Thế Giới Di Động,ốhoáchợtruyềnthốngMiếngbánhtỷkết quả vòng loại euro 2024 một trường hợp bán lẻ thành công tại Việt Nam và khu vực, ngay từ 5 năm trước đã chọn nhảy vào bán lẻ hàng tiêu dùng. Nhóm rau củ, thịt tươi là mảng kinh doanh trái ngành đầu tiên của tập đoàn này, sau khi họ đã dẫn đầu thị phần điện thoại, điện máy.
Các gian hàng rau củ bên trong một chợ truyền thống. (Ảnh: Hải Đăng) |
Năm năm trước, các mảng thời trang, dược phẩm, nhà hàng,... vẫn đang là miếng bánh màu mỡ vì chưa có một chuỗi lớn nào đủ dẫn đầu thị trường. Trong khi đó, bách hoá là nơi đã có những ông lớn như BigC, Co.op Mart chiếm lĩnh. Dù vậy, Thế Giới Di Động vẫn nhảy vào mảng này dù kinh nghiệm bằng không.
Ngay cả khi đã mua lại chuỗi nhà thuốc An Khang, thị trường dược phẩm bắt đầu sôi động với nhiều tay chơi mới, ông Nguyễn Đức Tài - đồng sáng lập và chủ tịch Thế Giới Di Động - khi đó vẫn chủ trương dồn lực cho Bách hoá Xanh chứ chưa bành trướng dược phẩm.
Sau 5 năm, Bách hoá Xanh đang chiếm gần 20% doanh thu cho cả tập đoàn, góp phần cứu Thế Giới Di Động thoát khỏi khủng hoảng Covid-19. Trong khi điện thoại tăng trưởng âm, điện máy gần như không tăng trưởng, mảng thực phẩm tiêu dùng liên tục tăng trưởng trên 100%, là động lực tương lai cho tập đoàn này.
Động lực quan trọng nhất để ông Tài dốc toàn lực cho mảng kinh doanh mới vì miếng bánh lớn. Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Hiện nay, Bách hoá Xanh, VinMart+, Co.op Food, SatraFoods đang vây quanh các chợ truyền thống để giành thị phần màu mỡ này.
Bị tranh giành bởi các ông lớn, chợ truyền thống và tiệm tạp hoá đứng trước áp lực buộc phải chuyển mình. Những tiểu thương và chủ cửa hàng đang phải nâng cao chất lượng dịch vụ, số hoá mô hình kinh doanh. Nhất là trong giai đoạn Covid-19 tại Việt Nam, nhu cầu mua hàng thiết yếu lên cao nhất, nhưng vì tình trạng giãn cách xã hội nên các nhóm kinh doanh không có cửa hàng online gặp bất lợi rõ ràng.
Thời điểm tháng 6/2020, bà Nguyễn Thúy Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số (thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho biết Covid-19 thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh. Trong đó, một chợ đầu mối bắt đầu muốn bán hàng trên trang thương mại điện tử, cho thấy các chợ đã nhìn thấy nguy cơ bị thay thế bởi siêu thị và các hình thức mua bán online.
Nhìn thấy thách thức này, rất nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số tiểu thương đã mở trang bán hàng, lên mạng xã hội, đồng thời liên kết với các trang thương mại điện tử. Cùng với việc này, các nền tảng bán hàng như Lazada, Tiki, Shopee đều có chương trình hỗ trợ nhà bán hàng mới trên nền tảng của họ. Tuy nhiên với một số tiểu thương ở chợ truyền thống hạn chế về tiếp cận công nghệ, việc số hoá khó khăn hơn.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, đánh giá trong kỷ nguyên chuyển đổi số, những hộ kinh doanh siêu nhỏ thiếu nguồn lực đang bị bỏ lại đằng sau, nếu không có sự hỗ trợ của doanh nghiệp hay hiệp hội ngành nghề thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Grab đang đưa các chợ truyền thống lên ứng dụng của họ để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Sau khi thử nghiệm ở Đà Nẵng và Hà Nội, một số chợ truyền thống ở TP.HCM đang lên Grab.
Những tiểu thương sẵn sàng ứng dụng kỹ thuật số, có đầy đủ giấy phép kinh doanh và các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được đưa lên ứng dụng. Hiện có khoảng 100 tiểu thương ở các chợ truyền thống tại Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM đã lên Grab.
Các tiểu thương vốn thường nhận “tiền tươi thóc thật” nên ban đầu khá e dè khi nhận tiền vào tài khoản ngân hàng, vì 75% thanh toán trên GrabMart đều không dùng tiền mặt, bà Hải Vân nói. Bên cạnh đó, việc không quen dùng ứng dụng, không quen vận hành mua bán trên app, thiếu kinh nghiệm (những tiểu thương ở tuổi 50-60 lần đầu tiếp cận công nghệ) chính là những khó khăn tiếp theo.
Việc quản lý chất lượng sản phẩm, quy trình đổi trả, trang bị giấy tờ kinh doanh cần thiết... là những vấn đề khác cần tháo gỡ.
Tuy vậy, theo phía Grab, rất nhiều vấn đề đều có thể giải quyết bằng công nghệ. “Ngoài ra, chúng tôi đã thuyết phục được các bác xe ôm sử dụng công nghệ, việc triển khai cho nhóm đối tác tiểu thương không còn quá khó khăn”, bà Vân nói.
Khi một chợ truyền thống có khoảng 20 tiểu thương lên ứng dụng, phía Grab cho biết sẽ có người ở tại chợ, thu gom các đơn hàng để đưa ra cho nhân viên giao hàng, để shipper không cần phải tự mình vào chợ. Việc này cũng giúp khách đặt được nhiều mặt hàng trong cùng một đơn.
Trong quá trình số hoá chợ truyền thống, bà Vân khẳng định việc cởi mở với công nghệ và mô hình kinh doanh mới của các tiểu thương là thuận lợi lớn. Trong 3 nước mà Grab triển khai, các tiểu thương ở Việt Nam thể hiện sự sẵn sàng rất lớn.
Bên cạnh đó, do chính sách từ Chính phủ, các cơ quan nhà nước cũng rất hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ trong quá trình hợp tác giữa Grab và tiểu thương.
“Chính sách nhà nước muốn số hoá tầng lớp yếu thế là một thuận lợi khi chúng tôi triển khai dịch vụ mới này”, Giám đốc Grab Việt Nam nói.
Hải Đăng
Dòng chảy thương mại tại Việt Nam thuộc nhóm hàng đầu thế giới
Với sự liên kết chặt chẽ giữa giao thương nội địa và quốc tế, Việt Nam xếp thứ 5 trên thế giới về dòng chảy thương mại trong năm 2020.