Kết nối Trung tâm điều hành thông minh Thái Nguyên với các hệ thống dùng chung
作者:Thế giới 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 03:38:34 评论数:
Năm 2022,ếtnốiTrungtâmđiềuhànhthôngminhTháiNguyênvớicáchệthốngdùbảng xếp hạng giải ngoại hạng anh năm thứ ba giải thưởng "Thành phố thông minh Việt Nam" – Vietnam Smart City Award được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, Thái Nguyên đã là 1 trong 2 địa phương giành giải ở lĩnh vực “Thành phố ứng dụng thông minh phục vụ công dân và doanh nghiệp”, cùng với Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thành phố Phổ Yên của Thái Nguyên còn được trao giải ở lĩnh vực “Thành phố điều hành và quản lý thông minh”.
Các giải thưởng trên đã ghi nhận những nỗ lực của Thái Nguyên trong phát triển chính quyền điện tử và xây dựng thành phố thông minh, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Thông tin với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong năm vừa qua, tỉnh đã tiếp tục tập trung thí điểm Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên (IOC), Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công.
Thành phố Thái Nguyên đã đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT, đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống truyền hình hội nghị, 32/32 xã, phường triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương; đồng thời thực hiện kết nối với Trung tâm Điều hành thông minh của tỉnh và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh.
“Phần mềm IOC hiện đã là hạng mục trung tâm của Trung tâm điều hành, đã kết nối với Trung tâm điều hành thành phố Thái Nguyên, ứng dụng ThaiNguyenID, hệ thống camera giao thông, hệ thống quản lý camera, hệ thống giám sát thông tin mạng, hệ thống phản ảnh hiện trường. Phần mềm IOC cũng đã kết nối với các ứng dụng chung ngành như Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục tỉnh, hồ sơ sức khoẻ điện tử, quản lý tiêm chủng, giám sát môi trường...”, đại diện Sở TT&TT Thái Nguyên cho hay.
Theo thống kê, ứng dụng công dân số C-ThaiNguyen, một trong những hệ thống đã được kết nối với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh, đã có gần 250.000 lượt tải, trong đó có khoảng 72.000 người đăng ký tài khoản.
Hệ thống phản ánh hiện trường đã tiếp nhận 1.819 phản ánh; đăng tải 448 tin cảnh báo; hệ thống camera giám sát giao thông từ đầu năm 2022 đến nay đã phát hiện 224.301 phương tiện tham gia giao thông chưa đúng quy định. Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội và thông tin báo chí tổng hợp được 359.354 nội dung viết về Thái Nguyên; qua đó hỗ trợ các cấp chính quyền chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.
Đại diện Sở TT&TT Thái Nguyên chia sẻ thêm: “Tiến tới, khi tỉnh Thái Nguyên hoàn thành việc xây dựng hệ thống tích hợp, phân tích dữ liệu tập trung của tỉnh, hệ thống này cũng sẽ được kết nối về IOC hỗ trợ công tác giám sát, phân tính, chỉ đạo, điều hành các cấp của tỉnh Thái Nguyên”.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, thành phố thông minh đã trở thành xu thế tất yếu, là động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và các vùng miền, giúp các thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa.
Hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án đã xác định rất nhiều nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức triển khai, trong đó phần lớn các nhiệm vụ, giải pháp đều có liên quan đến việc áp dụng công nghệ có yếu tố thông minh để phục vụ quản lý và phát triển đô thị.
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, trên cả nước có khoảng 50 địa phương đã và đang triển khai triển khai đô thị thông minh. Về triển khai các dịch vụ đô thị thông minh, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh.
Cùng với đó, 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị. Ngoài ra, còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh…