当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Columbus Crew vs Montreal, 6h37 ngày 4/8 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Myanmar vs Afghanistan, 17h30 ngày 25/3: Không dễ cho chủ nhà
Công chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thị trấn Ðầm Dơi tận tình giải quyết TTHC cho công dân nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Anh Trần Lê Nguyễn, công chức Văn phòng - Thống kê, chia sẻ: “Chúng tôi không ngừng cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ người dân nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tiếp xúc với dân, chúng tôi hướng dẫn tận tình, luôn nghiêm túc trong công việc, không được trễ nải; từng bước chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, thân thiện, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”.
Hiện thị trấn có 10 cán bộ, 9 công chức và 14 người hoạt động không chuyên trách, đảm bảo chuẩn theo quy định. Cán bộ, công chức đều ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng văn bản điện tử, phần mềm hồ sơ công việc liên thông, phần mềm hộ tịch, phần mềm một cửa, phần mềm tài chính. Ðơn vị được cấp 7 chữ ký số, trong đó 3 chữ ký số của lãnh đạo được sử dụng thường xuyên, 4 chữ ký số tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả được sử dụng khi phát sinh hồ sơ.
Từ tháng 11/2023, tất cả TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau. Thị trấn đã cung ứng dịch vụ công trực tuyến một phần đối với 95 thủ tục và toàn trình 71 thủ tục. Theo đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được xác minh và cấp một tài khoản duy nhất, tài khoản này sử dụng vĩnh viễn cho việc đăng ký trực tuyến dịch vụ công đối với tất cả các dịch vụ hành chính công từ cấp tỉnh đến cấp xã; đồng thời, giúp cán bộ, công chức theo dõi về tiến trình, nhật ký hồ sơ, ghi nhận tất cả nội dung trao đổi thông qua hệ thống hồ sơ điện tử thay thế cho các hình thức hồ sơ giấy như trước.
Ðể phát huy hơn nữa kết quả đạt được, ông Trần Quốc Tuấn, Phó chủ tịch UBND thị trấn, đề xuất cần có chính sách khuyến khích công dân nộp hồ sơ trực tuyến bằng cách miễn hoặc giảm phí TTHC, để nâng tỷ lệ người dân tham gia nộp hồ sơ trực tuyến; khi người dân quen dần thì có thể giảm phí thanh toán trực tuyến, để nâng tỷ lệ thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, cần sớm tích hợp các TTHC niêm yết bằng mã QR code vào Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh để thuận tiện tra cứu TTHC và tránh lãng phí.
Các kế hoạch, chủ trương của thị trấn đều công khai cho dân biết, dân bàn, dân làm và dân đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ðiểm sáng của thị trấn Ðầm Dơi là, công tác CCHC đã được Ðảng bộ, chính quyền vận dụng linh hoạt vào các công việc chuyên môn nhằm hướng đến mục tiêu đem lại lợi ích cho dân. Các kế hoạch, chủ trương của thị trấn đều công khai cho dân biết, dân bàn, dân làm và dân đồng thuận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả, năm 2023, các hộ dân trên địa bàn thị trấn đã hiến hơn 13.300 m2 đất để làm đường, trị giá khoảng 30 tỷ đồng; góp tiền làm vỉa hè, lắp đèn năng lượng, góp phần xây dựng đô thị văn minh.
Ðể giữ vững là một trong những đơn vị có chất lượng CCHC tốt của huyện Ðầm Dơi, thời gian tới, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình để thụ hưởng nhiều tiện ích; từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến chính quyền điện tử, chính quyền số./.
Mộng Thường - Hoàng Vũ (Báo Cà Mau)
" alt="Chuyển đổi số trong CCHC ở Cà Mau: Cải cách tốt, phát triển nhanh"/>Chuyển đổi số trong CCHC ở Cà Mau: Cải cách tốt, phát triển nhanh
- Phần mềm “Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định” cụ thể là gì, thưa ông?
Trước đây, khi chưa có tác động từ biến đổi khí hậu. Bình Định thường có 3 tháng mùa mưa trong 1 năm, từ tháng 9-11 (tính theo âm lịch). Địa phương chúng tôi từng phải hứng chịu những ngày mưa lớn liên tiếp, có những trận lũ lụt lịch sử từng được ghi lại.
Khi đó, phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống thiên tai là Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ và Hậu cần tại chỗ luôn được tỉnh thực hiện triệt để. Ngày nay, với tiến bộ của công nghệ thông tin, chúng tôi cụ thể hoá 4 tại chỗ bằng chuyển đổi số.
Ở đây, cơ quan chức năng xây dựng 4 phương án ứng phó thiên tai cho bão; 3 phương án ứng phó thiên tai cho lũ. Các phương án đó được xây dựng xoay quanh người dân. Bởi, người dân phải được an toàn trong bão lũ, đây là yếu tố quan trọng nhất.
Từ đó, chúng tôi xây dựng các phương án sơ tán dân trên phần mềm. Nếu như có một cơn bão, lũ lụt xảy ra, tác động tới địa bàn, người dân sẽ được sơ tán đi đâu. Có hai hình thức gồm sơ tán xen ghép và sơ tán tập trung.
Nếu sơ tán xen ghép, hộ dân này sẽ ghép với hộ dân nào. Còn sơ tán tập trung thì hộ dân đi tới đâu, bằng phương tiện gì. Địa điểm sơ tán tập trung là các trường học, trạm xá, cơ sở y tế, cơ quan Nhà nước, những địa điểm có nhà cửa kiên cố trở thành những nơi tránh trú cộng đồng. Khi sơ tán dân tới đó, tất nhiên, chúng tôi phải có cả kịch bản lo hậu cần cho người dân. Lượng thức ăn, nước uống và số người tham gia hỗ trợ sơ tán.
Tất cả dữ liệu đều được đưa lên hệ thống phần mềm “Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định”.
- Vậy, ông lấy căn cứ nào để nhận định hộ dân trong vùng thiên tai cần phải sơ tán ra khỏi nhà của họ?
Lấy ví dụ một tình huống giả định như sau, khi cơ quan khí tượng thuỷ văn phát đi thông báo rằng, có một cơn bão sẽ đổ bộ vào địa phận tỉnh Bình Định, ở tại một vùng nào đó chẳng hạn. Sở NN&PTNT sẽ tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ra công điện kích hoạt phần mềm.
Khi phần mềm này được kích hoạt, hệ thống sẽ xác định khu vực nào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, xã nào cần sơ tán. Cụ thể hơn, với cấp báo như vậy, bao nhiêu hộ dân trong xã sẽ phải đi sơ tán, tương ứng với mức độ hiện trạng nhà của họ. Chúng tôi đã phân ra các loại nhà gồm: nhà kiên cố; nhà bán kiên cố; nhà thiếu kiên cố; nhà đơn sơ.
Như vậy, với 4 loại nhà trên, ứng với các cấp độ bão ra sao thì nhân khẩu trong nhà sẽ phải đi.
Đơn cử, cấp siêu bão thì nhà kiên cố cũng không ăn thua, tất cả cư dân đều phải đi ra khỏi vùng bão.
Nếu bão ở cấp thấp như cấp 7-8, thì nhân khẩu trong nhà đơn sơ phải đi. Ngoài ra, chúng tôi cũng cập nhật được có bao nhiêu tàu đã vào được khu neo đậu, nằm ở vị trí nào, khu neo đậu còn bao nhiêu chỗ trống....
- Như vậy, tỉnh đã số hoá dữ liệu dân cư lên phần mềm để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai?
Đúng vậy. Các cơ quan, đơn vị đã điều tra tận nơi, đánh giá kết cấu nhà. Từ đó, chúng tôi mới có thể phân ra các loại nhà, tương ứng với các cấp bão mà ngôi nhà đó có thể chống chịu.
Để có được dữ liệu chính xác, chúng tôi định vị từng ngôi nhà; điều tra về chất lượng nhà; số nhân khẩu; đối tượng dễ bị tổn thương… Khi có tình huống thiên tai, sẽ cần ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương trước như trẻ em, phụ nữ, người già…
Tất nhiên, các số liệu trên có thể biến động sau thời điểm điều tra. Do đó, rất cần quá trình cập nhật thông tin về tình trạng nhà, nhân khẩu từ cấp cơ sở.
Hiện, phần mềm đã xây dựng cơ sở dữ liệu nền về ứng phó thiên tai, sơ tán chi tiết đến từng hộ dân của 404.787 hộ gia đình với 1.483.649 nhân khẩu. Các công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng chống thiên tai cũng có trong phần mềm.
Cụ thể hơn, 4 kịch bản bão, 3 kịch bản lũ được xây dựng với chức năng theo dõi trực tuyến công tác sơ tán dân theo thời gian thực, công tác điều hành trực tuyến việc điều động lực lượng ứng phó, điều động phương tiện, vật tư, trang thiết bị và xuất cấp lương thực thực phẩm khẩn cấp, báo cáo thiệt hại do thiên tai theo thời gian thực của UBND cấp xã; đồng thời theo dõi trực tuyến số lượng tàu cá ở vùng nguy hiểm do bão, quản lý tàu cá vào các khu neo đậu, báo cáo trực tuyến tình hình ứng phó của các sở ngành về tàu hàng ở vùng nước cảng biển Quy Nhơn, tình hình giao thông, hồ chứa và theo dõi tổng hợp các đề xuất hỗ trợ khẩn cấp của địa phương và các cơ quan. Tỉnh đã tổng duyệt, chạy thử phần mềm, kích hoạt tình huống giả định và mọi thứ diễn ra ổn.
Có thể nói rằng, ứng dụng chuyển đổi số trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết. Đây là công cụ để chính quyền ra các quyết định chính xác hơn, dựa trên các tính toán khoa học. Đồng thời, người dân có dữ liệu cụ thể để tin và ủng hộ cho các quyết định từ cơ quan Nhà nước trong phương án phòng, chống thiên tai. Từ đó, thống nhất các phương án được thực hiện từ cấp cơ sở cho tới lãnh đạo địa phương.
Tất nhiên, thiên tai là điều không ai mong muốn nhưng việc lên phương án chi tiết trước sẽ tăng tính chủ động trong ứng phó thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại phát sinh.
Trần Chung - Diễm Phúc
" alt="Phần mềm ứng phó thiên tai giúp Bình Định số hoá dữ liệu gần 1,5 triệu người"/>Phần mềm ứng phó thiên tai giúp Bình Định số hoá dữ liệu gần 1,5 triệu người
Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm
Nhận định, soi kèo Algeria vs Mozambique, 4h00 ngày 26/3: Trái đắng
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh ghi lại khoảnh khắc "xấu xí" của một đoàn khách du lịch khi thẳng tay ném quà qua cửa sổ cho trẻ em vùng cao.
Được biết, những hình ảnh này được anh Chu Đức Hòa chụp lại vào ngày 15/10, khi đang trên đường từ huyện Đồng Văn đến huyện Yên Ninh (Hà Giang).
![]() |
Hình ảnh khách du lịch ngồi trên xe ném đồ ăn xuống đường cho các em. Ảnh: Chu Đức Hòa |
Theo đó, một chiếc xe du lịch mang biển số Hà Nội, chở khách lưu hành trên đường. Khi thấy một số em nhỏ và người dân 2 bên đường, những người trên xe thẳng tay ném những gọi mì tôm, bánh kẹo… qua của sổ.
Sau đó, nhóm trẻ em này bất chấp nguy hiểm ùa xuống đường để nhặt số bánh kẹo, mì tôm trên.
Trao đổi với VietNamNet, anh Chu Đức Hòa, chủ nhân những bức ảnh, cho hay: “Mới đây, nhóm chúng tôi lên Đồng Văn (Hà Giang công tác. Lúc đó khoảng 8 - 9h sáng, khi chúng tôi đang say sưa chụp ảnh các em bé bên đường thì thấy những gói mỳ tôm và bánh xốp được ném xuống từ chiếc xe khách. Các em bé vô tư ào ra đường nhặt.
Chiếc xe đó không dừng lại để đưa quà tận tay cho trẻ mà vừa đi vừa ném bánh kẹo suốt một quãng đường dài. Có điểm họ ném rất nhiều rồi trẻ con tràn ra tranh nhau nhặt.
Trước đó, những em bé này đang chơi, đang đi theo bố mẹ, có em còn đang đeo cặp xách trên đường đi học về”, anh Chu Đức Hòa kể.
![]() |
Trẻ con ùa ra đường nhặt không chú ý đến các phương tiện giao thông khác. Ảnh: Chu Đức Hòa |
Theo anh Hòa, hành vi trên kéo dài suốt quãng đường khoảng 5 km nhưng những người trên xe không hề có ý định dừng lại. Họ luôn ném đồ qua cửa kính dù đường rộng hay hẹp, trong khi những đứa trẻ không hề có hành động ra hiệu xin xỏ…
"Có đoạn, chiếc xe này đi nhanh nhưng những người trên xe vẫn ném quà. Tôi thấy hành động của những này rất phản cảm, chưa chắc người dân đã thiếu ăn đến mức mà họ có thể làm như vậy! Nếu họ có lòng tốt thì ít nhất nên dừng lại để đưa hoặc đến trao quà tận tay từng người", anh Hòa nhấn mạnh.
![]() |
Không chỉ có trẻ em mà rất nhiều người lớn cũng tham gia. Ảnh: Chu Đức Hòa |
Bức xúc hơn, anh Hòa chia sẻ rằng, những người đó khi ném quà thì lại cười đùa. Họ tỏ ra khoái chí khi bọn trẻ ùa theo để nhặt và tranh nhau kẹo, bánh, mì tôm.
Cũng theo anh Hòa, không chỉ riêng chiếc xe này mà một số xe khác cũng có hành vi tương tự.
Sau khi đăng tải, những hình ảnh này đã thu hút nhiều bình luận trên mạng xã hội. Đa số họ cho rằng đó là hành động thiếu văn hóa, khinh miệt người nghèo.
![]() |
Những gói mỳ tôm, bánh kẹo được ném xuống hai bên đường. Ảnh: Chu Đức Hòa |
Trao đổi thêm với phóng viên, anh Trần Thành, một thành viên trong nhóm của anh Hòa, cho biết: “Chiếc xe khách khi đó đang trên quãng đường vào cua. Việc dừng xe lại để trao quà có thể sẽ gây mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, hành động ném quà bất ngờ khiến nhiều trẻ nhỏ chạy theo, tràn ra đường để tranh giành sẽ càng nguy hiểm hơn”.
![]() |
Đường hẹp, có đoạn đang đổ dốc nhưng họ vẫn vô tư ném xuống. Ảnh: Chu Đức Hòa |
Cũng theo anh Thành, có đoạn họ ném đồ ăn xuống, một bà mẹ đã phải vội kéo hai đứa con của mình vào lề đường vì khi đấy xe của đoàn các anh đi tới.
Minh Giang
" alt="Khách du lịch ném đồ ăn cho trẻ em vùng cao"/>Với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, năm 2023 - “Năm dữ liệu số quốc gia” đã đã được xác định tập trung vào phát triển dữ liệu mở; phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; Nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã “cầm nhịp” năm dữ liệu số quốc gia, hướng đến tạo ra sự thay đổi căn bản, tạo những tiền đề cơ bản cho sự phát triển về dữ liệu của Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Trao đổi tại hội nghị ngày 20/12, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia cho hay: “Dữ liệu không thể xây dựng ngay mà cần tích lũy, làm giàu theo thời gian. Năm 2023 - Năm dữ liệu số quốc gia cần được hiểu mới là sự khởi đầu cho quá trình phát triển dữ liệu với bước đầu tiên là “ươm mầm” dữ liệu. Tuy vậy, năm dữ liệu số quốc gia cũng đã đạt được một số “hoa, nụ, quả bói”, tạo niềm tin về những vụ mùa bội thu tiếp theo”.
Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng thông tin về một số kết quả chính trong năm quốc gia về dữ liệu số. Qua tổng hợp, năm nay, Bộ TT&TT nhận thấy dữ liệu trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Cụ thể, hiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu đã được ban hành đủ các khía cạnh về tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu tương đồng với xu hướng chung của thế giới.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho chuyển đổi số như cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch điện tử, cán bộ công chức viên chức đã cơ bản hoàn thành, được đưa vào khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia mang lại những giá trị đo lường được, cảm nhận được.
Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 63%. Số cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng trưởng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 lên 2.077 cơ sở dữ liệu. Việc công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50%.
Bên cạnh một số bộ, ngành đã xây dựng đưa vào khai thác hiệu quả, tạo ra giá trị từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhiều địa phương như Đà Nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên Huế... đã bắt đầu xây dựng, đưa vào khai thác các kho dữ liệu dùng chung, cung cấp dữ liệu mở phục vụ xử lý thủ tục hành chính theo hướng lấy người dân làm trung tâm.
Nhờ vậy, người dân không phải kê khai thông tin, dữ liệu thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi; đồng thời, phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp theo hướng dựa trên số liệu “đúng, đủ, sạch, sống”.
Đặc biệt, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia đã có những chuyển biến rõ rệt, tạo ra những giá trị cụ thể thực tế như giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến. Theo thống kê, trung bình hằng ngày có khoảng 1,78 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP; tổng số giao dịch qua nền tảng này từ khi đưa vào sử dụng đến nay là hơn 1,65 tỷ giao dịch.
Ngoài ra, trong năm 2023, Bộ TT&TT đã lần đầu tiên tổ chức kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương về việc tuân thủ Nghị định 47 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước; qua đó thúc đẩy hơn việc tạo lập, quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia.
Bộ TT&TT đã trình dự thảo Chiến lược dữ liệu quốc gia
Cũng tại hội nghị, các chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm trong tạo dựng, khai thác và chia sẻ dữ liệu nhằm phục vụ hữu hiệu công cuộc chuyển đổi số.
Từ thực tế triển khai, ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay, hiện các cơ quan trung ương như Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT... chưa chia sẻ dữ liệu cho các địa phương do vướng các quy định pháp luật chuyên ngành trái với quy định tại Nghị định 47 năm 2020 của Chính phủ; vì thế các cơ quan này chờ sửa luật chuyên ngành, mới chia sẻ dữ liệu. “Chúng tôi kiến nghị Bộ TT&TT có đề nghị các cơ quan trung ương rà soát, ban hành Nghị định sửa đổi một số điều hoặc có Thông tư hướng dẫn việc chia sẻ dữ liệu cho các ngành, địa phương”, ông Trần Ngọc Thạch đề xuất.
Điểm ra những thông lệ quốc tế tốt trong việc phát triển và khai thác dữ liệu, bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia cao cấp về khu vực công của Ngân hàng Thế giới nêu ra 5 yếu tố đảm bảo thành công trong triển khai. Đó là: Lãnh đạo - Cam kết hỗ trợ, quyết định đầu tư trọng điểm của toàn chính phủ; Ứng dụng - Triển khai nhanh các trường hợp ứng dụng; Vai trò rõ ràng - Quản lý dữ liệu, chủ quản dữ liệu, giám quản dữ liệu và người dùng; Quản lý dữ liệu - Chính sách dữ liệu, kiến trúc dữ liệu và chất lượng dữ liệu; Công nghệ - Tích hợp dữ liệu và nền tảng chia sẻ dữ liệu.
Trong dài hạn, các chuyên gia đều cho rằng cần thiết có chiến lược phát triển dữ liệu quốc gia. Theo thống kê sơ bộ, trên thế giới đã có hơn 10 nước, 4 tổ chức quốc tế ban hành chiến lược dữ liệu.
Với kỳ vọng Việt Nam sẽ bước cùng nhịp với các nước đi đầu trên thế giới về thúc đẩy phát triển dữ liệu số, Bộ TT&TT đã tham mưu, xây dựng dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc ban hành Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030. Dự thảo Chiến lược này đã được Bộ TT&TT trình trong tháng 12/2023 và đang trong quá trình thẩm định của các cơ quan liên quan.
Theo đại diện Viện Chiến lược TT&TT, đơn vị trực tiếp soạn thảo, tư tưởng xuyên suốt của dự thảo Chiến lược dữ liệu quốc gia là Nhà nước dẫn dắt, định hướng toàn dân tham gia xây dựng và cùng hưởng lợi ích.
" alt="Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc"/>Dữ liệu số trong cơ quan nhà nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc
Nguyên liệu làm món sụn gà chiên giòn:
![]() |
1 kg sụn gà (Lư ý sụn gà có hai loại sụn ức và sụn đầu gối, bạn nên chọn sụn ức để làm món này)
2 thìa cà phê rau mùi khô (parsley)
1/2 thìa bột thìa là
2 tép tỏi băm nhuyễn
1/4 thìa tiêu xay
2 thìa bột self-raising
Gia vị, hạt nêm
Cách làm sụn gà chiên giòn:
![]() |
Bước 1: Sụn gà rửa sạch luộc trong nước sôi khoảng 15 phút, để sụn vừa mềm, vớt ra xả nước lạnh, để ráo.
Bước 2: Ướp sụn với các gia vị trên cho thấm, thêm khoảng 1/4 thìa muối, một chút hạt nêm trộn đều.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp chờ cho nóng rồi đổ một chút dầu vào, chờ dầu già thì bỏ sụn vào chiên giòn là được.
Bước 4: Trút sụn gà ra đĩa. Sụn gà chiên giòn nên ăn nóng. Có thể dùng món này với rau xà lách trộn dấm, chấm sốt mayonnaise chanh hoặc ăn không chấm muối tiêu chanh cũng rất ngon.
Các bước thực hiện món sụn gà chiên giòn khá đơn giản. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: món ăn ngon, món ngon mỗi ngày
(Theo Dân Việt)
" alt="Sụn gà chiên giòn"/>