1. Nokia 3600,ẫuđiệnthoạihoàngkimcủbảng xếp hạng bóng đá c1 3620 and 3650
.jpg)
1. Nokia 3600,ẫuđiệnthoạihoàngkimcủbảng xếp hạng bóng đá c1 3620 and 3650
Vào hồi đầu tháng 8 vừa qua, hãng Toyota đã chính thức trình làng mẫu MPV giá rẻ Calya hoàn toàn mới. Trong sự kiện đó, nhãn hiệu con Daihatsu của Toyota cũng giới thiệu anh em song sinh của Calya mang tên Sigra. Đến nay, trong triển lãm Ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2016, hãng Daihatsu tiếp tục mang Sigra đến trưng bày.
Về thiết kế, Daihatsu Sigra gần như giống hoàn toàn so với Toyota Calya, chỉ trừ phần đầu xe và logo nhà sản xuất. Bản thân Daihatsu Sigra cũng được định vị thấp hơn Toyota Calya tại thị trường Indonesia.
Những trang bị của Daihatsu Sigra không có gì khác so với Toyota Calya. Ví dụ như hệ thống treo thanh giằng MacPherson, phanh đĩa thông khí phía trước, phanh tang trống sau, trợ lực lái điện, vành la-zăng 14 inch và lốp 175/65.
Trong đó, bản M và X đi kèm la-zăng bằng thép, bản R cao cấp nhất được trang bị vành hợp kim. Riêng bản D tiêu chuẩn sử dụng la-zăng bằng thép có đường kính 13 inch và lốp 155/80.
![]() |
Bên trong Daihatsu Sigra là không gian nội thất giống với Toyota Calya. Tuy nhiên, nội thất của Daihatsu Sigra có 2 màu đen và bạc. Trong khi đó, nội thất của Toyota Calya màu đen và nâu.
Tại thị trường Indonesia, Daihatsu Sigra cũng có 6 tùy chọn màu sơn ngoại thất. Trong đó, xanh dương Nebula Blue Metallic là màu sơn riêng của Daihatsu Sigra. Màu sơn riêng của Toyota Calya là cam Orange Metallic.
![]() |
Daihatsu Sigra được trang bị động cơ riêng là máy xăng 3 xy-lanh, DOHC, dung tích 1.0 lít, sản sinh công suất tối đa 67 mã lực và mô-men xoắn cực đại 91 Nm. Động cơ kết hợp với hộp số sàn 5 cấp đồng thời chỉ dành cho Daihatsu Sigra bản D và M.
![]() |
Trong khi đó, bản cao cấp hơn của Daihatsu Sigra là X và R sử dụng động cơ xăng Dual VVT-i, dung tích 1,2 lít tương tự Toyota Calya. Động cơ này sản sinh công suất tối đa 88 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 108 Nm tại vòng tua máy 4.200 vòng/phút. Sức mạnh được truyền tới bánh thông qua hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
![]() |
![]() |
Giá của Daihatsu Sigra tại thị trường Indonesia dao động từ 106,6 - 147,35 triệu Rupiah, tương đương 181 - 250 triệu Đồng. Trong khi đó, Toyota Calya có khoảng giá cao hơn, từ 129,65 - 150 triệu Rupiah, tương đương 219,66 - 254 triệu Đồng.
(Theo NLĐ)Hoang mang vì dép Trung Quốc gây ngứa, tê chân" alt=""/>Mua giày dép cho trẻ: Không nên tham của rẻ
Thái Lan vọt lên chiếm vị trí đầu bảng
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 6, lượng xe nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam đạt 8.663 chiếc, giảm 29,1% so với tháng trước đó. Mặc dù giảm về số lượng nhưng giá trị nhập khẩu xe các loại lại tăng 4,9%, lên 247,8 triệu USD.
Tổng cục Hải quan cho biết nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu xe tăng là do lượng xe sang và siêu sang nhập về Việt Nam tăng mạnh để tránh thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực từ ngày 1.7, trong khi các xe bình dân nhập về ít hơn để chờ thuế giảm cũng từ thời điểm đó.
Theo đó, tính chung 6 tháng đầu năm, lượng ô tô nhập nguyên chiếc vào Việt Nam đạt 49.890 chiếc (giảm 9,1%), tương đương giá trị đạt hơn 1,2 tỉ USD (giảm 19,3%).
![]() |
Đáng chú ý, lượng xe nhập từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh 60%, từ mức 16.925 chiếc, trị giá 653,2 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 6.972 chiếc, trị giá 266,8 triệu USD.
Trong khi đó, lượng nhập khẩu xe từ Thái Lan trong 6 tháng đầu năm tăng vọt lên hơn 15.000 chiếc, tăng 1,5 lần so với hơn 10.000 chiếc của cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng này, Thái Lan đã trở thành nhà cung cấp ô tô nguyên chiếc số 1 cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm. Tiếp đến là Hàn Quốc với 9.432 chiếc, Trung Quốc 6.972 chiếc, Ấn Độ 6.055 chiếc và Nhật Bản 4.298 chiếc.
Phân khúc xe được Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm là xe bán tải, trong đó loại xe Ford Ranger liên tục đứng số 1 trong danh sách xe được Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan. 5 mẫu xe bán tải khác cũng được Việt Nam nhập phổ biến từ Thái gồm: Toyota Hilux, Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50 và Chevrolet Colorado với doanh số lên tới 11.189 chiếc, chiếm tới gần 3/4 tổng lượng xe nhập từ các nước trong khu vực.
Tiềm ẩn nguy cơ
Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô Thái Lan đang xây dựng chiến lược mở rộng xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Philippines... Họ sẽ lập bộ phận kinh doanh chuyên giám sát hoạt động xuất khẩu ô tô tại các thị trường này để nghiên cứu thị trường, chính sách nhằm tư vấn cho công ty đẩy mạnh xuất khẩu ô tô.
Đáng chú ý, trong những năm gần đây, các công ty liên doanh sản xuất xe hơi liên tục tăng cường năng lực sản xuất ở Thái Lan. Hàng loạt thương hiệu tên tuổi của Nhật cũng xem Thái Lan là trung tâm sản xuất chính tại Đông Nam Á.
Dựa vào những thế mạnh này, mối lo ngại rằng Việt Nam sớm trở thành thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Thái Lan là hoàn toàn có thể xảy ra. Năm 2015, Việt Nam đã chi 400 triệu USD trong 3 tỉ USD để nhập xe từ Thái Lan. Mức chi này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay và sẽ lên tới 10 tỉ USD vào năm 2030. Hơn thế nữa, Việt Nam đang bước vào thời kỳ xã hội hóa xe hơi, dự báo tỷ lệ sở hữu xe hơi cá nhân của Việt Nam có thể tăng lên 40 chiếc/1.000 dân vào năm 2025.
Các chuyên gia cũng lo ngại thị trường ô tô tiềm năng với quy mô hàng tỉ USD của Việt Nam sẽ "nằm gọn" trong tay Thái Lan, còn ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ trì trệ, lao động mất việc, các doanh nghiệp phải chuẩn bị lượng lớn ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu xe từ Thái Lan thời gian tới.
(Theo Một thế giới)