Bác sĩ khóc khi nói về nghề với Bí thư TP.HCM

Lương thấp không sống được

Sáng 5/8,ácsĩkhóckhinóivềnghềvớiBíthưtrực tiếp bóng đá hom nay Bí thư Nguyễn Văn Nên đã gặp gỡ, lắng nghe tâm tư của nhân viên ngành y tế TP.HCM. Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Văn Nên đề nghị các cán bộ y tế khi chia sẻ tâm tư của mình, phải nói thật.

“Khi người dân ốm, có bác sĩ lo. Vậy bác sĩ không khỏe, ai lo và lo kiểu gì? Đây là câu hỏi luôn làm chúng tôi hết sức suy nghĩ”.  

Ông Nên cho hay, ông đã nhận được nhiều chia sẻ của nhân viên y tế về khó khăn của nghề. Theo đó, không chỉ là lương, mà môi trường làm việc, áp lực công việc và lãnh đạo đơn vị cũng khiến họ căng thẳng.

Quang cảnh buổi gặp gỡ sáng 5/8.

“Lương quan trọng nhưng ko phải quan trọng nhất. Môi trường làm việc, môi trường cống hiến như thế nào? Khi áp lực cao, lãnh đạo phải là người chia sẻ, tạo điều kiện, là điểm tựa cho anh em”.

Khi Bí thư mở lời, nhiều bác sĩ cũng đã thẳng thắn bày tỏ nỗi lòng. PGS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, chị có 2 người con cũng vừa trở thành bác sĩ. Điều đầu tiên chị nhắc con, rằng muốn làm giàu thì không chọn ngành y, hãy chọn nghề khác. 

Đây cũng là điều nhân viên y tế đều hiểu. “Chúng tôi chọn nghề y không phải vì muốn giàu, nhưng mức lương cũng phải tương đối”, bác sĩ Tuyết không cầm được nước mắt. Chị dẫn chứng, lương một bác sĩ trẻ mới ra trường là 7,8 triệu/ tháng. Mức lương này rất khó để sống TP.HCM. 

“Một tháng, một năm hay 5 năm, họ có thể sống được nhưng 10 năm, 20 năm sẽ không thể bền bỉ. Chúng tôi hiểu rằng, vấn đề lương bổng của ngành y tế bị trói buộc rất nhiều các chính sách quốc gia và thành phố.

Nhưng mong rằng, TP có cơ chế hỗ trợ để nhân viên y tế yên tâm cống hiến. Làm sao để y bác sĩ tự tin nói rằng tôi là nhân viên y tế của TP.HCM. Vì thực sự, nếu nhân viên y tế nghỉ việc hết, ai sẽ chăm sóc sức khỏe nhân dân”. 

Cùng tâm tư trên, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho rằng, trong đại dịch Covid-19, không một nhân viên y tế nào trốn tránh trách nhiệm. 

“Anh em đã làm việc hết sức mình, không từ bỏ vì đó là trách nhiệm của nghề. Nhưng có người cống hiến xong, về nhà, người thân đã mất trong đại dịch nhưng họ không giúp được gì cho gia đình. Đó là sự thật!

Covid-19 đi qua, mọi sự chịu đựng đều đến giới hạn. Nhân viên y tế như cục pin đã cạn, họ chỉ mong được nghỉ ngơi một chút vì quá mệt mỏi”.

Bác sĩ Lộc cho rằng, ngành y hay nghề giáo, hay bất cứ ngành nghề nào cũng có gia đình, phải lo cho cuộc sống. Trong khi đó, môi trường bệnh viện rất đặc thù, áp lực, thời gian trực đôi khi không còn dành được sự quan tâm cho con cái. 

Bên cạnh đó, vấn đề thu nhập cũng khiến anh em tâm tư, nhiều người lựa chọn sang y tế tư nhân làm việc, hoặc bỏ nghề sang kinh doanh.

"Họ thường hỏi, tương lai sẽ sống như thế nào với cường độ làm việc căng thẳng mệt mỏi như hiện nay, đặc biệt là các điều dưỡng, y sĩ. Chúng tôi rất tự hào về nghề nhưng cũng chạnh lòng”, bác sĩ Lộc nói. 

Nhân viên đến quản lý đều nghỉ việc

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho hay, biến động nhân lực là nguy cơ lớn của TP.HCM, đặc biệt lo ngại khi một số cán bộ quản lý gần đây cũng nghỉ việc.

Theo Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, 891 nhân viên y tế công lập của TP đã nghỉ việc. Cụ thể, cuối năm 2021, có 42.914 người làm việc trong các cơ sở y tế công lập, thời điểm này là 42.608 người. 

“Chênh lệch 306 người vì có số nghỉ việc nhưng cũng được tuyển mới. 306 người tưởng như ít nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị khám chữa bệnh. Bởi lẽ, những người nghỉ việc là nhân viên y tế có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới là bác sĩ vừa tốt nghiệp”, ông Thượng nói.  

Đặc biệt hiện nay, ở các trạm y tế, hiện 48 cơ sở chỉ có phó trạm, 67 cơ sở phải tạm điều hành, chưa có Trưởng trạm.

Ông Nguyễn Văn Nên cho hay, một bác sĩ trẻ vừa về trạm y tế đã chia sẻ riêng với ông, người này phải làm việc quần quật thứ 7, chủ nhật. Dù tham gia chống dịch Covid-19 nhiệt tình, nhưng đến giờ này, bác sĩ trẻ vẫn chưa nhận thù lao mà chỉ… nghe nói. 

“Bác sĩ này còn nói, mình bị sai khiến nhiều, sai vặt ở trạm. Tôi muốn nghe những điều này có hay không”, ông Nên nhấn mạnh. 

Một bác sĩ có 27 năm công tác tại Trung tâm Y tế quận 1 TP.HCM bày tỏ, chia sẻ của bác sĩ trẻ với Bí thư Nên không sai. Tuy nhiên, đó chỉ một phần rất nhỏ so với cường độ làm việc của nhân viên y tế cơ sở.

“Y tế cơ sở có tất cả 29 đầu việc, các em quần quật suốt bao nhiêu tháng qua, làm việc cả thứ 7 chủ nhật từ khi dịch bệnh Covid-19 cho đến ngày hôm nay. Đổi lại, họ được gì? Họ chỉ trông chờ vào đồng lương trong khi đồng lương rất thấp.

Trong 1 năm, Trung tâm Y tế quận 1 có 21 nhân viên nghỉ việc, có những phòng ban nghỉ sạch hết, kể cả người làm lâu năm”, nữ bác sĩ bức xúc. Bên cạnh đó, bác sĩ trẻ về trạm cũng nhiều, rồi sau đó đều nghỉ việc vì thu nhập thấp, không có cơ hội phát triển.

Do đó, bà đề nghị phải có những thay đổi trong chính sách để xứng đáng với sự cống hiến của nhân viên y tế cơ sở. 

Bác sĩ liên tiếp bị tấn công, Bộ Y tế đề nghị Bộ công an đảm bảo an ninh bệnh việnBộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Công an về tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện.
Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1