Thông qua đoạn clip ngắn này, người ta cũng phát hiện ra lỗi của người phụ nữ đi xe máy khi tham gia giao thông.

Hành động của tài xế xe buýt chạm đến hàng triệu trái tim" />

Phản ứng của người phụ nữ khi suýt đụng trúng ô tô quá hài hước

Thế giới 2025-04-01 14:57:57 436

Thông qua đoạn clip ngắn này,ảnứngcủangườiphụnữkhisuýtđụngtrúngôtôquáhàihướchiến sự nga người ta cũng phát hiện ra lỗi của người phụ nữ đi xe máy khi tham gia giao thông.

Hành động của tài xế xe buýt chạm đến hàng triệu trái tim
本文地址:http://live.tour-time.com/news/556b698908.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 1

Với tổng thu nhập hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 18 triệu đồng, người mẹ trẻ phải thắt chặt chi tiêu để duy trì cuộc sống gia đình 3 người ở Hà Nội (Ảnh: N.N).

Chị N. hiện làm kế toán cho một công ty về phần mềm với mức lương cố định là 7 triệu đồng/tháng, không có khoản thu nhập ngoài. Chị phải bán thêm hàng online như rau trái, trứng, đặc sản quê,... để có thêm đồng ra đồng vào trang trải phí sinh hoạt. 

Còn chồng chị là nhân viên ngân hàng, thu nhập mỗi tháng khoảng 9 triệu đồng. Vào những dịp lễ như 30/4 - 1/5, 2/9 hay Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, anh cũng đưa vợ gần hết các khoản tiền thưởng của mình. 

"Nhà mình ở Hải Phòng, nhà chồng thì ở Nam Định, vì vùng biển nên thực phẩm đa dạng, có nhiều hải sản tươi ngon. Chưa kể, bố mẹ mình còn làm vườn trồng rau, chăm cả trang trại trái cây như ổi, đu đủ, chuối,... nên con cháu được thưởng thức thoải mái. Hàng tháng, ông bà ở quê sẽ gửi thực phẩm và gạo cho nên thức ăn gần như không phải mua", chị N. nói. 

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 2

Đều đặn mỗi tháng, chị N. lại được bố mẹ hai bên tiếp tế đồ ăn với đủ loại thực phẩm đa dạng như rau, trứng, thịt lợn, cá,.... (Ảnh: N.N).

Tiện công ông bà vận chuyển lên Hà Nội, chị còn nhận bán và ship hàng online các mặt hàng nông sản quê, gom thêm đơn từ hàng xóm cùng khu chung cư. Người vài mớ rau, người chục trứng, khách "sộp" hơn thì đặt cả chục cân trái cây. Nhờ đó mà chị cũng có thêm khoản thu nhập phụ mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Chị N. ước tính, trung bình mỗi tháng, tổng thu nhập của hai vợ chồng đạt khoảng 18 triệu đồng. Để đảm bảo cuộc sống ổn định, tránh lãng phí, chị giới hạn tiền sinh hoạt ở mức 8 triệu đồng/tháng, ghi chép cẩn thận vào sổ hàng ngày.

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 3

Nhờ đồ ăn tươi ngon mà bố mẹ gửi lên, chị N. hạn chế phải mua thực phẩm bên ngoài nên tiết kiệm được kha khá tiền ăn hàng tháng (Ảnh: N.N).

Các khoản chi tiêu này bao gồm: Tiền học của con, tiền ăn hàng ngày, xăng xe, tiền dịch vụ, đồ dùng trong nhà,... 10 triệu đồng còn lại, chị dành tiết kiệm, chuẩn bị cho các mục tiêu lớn trong tương lai.

"Trước đây, mức chi tiêu này có thể được xem là tạm ổn nhưng vài năm nay, giá cả các mặt hàng leo thang, tôi phải tính toán nhiều hơn, cân đo đong đếm từng tí một. Những khoản bắt buộc phải đầu tư, tôi đều cố gắng cân đối, còn những thứ không cần thiết, tôi tuyệt đối không chi", chị N. chia sẻ. 

Nữ nhân viên cho hay, chị cho con học trường công để tiết kiệm chi phí. Mỗi tháng, tiền học tại trường (gồm ăn 2 bữa) của cậu con trai nhỏ tốn khoảng 1.7 triệu đồng. Ngoài ra, chị chi thêm 1 triệu đồng mua sữa, bánh, thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bé như siro, vitamin,... 

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 4

Bảng chi tiêu ước tính mỗi tháng của gia đình chị N. xoay quanh con số 8 triệu đồng (Ảnh: N.N).

Vì hai vợ chồng chị N. ăn sáng và tối tự nấu tại nhà nên tiền ăn không quá tốn. Chị cũng áp dụng lối sống khoa học, không ăn ngoài, không mua quà vặt, thi thoảng cuối tuần mới đổi bữa cho các thành viên. Mỗi tháng, ngoài thực phẩm mà bố mẹ hai bên tiếp tế, chị chỉ mua thêm gia vị như mắm muối, dầu ăn,... hết khoảng 200.000 đồng. 

"Tôi chi 100.000 đồng/ngày cho tiền ăn. Hôm nào có đồ bố mẹ gửi lên, tôi không phải mua gì nữa. Tiền ăn hôm đó sẽ được trích sang ngày hôm sau. Nói chung ăn uống không cố định, hôm ít hôm nhiều, mỗi tháng chỉ hết khoảng 2.5 triệu. Dù tiết kiệm nhưng tôi vẫn đảm bảo các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị của chồng con", chị nói thêm.

Ngoài tiền học và tiền ăn, mỗi tháng, chị N. phải thanh toán chi phí dịch vụ nhà ở, điện nước và mạng Internet khoảng 800.000 đồng; 160.000 đồng/tháng tiền gửi hai xe máy dưới hầm chung cư; 400.000 đồng mua vật dụng gia đình như kem đánh răng, giấy vệ sinh, nước lau nhà, bột giặt,...; 1 triệu đồng tiền phát sinh (thăm nom người ốm, ma chay hiếu hỉ, thuốc thang, sửa xe,...).

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 5

Người mẹ trẻ chọn nấu ăn đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho gia đình (Ảnh: N.N).

Nữ nhân viên cho hay, công ty chị và trường con trai theo học đều gần nhà nên lúc đi bộ, lúc đi xe bus. Còn cơ quan chồng xa hơn chút, cách khoảng 5km. Mỗi tháng, tiền xăng xe của hai vợ chồng dao động ở mức 400.000 đồng.

Chia sẻ về "bí quyết" tiết kiệm trong chi tiêu, chị N. cho biết: "Vợ chồng tôi không thích la cà quán xá hay ăn ngoài, chỉ nấu tại nhà, vừa đảm bảo an toàn lại tiết kiệm. Buổi sáng, tôi tranh thủ dậy sớm hầm cháo hoặc nấu bún, miến, mì tôm cho cả nhà cùng ăn. Cuối tuần, nếu đổi bữa, tôi sẽ mua thêm đồ về ăn lẩu hoặc nướng. Sức ăn của hai vợ chồng cũng ít nên thực phẩm không tốn là bao".

Về trang phục, người vợ trẻ cũng hạn chế mua sắm. Tủ đồ của chị chỉ gói gọn 10 bộ quần áo, không hơn, bao gồm 4 bộ đi làm, 3 bộ mặc ở nhà và 3 bộ "xịn sò" để đi sự kiện hay sử dụng lúc cần chưng diện. Chị cũng không dùng nhiều mỹ phẩm, chỉ kẻ mày, tô son.

"May mắn tôi được trời phú cho làn da, không cần trang điểm nhiều lắm. Tôi cũng chăm sóc da đơn giản bằng các nguyên liệu "cây nhà lá vườn" như mật ong, bột nghệ, cà chua,...", chị bày tỏ.

Bà mẹ trẻ tính, trung bình mỗi tháng, tổng chi phí sinh hoạt cho gia đình 3 người của chị hết khoảng 8 triệu đồng.

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí bí kíp tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội - 6

Chị N. thường đưa con đi công viên, sở thú, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp bé có thêm trải nghiệm về thế giới tự nhiên (Ảnh: N.N).

Dù phải gói gọn chi tiêu, duy trì lối sống tiết kiệm nhưng chị N. khẳng định, không để chồng con thiệt thòi hay thiếu thốn gì. Mỗi tháng, hai vợ chồng chị dẫn con đi chơi vườn thú một lần để "đổi gió". Thậm chí, khi về quê, anh chị lại tranh thủ đưa con đi tắm biển, đến các khu du lịch sinh thái miễn phí hay vào các điểm vui chơi bình dân,...

"Nhìn chung, chúng tôi lựa chọn lối sống tối giản và hạn chế mua sắm. Nhiều người nghĩ, sống ở Hà Nội mà chi tiêu như vậy là khắc khổ nhưng thực tế, mức phí sinh hoạt đó lại phù hợp với nhu cầu của gia đình tôi. Cũng có tháng, số tiền cần phải chi cao hơn dự kiến nhưng tôi sẽ cố gắng cân đối vào các tháng sau. Tuy nhiên, về sau, mức sinh hoạt này sẽ nhiều hơn nữa. Ví dụ khi con vào tiểu học hoặc vợ chồng tôi có thêm con thứ hai", chị N. giãi bày.

Người phụ nữ này cho hay, mỗi tháng, hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm từ 8-10 triệu đồng, trong đó, 2 triệu đồng dành cho việc mua bảo hiểm của chị và con trai. Chị N. xem đây là khoản bảo vệ sức khỏe và đầu tư, tích lũy lâu dài. Số còn lại, chị gửi ngân hàng kiếm chút lãi, tuy không đáng kể nhưng phù hợp cho những mục tiêu dài hạn hay kế hoạch lớn trong tương lai.

Theo Dân trí

">

Vợ trẻ lương 7 chữ số bật mí 'bí kíp' tiêu 8 triệu đồng/tháng ở Hà Nội

Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên

Khoảng 5 tháng trước, một người xưng là Á hậu cuộc thi nhan sắc ở nước ngoài đã mở "spa khiếm thị" gần tiệm của tôi. Do chị này thiếu nhân viên nên nhiều lần gọi điện rủ, lôi kéo các nhân viên của tôi qua làm, hứa trả lương thưởng cao hơn. Một số thợ của tôi đã nghe theo nhưng chỉ làm được một thời gian ngắn thì nghỉ.

Vài ngày trước, chị này tiếp tục nhắn tin, gọi điện rủ nhân viên của tôi qua bên đó làm. Tôi bực tức có đăng lên mạng xã hội về sự việc "chơi không đẹp" này nhưng không nêu rõ tên tiệm spa kia, và tên chủ tiệm.

Ngay sau đó chủ tiệm spa đăng bài viết lên trang cá nhân có nội dung chê bai, bêu rếu tiệm của tôi (nêu rõ tên tiệm). Chưa dừng lại, mới hôm qua chị ấy đăng thêm một bài viết nêu rõ nội dung "Ghét đối thủ" nên giảm giá: 20% các dịch vụ cho khách của tiệm tôi (ghi rõ tên tiệm); 50% cho "khách mua liệu trình" của tiệm tôi. Điều kiện để áp dụng giảm giá là "xác thực được là khách và có mua liệu trình" của tiệm tôi. Các bài viết của chị này có rất nhiều người tương tác.

Hiện, phía bên đó liên tục đưa ra thông tin công kích cá nhân tôi, thậm chí nhắn tin đe dọa nhân viên của tôi (người đã báo cho tôi biết về việc bị lôi kéo). Tôi rất lo lắng vì uy tín của cá nhân và của tiệm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những thông tin tiêu cực, sai sự thật do chủ tiệm spa phát tán trên không gian mạng, còn nhân viên của tôi thì sợ bị trả thù.

Xin hỏi, hành vi của chủ tiệm spa đã vi phạm pháp luật như thế nào? Tôi phải cầu cứu cơ quan, đơn vị nào để họ ngăn chặn, xử lý các thông tin sai sự thật về tiệm của tôi để tránh nguy cơ mất khách, phá sản; hàng chục nhân viên khiếm thị của tôi sẽ mất thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Độc giảXuân Thanh

Luật sư tư vấn

Trên cơ sở các thông tin, hình ảnh mà chị cung cấp và đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, có thể thấy 2 dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thứ nhấtlà hành vi cạnh tranh không lành mạnh của người xưng là Á hậu và doanh nghiệp do người này quản lý.

Việc người này liên tục lôi kéo, dụ dỗ nhân viên tiệm của chị bằng hành vi hứa hẹn mức lương cao hơn, sau đó sử dụng thông tin liên quan đến khách hàng của tiệm chị để tạo chương trình giảm giá nhằm thu hút khách hàng là có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.

Tuy nhiên, để xác định hành vi mà người này và doanh nghiệp do người này quản lý thuộc vi phạm cụ thể nào theo Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì cần phải có các tài liệu, chứng cứ khác liên quan. Cụ thể, chị cần xác định, làm rõ và cung cấp được các tài liệu sau:

- Tư cách pháp lý khi thực hiện hoạt động kinh doanh của tiệm chị; ngành nghề kinh doanh của tiệm; chính sách quảng cáo, tiếp thị của tiệm; danh sách nhân viên (có xác lập quan hệ lao động với tiệm); danh sách khách hàng của tiệm; hành vi hứa hẹn mức lương cao hơn được thể hiện thông qua tài liệu cụ thể nào; tài liệu thể hiện những tổn thất, thiệt hại và nguy cơ bị thiệt hại đối với hoạt động kinh doanh của tiệm do hành vi mà người xưng là Á hậu và doanh nghiệp do người này quản lý gây ra.

Thứ hai,hành vi đăng tải các bài viết công khai trên mạng xã hội Facebook, Zalo để chê bai, bêu rếu tiệm của chị có dấu hiệu xâm phạm danh dự, uy tín của người khác theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Cạnh đó, hành vi này còn có dấu hiệu vi phạm quy định về trang thông tin điện tử theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Đây là căn cứ để phát sinh việc xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 nếu đáp ứng đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, chị có thể liên hệ với các cơ quan chức năng sau, để họ ngăn chặn, xử lý:

Khi phát hiện bị người khác đưa thông tin không đúng trên các trang mạng thì cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để thu thập, lưu giữ tài liệu chứng cứ bằng việc nhờ thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các bài đăng trên mạng xã hội, các lượt like, lượt comment; chụp lại hình ảnh bài đăng đồng thời làm đơn tố giác, đơn khởi kiện hoặc trình báo sự việc lên cơ quan có thẩm quyền như công an, tòa án có thẩm quyền để yêu cầu xác định rõ danh tính chủ thể đăng bài, qua đó yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật.

Cạnh đó, liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì cần chuẩn bị được các tài liệu, chứng cứ như luật sư đã phân tích ở trên để có cơ sở yêu cầu cơ quan chức năng (Thanh tra Sở Công thương) giải quyết.

Ngoài ra, nếu có căn cứ rõ ràng xác định người xưng là Á hậu có tham gia các cuộc thi, thì người này thuộc sự quản lý của một công ty quản lý cụ thể. Trường hợp này, chị có thể liên hệ đơn vị quản lý của chủ tiệm spa để cung cấp thông tin, phản ánh về sự việc và yêu cầu họ có phương án xử lý.

Luật sưVõ Đan Mạch

Công ty Luật TNHH Ta Pha

">

Bị đối thủ cạnh tranh 'bẩn' thì phải làm sao?

Hôm đó, 14/9/2021, số ca tử vong vì Covid tại Sài Gòn lần đầu tiên giảm sâu xuống dưới 150 trong vòng 24 giờ, là chỉ dấu tích cực cho thấy thành phố sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường. Trong bệnh viện ở Thủ Đức, ba tôi ra đi vì Covid, không người thân và cũng không một nghi thức, dù tối giản, để tiễn đưa.

Tôi không thể quên được cái đêm ba và anh trai tôi phải vào viện cấp cứu. Cả nhà đều nhiễm Covid-19, trừ mẹ tôi. Cố sức siết mãi, chiếc điện thoại trên tay tôi mới không rơi xuống theo nhịp tim trong lồng ngực. Từng giây, tôi và người nhà chờ chuyến xe cấp cứu thiện nguyện mãi mới có thể đến được vì phải "thông chốt".

Cả nhà năm người cần thuốc men và dinh dưỡng đầy đủ cũng như bảo vệ an toàn cho mẹ tôi, nhưng không thể mua đủ. Từ châu Âu, tôi phải giữ liên lạc liên tục với những người thân quen tại Việt Nam để cầu cứu. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mọi chuyện hoàn toàn vượt ngoài khả năng của mình và chỉ trông chờ vào sự thương yêu của những tấm lòng mà không tiền nào có thể trả ơn nổi.

Ba tuần ba tôi nằm ở Bệnh viện Hồi sức cấp cứu Thủ Đức là ba tuần tôi luôn phải để ý điện thoại gần như từng phút giây. Điện thoại của tôi bật chế độ roaming quốc tế 24 giờ để không bỏ lỡ cuộc gọi nào từ Việt Nam. Những giấc ngủ ngắn, chập chờn, đầy lo sợ.

Hai tuần sau ngày ba tôi ra đi, đêm nào tôi cũng giật mình thức giấc và luôn vơ vội lấy điện thoại trong cơn mê ngủ. Đã hơn hai tháng trôi qua từ ngày gia đình tôi nhiễm Covid-19, tâm trạng tôi rất kém, sinh hoạt chưa thể quay về như trước.

Dù đã rời khỏi bệnh viện, mỗi khi đêm xuống, anh trai tôi, người nhập viện cùng lúc với ba tôi, vẫn thấy văng vẳng bên tai những tiếng "bíp" của máy theo dõi trong phòng cấp cứu. Ở nơi mà nhất cử nhất động của bệnh nhân có thể tiêu hao oxy ghê gớm, người bệnh được yêu cầu ở yên trên giường với bỉm tã đóng chặt. Anh tôi vẫn toát mồ hôi mỗi khi có điều gì gợi nhớ đến việc đóng bỉm tã, oxy và những tiếng "bíp" ở nơi đi hai chỉ về được một.

Đây chỉ là câu chuyện của gia đình tôi. Gần 900 nghìn ca bệnh cũng như thân nhân của khoảng 22.500 người tử vong vì Covid-19 tại nước ta có lẽ cũng chưa nguôi ngoai di chứng hậu nhiễm Covid.

Chỉ riêng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 Thủ Đức, cuộc khảo sát của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia trị liệu tâm lý từ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM công bố, 20% bệnh nhân bị trầm cảm, 53% bị rối loạn âu lo. Quá trình chăm sóc sức khỏe tinh thần phía trước cho những bệnh nhân may mắn khỏi bệnh cũng như những người bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp sẽ còn khó khăn gấp bội.

Thế nên, tại Quốc hội hôm qua, khi đại biểu Nguyễn Anh Trí - một bác sĩ, đề nghị ngày quốc tang cho các nạn nhân Covid-19, tôi như được chạm vào trái tim. Với tôi, nghi thức này không chỉ vì người đã ra đi mà vì những người đang tiếp tục sống.

Là một người bị tổn thương bởi đại dịch, tôi tin những gia đình của các nạn nhân khác phần nào được an ủi vì người thân của họ cuối cùng cũng có được một nghi thức tang lễ, dù chỉ là nghi thức chung.

Việc chọn một ngày quốc tang cho thấy sự nhân văn của chính quyền, sự thừa nhận những mất mát không ai muốn, cũng là tiếng chuông gõ mạnh vào sự cảnh giác của mỗi người trước mối đe dọa dịch bệnh. Hôm nay, cuộc sống của chúng ta phần nào hồi phục, ngày lễ chung để nhắc rằng: bình thường mới không phải là bình thường, mà cần ý thức cao độ để bảo vệ sự sống.

Điều quan trọng nhất của ngày quốc tang cho đồng bào chính là siết chặt mối đồng cảm toàn dân, xoa dịu lẫn nhau bằng sự chia sẻ, là dịp để mỗi người cảm thấy trân quý những người xung quanh và vì mình được sống, thấu cảm với mất mát chung của con dân nước Việt.

Đó cũng có thể là dịp để mỗi cơ quan chức năng nỗ lực hơn trong hành động của mình, từ bỏ hoàn toàn tư duy ngăn sông cấm chợ dưới mọi hình thức, hợp pháp hóa các giấy tờ quá hạn trong thời gian dịch bệnh thêm ba đến sáu tháng, thực hiện tiêm chủng cho dân khoa học và chu đáo hơn. Đó là những việc trong tầm tay mỗi người điều hành ở mọi cấp nhưng lại thể hiện đạo lý khi "nhà có chuyện".

Đó là ngày để mỗi người chúng ta có thể chỉ dạy cho thế hệ sau về văn hóa và tinh thần dân tộc. Chúng ta có thể chọn quốc tang là ngày diễn ra đỉnh dịch lần thứ tư, đặt tên là Ngày Đồng bào, bổ sung vào danh sách các ngày lễ trong năm.

Những gia đình như chúng tôi đều hiểu, cả nước, từ hệ thống y tế cho đến các lực lượng hỗ trợ, đã gồng mình để điều trị cho nhiều nhất số ca bệnh Covid. Đó là điều đáng ghi nhận. Dẫu vậy, điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 vượt qua lưỡi hái tử thần mới chỉ là bước đầu của toàn bộ quá trình điều trị căn bệnh.

Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, xã hội phải tiếp tục vận động và mỗi con người cần khỏe mạnh để tiếp tục đóng góp vào sự vận động đó. Điều trị Covid không chỉ duy trì sự sống cho bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống hàng ngày một cách khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Điều trị Covid không chỉ là giúp những người không may mắn bị nhiễm virus mà bao gồm cả sự chăm sóc tâm lý cho người thân của họ bị ảnh hưởng bởi di chứng Covid một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Tôi vẫn phải gặp bác sĩ tâm lý vì chưa thể vượt qua cú sốc với cha mình. Tôi mong các đường dây tư vấn online về sức khỏe tinh thần cho người nhà và người nhiễm Covid-19 được mở ra trên khắp Việt Nam và miễn phí, để hàng nghìn người như tôi tìm được một địa chỉ khi cảm thấy khó khăn quay về với bình thường. Tôi cũng tin có nhiều bác sĩ, chuyên gia tâm lý tình nguyện tham gia mạng lưới tư vấn cộng đồng này.

Kênh "điều trị" từ xa cho những người bị sang chấn tâm lý trong đại dịch là hành động cụ thể, trong tầm tay nhà nước. Một việc có thể làm ngay, giúp xoa dịu tổn thương tinh thần cho không ít người dân lúc này.

Võ Nhật Vinh

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">

Ngày Đồng bào

友情链接