|
Gói cước G80 mobifoneGo - Thả ga truy cập internet cả tháng chỉ 80k |
Cụ thể, thuê bao đăng ký gói cước G80 vừa sẽ được dùng thoải mái data truy cập internet 24/7 trong trong suốt chu kỳ 30 ngày, vừa được miễn phí data tốc độ cao cho 10 ứng dụng giải trí, kết nối, làm việc và học tập online.
Miễn phí data tốc độ cao truy cập theo ứng dụng
Giá trị mà gói cước G80 mang lại là vừa giúp thuê bao sử dụng data theo cách riêng lại vừa thỏa mãn nhu cầu cho đại bộ phận khách hàng ở mọi lứa tuổi. Ví dụ có những người chỉ sử dụng data để đọc báo, xem truyền hình, có những nhóm khách trẻ lại dùng để giải trí: chơi game, nghe nhạc, xem phim, lướt mạng xã hội,... hay nhóm khách hàng văn phòng sử dụng data để phục vụ công việc check mail, tải file, họp online, … hoặc học sinh để học tập online.
|
G80 tặng thêm ưu đãi free data tốc độ cao xài 10 ứng dụng: Tiktok, Instagram, Spotify, FPT Play và PUBG, Gmail, Google Drive, Skype, Zalo, Viber cho thuê bao Android có tải và cài đặt ứng dụng mobifoneGo. |
Khác với những gói cước 4G khác, khi thuê bao đăng ký gói G80, có cài thêm ứng dụng mobifoneGo về điện thoại sẽ được sử dụng free toàn bộ data tốc độ cao cho 10 ứng dụng hot nhất hiện nay bao gồm: Giải trí trên: Tiktok, Instagram, Spotify, FPT Play và PUBG; Làm việc trên: Gmail, Google Drive, Skype; Kết nối trên: Zalo, Viber.
Link tải ứng dụng mobifoneGo tại: https://bit.ly/app-mobifoneGo. Mọi ứng dụng được tải từ bên ngoài gói sẽ được tính data riêng.
Hiện tại, ứng dụng mobifoneGo đã có trên Android, phiên bản trên iOs sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới.
Thả ga data truy cập internet cả tháng
Đã 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, con người dần dịch chuyển sang các hình thức kết nối, làm việc, giải trí online thay vì trực tiếp như trước đây. Đặc biệt, trong giai đoạn tết Nguyên Đán đang tới gần, người dân di chuyển bên ngoài thường xuyên hơn, bởi vậy nhu cầu sử dụng data di động cho các hoạt động online vô cùng lớn.
Đại diện chăm sóc khách hàng của nhà mạng cung cấp gói cước G80 cho biết: “Nếu sử dụng các ứng dụng phục vụ công việc hay giải trí, kết nối online trong thời gian dài đều ngốn dung lượng data rất lớn. Bởi vậy, gói G80 với mục đích bảo kết nối internet theo nhu cầu sử dụng internet trên di động của người dùng”.
Là một sinh viên đại học đang áp dụng hình thức học trực tuyến, Anh Thái (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mình là sinh viên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trường mình chuyển sang hình thức học online. Khổ nỗi mạng Wi-Fi chỗ khu nhà mình cứ chập chờn khiến cho việc học tập thường xuyên bị gián đoạn. Từ khi sử dụng gói G80, chỉ 80k/tháng mình được dùng thoải mái data để học tập, xem video, xem phim… với tốc độ ổn định.”
Qua tìm hiểu được biết, gói cước G80 có cú pháp đăng ký là DK G80 gửi 999. Khi đăng ký thành công, thuê bao được tặng ngay 4GB data tốc độ cao truy cập toàn bộ internet. Khi sử dụng hết 4GB vẫn tiếp tục truy cập internet. Không phát sinh cước ngoài gói.
Điều này có nghĩa, bạn sẽ được trải nghiệm thả ga data truy cập internet với tốc độ ổn định, xem video, lướt web mượt mà.
Tối ưu cước phí data di động
Là khách hàng thường xuyên xem phim, chơi game trên điện thoại, anh Đức Anh (Q3.TP.HCM) đang sử dụng một gói cước 4G thông thường. Do xem phim, chơi game, sử dụng mạng xã hội nhiều nên hầu như tháng nào anh Đức Anh cũng phải mua thêm dung lượng data để sử dụng. Nhiều khi đang xem thì hết dung lượng, khiến cho việc kết nối bị gián đoạn.
Từ khi biết và đăng ký gói G80, anh Đức Anh có thể thoải mái xem phim trên FPT PLay, chơi game, nghe nhạc trên Spotify, lướt mạng xã hội như: Tiktok, Instagram… thoải mái mà không còn lo hết dung lượng tốc độ cao, và cũng không bị phát sinh cước phí vượt gói.
“Mình lựa chọn gói G80, mất 80.000 đồng/tháng có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu, vừa được xem phim, chơi game, nghe nhạc thỏa thích, không lo hết dung lượng cao giữa chừng, cứ trọn gói vậy là hay, không còn thấp thỏm, lo lắng chi phí bị phát sinh nhiều nữa”, anh Đức Anh chia sẻ.
Đăng ký toàn quốc, không cần đổi SIM
Theo nhà mạng MobiFone, gói cước này được áp dụng cho tất cả thuê bao trả trước, trả sau MobiFone đang hoạt động 2 chiều (trừ thuê bao Fast Connect). Khách hàng có thể đăng ký ngay mà không cần phải đổi SIM.
Với những ưu đãi mà gói G80 cung cấp, hy vọng sẽ mang lại cho cho thuê bao MobiFone một chu kỳ sử dụng với những trải nghiệm tuyệt vời.
Phương Dung
" alt=""/>G80 MobiFone – Gói 4G bao trọn nhu cầu data chỉ 80K/tháng
|
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT. (Ảnh: Tình Lê/Vietnamnet) |
Bên cạnh đó, ông Phước cho rằng việc dùng pháp luật để xử lý vi phạm bản quyền gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và tiền bạc theo đuổi vụ kiện. Các đơn vị xuất bản ngày càng dè dặt khi đầu tư công sức và thời gian mua bản quyền xuất bản tác phẩm mới vì e sợ những tựa sách hay sau khi phát hành ra thị trường không lâu sẽ trở thành “miếng mồi” ngon cho đối tượng sản xuất, tiêu thụ sách giả.
“Không ít đối tác nước ngoài tỏ ra e ngại khi biết đến vấn nạn vi phạm bản quyền sách số trầm trọng tại nước ta, cũng không mặn mà bán bản quyền khi được đề nghị. Vì vậy, chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý nạn vi phạm bản quyền sách số để giúp cho môi trường xuất bản Việt được trong sạch, các đơn vị xuất bản thêm tự tin khi chuyển đổi số”, bà Nguyễn Lệ Chi - Tổng giám đốc công ty CP Văn hóa CHI (Chibooks) nhận định.
Vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng phức tạp
Trao đổi với Vietnamnet về vấn nạn vi phạm bản quyền sách trên môi trường số, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ TT&TT cho rằng nhìn từ thể chế, chính sách, từ sau khi nước ta gia nhập WTO và tham gia Công ước Berne, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện với quy định cụ thể về quyền tác giả và quyền liên quan, Luật Xuất bản và quy định xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực xuất bản.
“Chúng ta cũng thấy có sự góp mặt của nhiều cơ quan, từ cơ quan quản lý hoạt động xuất bản, In, phát hành Trung ương đến địa phương, các cơ quan quản lý thị trường, các tổ chức chuyên trách như Đoàn liên ngành phòng chống In lậu, Ban chỉ đạo Quốc gia chống gian lận thương mại, hàng lậu, hành giả (Ban chỉ đạo 389), Đội kiểm tra liên ngành 814… Chưa kể sự tham gia của các cơ quan chuyên môn của Bộ Công an và các Sở Công an”, ông Nguyên nói.
Nhiều vụ việc in lậu, xâm phạm bản quyền với số lượng lớn đã được phát hiện và xử lý như vụ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Nhà xuất bản Giáo dục bắt quả tang các bị can tham gia in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả tại xưởng in sách số 297 đường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và các xưởng gia công sách giả khác trên địa bàn Thủ đô. Lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 3,2 triệu cuốn sách giáo khoa giả, 3 hệ thống dây chuyền máy in offset, nhiều máy gia công sách giả, hơn 1,5 triệu tem giả của Nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản khác cùng khoảng 20 tỉ đồng từ nguồn thu bất hợp pháp, truy tố 12 bị can.
Tuy vậy, vấn nạn xâm phạm bản quyền vẫn chậm được khắc phục, nhất là thời gian gần đây, tình trạng có dấu hiệu nghiêm trọng, phức tạp hơn. “Một trong những nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ số và thương mại điện tử. Lợi dụng các nền tảng mạng xã hội, một số tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm như: sử dụng trang website có tên miền nước ngoài, các app để phát tán nội dung số hoá vi phạm bản quyền của các tác giả”, ông Nguyên chia sẻ. Thời gian tới, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý thông tin điện tử, an ninh mạng, công an… để triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn các mạng xã hội, trang web phát hành sách lậu, sách giả, vi phạm bản quyền.
Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, cần thực hiện 3 nội dung: Hướng dẫn phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ bản quyền của các đơn vị xuất bản, tác giả và toàn xã hội; Triển khai cả về mặt pháp lý và kỹ thuật với các nền tảng xâm phạm bản quyền, hướng tới hình thành một thị trường phát triển lành mạnh; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Công Thương, đặc biệt là Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường, các Sở TT&TT cũng như phát huy hiệu quả của Đoàn liên ngành phòng chống In lậu để phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm.
“Các giải pháp trên cần tiến hành đồng bộ nhưng quan trọng nhất, căn cơ nhất theo tôi vẫn là nâng cao nhận thức của xã hội về tác hại của nạn xâm phạm bản quyền, phải coi đây là vấn nạn ảnh hưởng không chỉ đến ngành xuất bản mà còn tác động đến khả năng sáng tạo, sức mạnh phát triển của đất nước. Cần cải thiện hình ảnh môi trường kinh doanh của ngành xuất bản Việt Nam trong mắt cộng đồng xuất bản quốc tế”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Đã đến lúc “chiếc kiềng ba chân” là ban ngành, cơ quan các cấp, tập thể các đơn vị xuất bản, nhà phân phối và bạn đọc cả nước cần chung sức trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên môi trường số để “cứu” lấy ngành xuất bản và xóa bỏ vấn nạn vi phạm tràn lan.
Ka Mi
Vi phạm bản quyền trên môi trường số: “Lời kêu cứu” từ các đơn vị làm sách chân chính
Vi phạm bản quyền sách trên môi trường số vốn là vấn nạn tồn tại từ lâu. Nhưng đến nay, tình trạng này vẫn khó giải quyết dứt điểm, các hình thức xâm phạm ngày càng biến tướng tinh vi hơn.
" alt=""/>Xử lý hình sự điển hình một số vụ việc vi phạm bản quyền nghiêm trọng