất tận" chăng? (cười).
![]() |
Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình tiết lộ "Bí mật của gió" có chi phí sản xuất khoảng 20 tỷ. Phim dự kiến công chiếu từ 31/1 nhưng hoãn lại vì virus Corona bùng phát. |
- Cứ mỗi 5 năm mới thấy anh làm phim, từ "Cánh đồng bất tận" (2010), "Quyên" (2015) tới "Bí mật của gió" (2020), trong quãng nghỉ dài đó, quay trở lại với phim trường, anh nhận thấy có nhiều thay đổi không, đặc biệt là ở các lứa diễn viên sau này?
Yêu cầu của tôi với tất cả các diễn viên vẫn giống như trước đây là các diễn viên chính đều không được tham gia phim nào khác ngoài phim của tôi cũng như không được rời khỏi đoàn phim suốt quá trình quay. Trước 2 tuần bấm máy họ sẽ phải tập trung để vỡ kịch bản và nếu có yêu cầu nào thì phải đưa hết ra trước đó, để ra bối cảnh không còn vướng mắc nào nữa, chỉ dành tình cảm cho vai diễn để "lên đồng" trong mỗi cảnh quay. Tuy cũng nghe thấy bạn bè nói rằng "bây giờ diễn viên khác lắm" nhưng tôi lại không gặp tình trạng đó với các diễn viên của mình, chỉ thi thoảng gặp ở các diễn viên phụ chạy show nhiều.
Cũng may ở phim "Bí mật của gió" hầu hết các diễn viên tôi đều biết họ và từng làm việc cùng trong các dự án trước. Thậm chí Quốc Anh còn hơi ngoan quá đà. Song khi tham gia sản xuất một số phim cũng có khá nhiều bạn diễn viên khiến tôi lo lắng về cách làm việc của họ do chạy show quá nhiều. Do vậy tôi chủ động tìm các diễn viên mà mình biết sẽ dành nhiều thời gian cho phim của mình.
Quỳnh An
Trước sự lan nhanh của virus corona, nhà sản xuất phim "Bí mật của gió" quyết định rời lịch chiếu vô thời hạn.
" alt="Đạo diễn Quang Bình phản đối dừng chiếu phim 20 tỷ vì dịch viêm phổi"/>Đạo diễn Quang Bình phản đối dừng chiếu phim 20 tỷ vì dịch viêm phổi
Với Manju (17 tuổi, ở làng Hansiyawas, bang Rajasthan, Ấn Độ), việc ngăn cản cô chị gái 20 tuổi, Babli, đến sống với chồng chưa cưới là cách tốt nhất để ngăn cản cuộc hôn nhân của chính mình.
Babli được đính hôn từ năm 8 tuổi nhưng "gauna" - một từ để ám chỉ khi cô dâu được gửi đến sống với gia đình chồng và có quan hệ tình dục - vẫn chưa diễn ra.
“Ngay sau khi chị gái tôi chính thức kết hôn và về nhà chồng, bố mẹ chắc chắn sẽ ép tôi phải kết hôn”, Manju, học sinh lớp 12, người bị buộc phải đính hôn khi mới 12 tuổi, cho biết.
Cha của họ, người từng kiếm được khoảng 15.000 rupee Ấn Độ (gần 5 triệu đồng) mỗi tháng bằng việc nấu ăn trong các đám cưới, đã không còn việc làm sau khi lệnh đóng cửa do Covid-19 được công bố vào tháng 3 năm ngoái. Gia đình đã tiêu hết 50.000 rupee và phải bán sữa để sống qua ngày.
Trong thời gian giãn cách, cha mẹ của Manju đã bàn về cuộc hôn nhân của cô, nhưng họ không có đủ tiền mặt. Cuối cùng, khi cha cô bắt đầu đi làm trở lại vào tháng Giêng - tháng cao điểm mùa cưới, áp lực kết hôn ngày càng tăng cao.
Manju không thể tham gia các lớp học trực tuyến trong thời gian giãn cách vì không có điện thoại thông minh, nhưng cô đã trở lại trường học vào tháng 1.
“Tôi đã nói với bố mẹ rằng tôi muốn tiếp tục học để trở thành một cảnh sát. Một khi tôi trở thành cảnh sát, tôi sẽ phá vỡ hôn ước của mình”, cô nói.
Pintu Paul, một nhà nghiên cứu về tảo hôn tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khu vực của Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết hôn nhân cưỡng bức là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ, nhưng đại dịch đã làm trầm trọng thêm vấn đề này khi hàng triệu người mất việc làm.
Paul nói: “Các gia đình nghèo kết hôn cho con gái để giảm gánh nặng kinh tế gia đình”. Ở Ấn Độ, tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu là 18 đối với trẻ em gái và 21 tuổi đối với trẻ em trai. Theo dữ liệu của Unicef năm 2018, khoảng 27% trẻ em gái ở Ấn Độ kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.
Các bậc cha mẹ để con kết hôn khi chưa đủ tuổi có thể bị phạt tới 100.000 rupee Ấn Độ (1360 USD) và bị phạt tù 2 năm. Truyền thông địa phương cho biết, tổ chức Childline India Foundation đã can thiệp vào 5.584 trường hợp liên quan đến tảo hôn trong 3 tháng đầu tiên đất nước giãn cách.
Cảnh sát Pakistan bắt đầu cuộc điều tra vào tháng trước khi nghi ngờ rằng chính trị gia Maulana Salahuddin Ayubi, một thành viên quốc hội tỉnh Balochistan, đã kết hôn với một cô gái 14 tuổi. Ở hầu hết các vùng của Pakistan, độ tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu là 16 đối với nữ và 18 tuổi đối với nam.
Qamar Naseem, điều phối viên của nhóm phi lợi nhuận Blue Veins hoạt động ở tây bắc Pakistan, nói rằng, vụ việc cho thấy sự thiếu ý chí chính trị ở nước này trong việc kiềm chế nạn tảo hôn và bạo lực đối với phụ nữ.
Naseem cho biết, nhiều người đàn ông Pakistan trở về từ vùng Vịnh sau khi mất việc, đã kết hôn với trẻ vị thành niên. Các gia đình nghèo ở Pakistan thường coi phụ nữ là gánh nặng khi họ bắt đầu có kinh nguyệt và những căng thẳng này đã tăng lên trong thời gian giãn cách. “Kết hôn dường như là một lựa chọn dễ dàng hơn”, Naseem nói.
Hadiqa Bashir, 19 tuổi, là người đã dành 7 năm để chống lại các cuộc hôn nhân ép buộc lứa tuổi vị thành niên ở thung lũng Swat (Pakistan), cho biết, cô đã gặp hơn 30 cuộc hôn nhân cưỡng bức liên quan đến các cô gái trẻ trong thời gian đại dịch.
Bashir, người thành lập tổ chức phi lợi nhuận United for Human Rights, kể rằng: “Đã có trường hợp một bé gái 8 tuổi bị ép kết hôn với một người đàn ông 35 tuổi vì người cha mê cá cược của em không có đủ tiền để sống”.
* Tên nhân vật đã được thay đổi" alt="Những cô dâu 8 tuổi phiên bản đời thực ở Nam Á"/>