Nạn nhân da cam ở Hòa Bình được tặng quà Tết. Ảnh 1400 cung cấp.
Theo nguồn tin từ Cổng Thông tin nhân đạo Quốc gia (Cổng 1400), trong 2 ngày 16 và 17/1/2019 Cổng 1400 cùng Hội nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho nạn nhân nhiếm chất độc da cam tại tỉnh Hoà Bình và Sơn La, quà tặng được trích từ nguồn vận động được qua chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” triển khai qua Cổng 1400 năm 2018.
Nằm trong kế hoạch tặng quà và sổ tiết kiệm cho nạn nhân nhiễm chất độc da cam hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện vui Xuân, đón Tết. Trong những ngày vừa qua, đại diện Cổng 1400 và Hội nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đã đến tặng quà trực tiếp từng gia đình nạn nhân tại một số tỉnh trên toàn quốc, trong đó có Hoà Bình và Sơn La, mỗi suất quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 1 túi quà Tết trị giá 300.000 đồng. Chương trình tặng quà có sự tham dự của đại diện lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện và một số sở, ban, ngành liên quan.
" alt=""/>Cổng nhân đạo 1400 tặng quà Tết cho nạn nhân chất độc da camiPhone X có chế độ chụp chân dung xóa phông Portrait Mode. Note 8 lại có chế độ chỉnh mức độ xóa phông theo thời gian hoặc sau khi đã chụp xong Live Focus. Live Focus là một tính năng “đặc biệt” bởi người dùng iPhone chỉ có thể tắt hoặc bật hiệu ứng xóa phông chứ không điều chỉnh được mức độ xóa phông vì đã được cài đặt sẵn mặc định.
Note 8 cũng có tính năng thú vị khác là Dual Capture: chụp 2 ảnh cùng lúc bởi 2 ống kính camera sau trong khi đang dùng chế độ Live Focus. Tính năng này giúp người dùng chuyển đổi qua lại giữ telephoto và hiệu ứng góc rộng sau khi đã chụp xong. Người dùng có thể sử dụng thêm nhiều tùy chỉnh hình ảnh khác nếu bật chế độ Pro.
iPhone X lại có camera trước TrueDepth. Camera này có độ phân giải 7 megapixel và hỗ trợ chế độ chân dung Selfie Portrait. Còn Samsung lại trang bị cho Note 8 chế độ chân dung với tên gọi Selective Portrait. Tuy nhiên, phần mềm này lại chủ yếu sử dụng phần mềm thay vì phần cứng như iPhone X để nâng cao hiệu ứng xóa phông.
Ống kính telephoto của Note 8 cho hình ảnh với màu sắc hơi quá bão hòa, thiếu trung thực hơn nhưng lại sắc nét hơn iPhone X. Bên cạnh đó, Note 8 cũng xử lý các tia sáng loát ưới góc dưới bức ảnh tốt hơn. Ảnh của iPhone X lại hơi nhòe một chút. Có lẽ nguyên nhân là di khả năng xử lý lóa sáng chưa được tốt.
Với ống kính góc rộng, màu sắc của Note 8 lại hơi bão hòa và nhiều hạt ở các vùng tối. Trong khi đó, iPhone X lại có độ tương phản cao hơn ở các vùng mặt đất. Độ sắc nét của iPhone X cũng tốt hơn Note 8 nhiều.
Bức ảnh dưới đây được chụp bằng ống kính telephoto. Màu sắc của bức hình hai máy rất khác nhau, trong đó màu sắc của iPhone X có độ chính xác và tương phản cao hơn. Khi cắt nhỏ hình, độ chi tiết bức ảnh của Note 8 lại kém hơn. Nguyên nhân có lẽ là vì độ tương phản thấp.
" alt=""/>So sánh ảnh chụp của Galaxy Note 8 với iPhone XThế nhưng, khi nửa tháng đã trôi qua và Apple vẫn im tiếng, người hâm mộ buộc lòng phải đặt câu hỏi: tại sao? Và đây là các phỏng đoán của chúng tôi về câu trả lời Apple có lẽ sẽ không bao giờ đưa ra.
1. Muốn nhận đúng/sai, sẽ phải đôi co
Thực tế, mỗi năm Apple đều sẽ phải nhiều lần lên tiếng phản hồi về các sự cố xảy ra trên sản phẩm Táo: lỗi âm thanh iPhone 8, lỗi pin MacBook hay tính năng Press to Home là một vài ví dụ đáng nhớ trong năm vừa qua. Thế nhưng, cần phải thấy rõ ràng rằng các sự kiện này đều tập trung vào các LỖI rõ ràng thuộc về khâu gia công của Táo.
Trái ngược lại, sự kiện BKAV qua mặt Face ID vẫn còn quá nhiều điều không rõ ràng. BKAV chưa từng nói đến tính thực tế của bài qua mặt: liệu tạo ra mặt nạ trong vòng 5 lần thử/48 giờ trước khi Face ID bị ngưng kích hoạt có là khả thi? Trong buổi họp báo, BKAV cũng không hề đưa ra các lý giải chắc chắn và chi tiết về cách gia công, chi phí cụ thể cho toàn bộ chu trình, về các thiết bị cần có. Điều rõ ràng duy nhất là BKAV đã tung ra một loạt các tuyên bố mà chắc chắn bất cứ một ai quan tâm đến công nghệ đều phải chú ý (nhưng chưa chắc đã hiểu rõ) về Xperia XZ1, về Iris Scanner của Galaxy S8 hay về khái niệm “nhận diện khuôn mặt” chung chung.
Nếu đi sâu làm rõ, chưa chắc phần “đúng” đã thuộc về BKAV. Nhưng rõ ràng nếu đi sâu làm rõ, Apple sẽ rơi vào một cuộc chiến truyển thông theo kiểu "lời qua tiếng lại" với BKAV, đặc biệt là khi đối thủ của Táo đang "mập mờ" rất nhiều thông tin. Điều này không thực sự đúng với phong cách Apple: nói ít, và chỉ nói khi đang rõ ràng là kẻ có lỗi.
2. Apple không bao giờ thừa nhận đối thủ
Lời qua tiếng lại với BKAV cũng sẽ vi phạm một nguyên tắc khác của Apple: không thừa nhận sự tồn tại của đối thủ. Apple đã im hơi lặng tiếng trước sự cố của Note7, chưa từng một lần nói đến vấn đề bootloop của LG, cũng chưa bao giờ thèm đá đểu đểu đến vấn đề chất lượng của Surface. Apple có đôi khi đá đểu đến các đối thủ, nhưng theo đúng hệ tư tưởng của Tim Cook, không việc gì phải hạ cấp so sánh với sản phẩm cạnh tranh cả.
Dĩ nhiên, trong con mắt của Apple, BPhone cũng... chẳng tồn tại. Bất cứ ai cũng có thể thấy rằng BKAV đang khéo léo lồng hình ảnh của BPhone vào tất cả các nội dung liên quan đến sự kiện qua mặt Face ID. Các phương pháp bảo mật trên BPhone được BKAV khẳng định là an toàn hơn Face ID. Nếu Apple lên tiếng, Apple sẽ thừa nhận một đối thủ không ai biết đến và đưa lên bản đồ thế giới.
Apple không hề trao “vinh dự” đó cho Samsung, ngay cả tình huống thuận lợi nhất (sự cố Note7). Apple cũng chẳng bao giờ kể tên các hacker đã hack được iOS, đã "phá" được Touch ID, đã giúp FBI hack được vào điện thoại của khủng bố. Tại sao Apple lại cần biến BKAV thành ngoại lệ?
3. Hãy nhìn thẳng vào thực tế: Mấy ai hiểu và CẦN bảo mật?
Bảo mật trên smartphone không phải là chuyện đơn giản. Tất cả các công ty từng hứa tạo ra smartphone Android "không thể hack được" sớm muộn đều... bị hack. Google Play đến giờ vẫn chưa an toàn – hay nói chính xác hơn là vẫn đang để lọt nhiều ứng dụng mã độc hơn Apple. Trên bất kỳ chiếc smartphone Android nào, tùy chọn sideload APK đều cho phép bất cứ ai có thể mở đường cho mã độc tiến công thông qua phần mềm vi phạm bản quyền.
Thế nhưng, vấn đề bảo mật trầm trọng nhất không hề nằm ở các nhà sản xuất. Hãy để ý đến các cuộc tranh cãi trên mạng về vấn đề bảo mật và bạn sẽ thấy các quan điểm dạng “tôi chả có thông tin gì sợ mất” thường xuyên xuất hiện. Với mỗi lỗ hổng được báo giới tung hô là “thảm họa”, người tiêu dùng nói chung tỏ ra thờ ơ. Thậm chí, họ cũng thiếu đi các hiểu biết căn bản về bảo mật: mã độc thường bị gọi chung thành“virus”, hoặc tấn công phishing (lừa đảo) lại bị quy kết thành mã độc.
Touch ID cũng đã từng bị hack. Bạn có nhớ tên hacker đã qua mặt được Touch ID không? Nếu câu trả lời là "có", Apple có lẽ đã không thể liên tiếp đạp đổ các mốc 700 tỷ USD, 800 tỷ USD và 900 tỷ USD nhờ vào doanh số quá khủng khiếp của iPhone.
Điều này áp dụng với tất cả các tín đồ smartphone. Hãy gặp bất cứ người dùng Galaxy nào và đặt với họ câu hỏi: liệu họ có đặt Knox lên trên camera, màn hình AMOLED 4K, chip Exynos/Snapdragon, trải nghiệm Samsung Experience, bút S Pen? Bạn chắc hẳn vẫn nhớ, sự kiện một nhóm hacker Đức qua mặt Iris Scanner đã không thể khiến doanh số Galaxy S8 hay Note8 bị ảnh hưởng. 2 chiếc smartphone này thậm chí còn lập kỷ lục cho Samsung.
Hack Iris Scanner đã mở ra một vấn đề... vô nghĩa với Samfan. Với iFan, hack Face ID cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi.
4. Nhìn về tương lai: Không chỉ là Face ID
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chỉ riêng hành động mở khóa điện thoại của người dùng sẽ không giúp mang lại giá trị gì cho Apple. Muốn tăng doanh thu từ iPhone/iOS/iPad, Apple cần phải tìm cách tạo ra các nền tảng phần mềm tốt hơn. Face ID, Animoji v...v... chỉ là các phương pháp ứng dụng ban đầu từ công nghệ nhận diện bề mặt 3D và công nghệ neural network trên smartphone. Apple cần phải đẩy mạnh các công nghệ này, kể cả khi phải chấp nhận hy sinh Touch ID.
Thực tế, Apple đã loại bỏ hoàn toàn Touch ID. Bên cạnh Face ID, Apple thậm chí còn tinh chỉnh lại toàn bộ trải nghiệm iOS để người dùng có thể “quên” luôn nút Home (và cảm biến vân tay).
Khi xây dựng tương lai của cả một nền tảng, liệu Apple có cần dành công sức đào sâu tranh cãi về một vấn đề chẳng mấy ai quan tâm? Rõ ràng là không. Bởi thế, Apple hiện giờ vẫn im hơi lặng tiếng trước sự kiện qua mặt của BKAV.
Theo GenK
" alt=""/>Vì sao Apple vẫn im hơi lặng tiếng về mặt nạ của BKAV?