当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Đội hình dự kiến Getafe vs Real Madrid, 22h00 ngày 4/1 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
Giải mã cuộc đua tháp chọc trời Những kỷ lục liên tục bị xô đổ
Diệp Ngọc Khanh sinh năm 1967 trong một gia đình gia giáo ở Hong Kong (Trung Quốc) và được định hướng trở thành công nhân viên chức ngay từ khi còn nhỏ. Song với ngoại hình nổi bật và thân hình gợi cảm, gương mặt thanh tú, cô quyết định đi theo hướng hoàn toàn khác.
Năm 18 tuổi, Diệp Ngọc Khánh đăng ký tham gia cuộc thi Hoa hậu Châu Á đầu tiên do ATV tổ chức và giành danh hiệu á hậu 2 cùng 2 giải thưởng khác là Hoa hậu cá tính nhấtvà Hoa hậu có hình thể đẹp nhất.
Nhờ bệ đỡ này, Diệp Ngọc Khánh nhận được sự ưu ái từ đài ATV và được chọn vào nhiều vai nữ chính. Tuy nhiên, dù đã tham gia diễn xuất 20 bộ phim truyền hình nhưng tên tuổi Diệp Ngọc Khánh vẫn nhạt nhòa trong giới giải trí Trung Quốc bấy giờ.
Mỹ nhân xứ Cảng Thơm và quyết định “cởi sạch’’ để đổi lấy sự nổi tiếng
Sau thời gian dài giậm chân tại chỗ, năm 1990, Diệp Ngọc Khanh đã có một quyết định táo bạo - dấn thân vào dòng phim 18+. Ban đầu, mỹ nhân họ Diệp nhận chụp ảnh gợi cảm cho một số tạp chí dành cho phái mạnh và ngay lập tức lọt mắt xanh của những nhà làm phim điện ảnh.
Sau đó, cô nổi lên như một nữ thần gợi cảm khi liên tục quay 3 bộ phim “nóng’’ là Hãy chiếm lấy em, Người đàn bà đẹp và Khao khát thầm kín. Truyền thông từ đó cũng bắt đầu gán cô với những danh hiệu “Nữ hoàng phim người lớn”, “Bom sex Hong Kong”.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng cũng kéo theo tai tiếng. Diệp Ngọc Khanh từng tâm sự về quyết định đóng phim 18+ rằng: “Tôi biết rất mạo hiểm nhưng tôi cần phải buông bỏ mọi thứ để làm". Cô còn tiết lộ mình từng phải khóc trong nhà vệ sinh vì bị truyền thông chế giễu, chê bai và phải chịu đựng sự khinh miệt từ đồng nghiệp.
Khác với những “bom sex” cùng thời, Diệp Ngọc Khanh không lấn sâu vào con đường phim “nóng’’. Sau khi có tên tuổi nhờ 3 bộ phim 18+, cô bắt đầu chuyển sang ca hát, cuối cùng là hoạt động hoàn toàn ở dòng phim chính thống.
Người đẹp cho biết: "Năm đó, mục đích của tôi khi "cởi đồ" chỉ là vì muốn đóng phim điện ảnh, hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác". Đây cũng được coi là cú quay đầu khôn ngoan của Diệp Ngọc Khanh. Người đẹp từ đó được xem là người tiên phong mở đường cho các nữ diễn viên từng đóng phim người lớn chuyển hướng sang hoạt động nghệ thuật “sạch”.
Trong mảng phim chính thống, cô từng khiến khán giả ấn tượng qua vai diễn người vợ bị bỏ rơi trong phim Ánh trăng trên sân và được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc tại hai giải Kim Mã và Kim Tượng. Đây cũng là năm ghi dấu thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp diễn xuất của người đẹp Hong Kong khi hoàn thành 10 bộ phim điện ảnh.
Năm 1994, Diệp Ngọc Khanh lại một lần nữa khiến giới mộ điệu ngỡ ngàng với tài diễn xuất trongHoa hồng đỏ, hoa hồng trắng. Cô còn từng đóng Anh hùng xạ điêu, Đông thành tây tựu và nhiều bộ phim khác.
Cuộc hôn nhân viên mãn với doanh nhân thành đạt
Năm 1996, giữa lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Diệp Ngọc Khanh bất ngờ thông báo rời khỏi làng giải trí và sang Mỹ kết hôn với Hồ Triệu Minh, một doanh nhân thành đạt gốc Hoa.
Trước đó, Diệp Ngọc Khanh từng trải qua vài mối quan hệ. Song tất cả đều nhanh chóng kết thúc vì những người đàn ông này không muốn công khai tình cảm với cô bởi vết nhơ "đóng phim nóng". Mãi đến khi gặp được Hồ Triệu Minh, cô mới cảm nhận được sự tôn trọng và yêu thương chân thành.
Diệp Ngọc Khanh chia sẻ do ông xã nhận được nền giáo dục cởi mở của Mỹ nên không ghét bỏ quá khứ của cô. Đây cũng là lý do khiến người đẹp giải nghệ để tiến vào cuộc sống hôn nhân.
Hai vợ chồng có với nhau 3 người con gồm 1 gái, 2 trai. Gia đình Diệp Ngọc Khanh sống trong biệt thự với 11 phòng ngủ và nhiều tiện ích xa hoa khác. Trong thời gian này, Diệp Ngọc Khanh không chỉ biết chăm lo cho chồng con mà còn giúp cho sự nghiệp của ông xã phất lên như diều gặp gió.
Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cuối năm 2020, chồng Diệp Ngọc Khanh nộp đơn phá sản lên tòa án Mỹ. Gia đình nữ diễn viên phải đối mặt với khoản nợ lên đến 50 triệu USD.
Trước những biến cố này, mỹ nhân xứ Cảng thơm vẫn lạc quan và bày tỏ rằng việc nộp đơn phá sản là một chuyện phổ biến ở Mỹ: “Chuyện phá sản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến hồ sơ cá nhân và danh tiếng của một người nhưng chỉ trong ngắn hạn. Nộp đơn xin phá sản là để bảo vệ bản thân chứ không có nghĩa là chúng tôi mất tất cả. Cả gia đình vẫn có đủ các nhu yếu phẩm hàng ngày, một phần thu nhập, tài sản và xe hơi vẫn thuộc sở hữu của chúng tôi".
Dù khó khăn nhưng trong đợt dịch Covid 19, gia đình cô vẫn ủng hộ 50 nghìn khẩu trang y tế để chống dịch. Nữ diễn viên còn động viên tinh thần nhân viên của hệ thống siêu thị vững vàng vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Những hành động này giúp Diệp Ngọc Khanh được nhiều khán giả khen ngợi và ủng hộ.
Một trong những bộ phim Diệp Ngọc Khanh từng tham gia:
Phương Lan
Mỹ nhân phim cấp ba trắng tay khi ly hôn chồng doanh nhân– Diễn viên Trần Chiêu Chiêu hoàn tất thủ tục ly hôn cùng chồng doanh nhân. Cô ra đi tay trắng khi trả lại nhà, trang sức giá trị và chỉ nhận khoản trợ cấp theo quy định.
" alt="Diệp Ngọc Khanh xuống sắc khó tin ở tuổi xế chiều"/>Nhìn bề ngoài, Yenidze trông giống như một nhà thờ Hồi giáo. Song thực tế, Yenidze lại là nơi sản xuất thuốc lá. Thiết kế khác lạ của công trình là để tỏ lòng kính trọng đối với nguồn gốc phương Đông của loại thuốc lá được sản xuất tại đây. Nó còn là cách để vượt qua các quy tắc xây dựng hạn chế về kiến trúc ở trung tâm thành phố Dresden của Đức.
Doanh nhân Hugo Zietz là người sáng lập nhà máy thuốc lá Yenidze vào năm 1886. Do những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc, ông Zietz đã gặp vô vàn khó khăn khi muốn xây dựng nhà máy thuốc lá ở Dresden. Sau hai thập kỷ thất bại trong việc thuyết phục chính quyền địa phương, ông Zietz quyết định “lách luật”.
Năm 1907, ông ủy quyền cho kiến trúc sư Martin Hammitzsch (29 tuổi) thiết kế một nhà máy “trá hình”. Theo TRT World, công trình lấy cảm hứng từ những lăng mộ Mamluk ở nghĩa địa Cairo (Ai Cập) sử dụng các khối đá granit màu đỏ và xám để tái tạo đường sọc của gạch ablaq, khảm màu sắc và hoa văn hình học theo kiến trúc Moorish. Ống khói của nhà máy cũng được thiết kế trông như ngọn tháp.
Nhiều kiến trúc sư nhận định cấu trúc của nhà máy hoàn toàn trái ngược với lối kiến trúc Baroque nổi tiếng ở Dresden. Sự phản đối dữ dội đến mức ông Hammitzsch còn bị loại khỏi phòng kiến trúc sư, sau khi ông đệ trình bản thảo. Hội đồng thành phố đe dọa từ chối cấp giấy phép xây dựng. Đến khi ông Zietz dọa chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác, chính quyền địa phương mới nhượng bộ.
Năm 1909, nhà máy thuốc lá Yenidze hoàn thành xây dựng. Công trình còn có dòng chữ được chiếu sáng 'Salem Aleikum' (Bình an cho bạn) bằng tiếng Ảrập được trang trí bên hông tòa nhà.
Không lâu sau đó, “Salem Aleikum” và “Salem Gold” đã trở thành hai trong số những nhãn hiệu thuốc lá nổi tiếng nhất ở Đức. Nhà máy thuốc lá Yenidze còn được gọi với cái tên “Thánh đường thuốc lá” do lối kiến trúc độc đáo.
Nhà máy Yenidze hiện trở thành địa điểm thu hút du khách tới tham quan thành phố Dresden. Công trình này tồn tại một cách thần kỳ sau vụ ném bom rải thảm vào năm 1945 trong Thế chiến thứ Hai.
Sau 15 năm được khánh thành, nhà máy thuốc lá Yenidze đã được bán lại cho Tập đoàn Thuốc lá Reemtsma. Reemtsma sau đó vận hành nhà máy cho đến năm 1953. Trong vài thập kỷ, tòa nhà bị bỏ hoang, và được khôi phục hoàn toàn vào năm 1996.
Tòa nhà hiện thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn EB có trụ sở tại Berlin, sau khi triệu phú người Israel Adi Keizman mua lại vào năm 2014. Hiện công trình hoạt động như một tòa nhà văn phòng với nhà hàng nằm dưới mái vòm lớn bằng kính, giúp thực khách có thể ngắm nhìn thành phố cả 360 độ.
Video: Chiêm ngưỡng nhà máy thuốc lá ‘trá hình’
Tuy nhiên, thời gian đầu, do việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến diễn ra trên diện rộng; cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc dạy và học.
Giáo viên Đà Nẵng nỗ lực dạy trực tuyến cho học sinh |
Báo cáo cho biết ngày 30/3/2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phố thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho rằng việc pháp điển hóa hình thức dạy học trực tuyến còn nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện đế các em được học ở mọi nơi, mọi lúc và hướng đến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến
Tính đến ngày 30/10/2021, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết họp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. |
Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số lượng học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến, đồ dùng học tập để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời.
Đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất nhu cầu hỗ trợ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố.
Theo đó, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ là hơn 2,1 triệu học sinh.
Tính riêng tại các tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh cần được hỗ trợ là hơn 1,8 triệu em (bao gồm hơn 298.000 học sinh thuộc hộ nghèo, hơn 276.000 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha, mẹ tử vong vì Covid-19 và hơn 1,24 triệu học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác).
Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động các doanh nghiệp tài trợ, quyên góp phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 30/10/2021, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ hơn 1 triệu máy tính. Dự kiến đầu tháng 11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chính thức bàn giao 10.000 máy tính đầu tiên trong tổng số 37.000 máy VNPT cam kết tài trợ. Số máy này đã được Bộ GD-ĐT lên phương án phân bổ cho 4 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 là Sóc Trăng; Hậu Giang; Vĩnh Long và Long An.
Các nhà tài trợ khác cam kết sẽ bàn giao máy tính cho Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngoài ra, tính đến ngày 25/10/2021, ngành Giáo dục đã huy động được hơn 142 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.
Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng hướng dẫn các địa phương tổ chức mua sắm bằng nguồn kinh phí huy động được tại địa phương, bàn giao cho các cơ sở giáo dục để trao cho học sinh. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị đã cam kết tài trợ đế tố chức tiếp nhận, bàn giao máy tính cho học sinh trong thời gian sớm nhất.
Ưu tiên phát sóng trên truyền hình bài giảng lớp 1, lớp 2
Bộ GD-ĐT đã tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng đế tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương.
Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV7) và Đài truyền hình Nhân dân để tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2 là những đối tượng khó thực hiện việc học trực tuyến.
Đối với lớp 1, lớp 2, việc dạy học qua truyền hình hiện được thực hiện với 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
Đối với lớp 6, bước đầu đã hoàn thành xây dựng và phát sóng 15 video bài giảng của các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các kênh truyền hình tỉnh, thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuyên mục Hỗ trợ dạy học trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để liên kết đến các nguồn học liệu số, bài giảng điện tử (e-leaming và bài giảng dạy học trên truyền hình), thông tin hướng dẫn lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến; lịch phát sóng dạy học trên truyền hình của tất cả các đài trên cả nước.
Khắc phục khó khăn về hạ tầng, đẩy nhanh điều phối máy tính
Về những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học trực tuyến, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rõ do sử dụng phần mềm dạy học miễn phí nên chất lượng chưa đảm bảo. Đường truyền internet nhiều nơi, nhiều lúc không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đường truyền internet không tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bên cạnh đó, hệ thống bài giảng điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở lớp 9, lớp 12 và ở các môn chính. Bài giảng điện tử của Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu.
Số lượng máy tính đã huy động được mới chỉ đáp ứng 46,1% tổng nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc mua sắm máy tính từ nguồn huy động ở địa phuơng gặp khó khăn vì công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, nguồn hàng hạn chế. Do dịch Covid-19 làm ảnh huởng đến chuỗi cung ứng linh kiện điện tử và nhu cầu số lượng lớn máy tính cùng một thời điểm nên năng lực sản xuất của các hãng không thể đáp ứng ngay cùng một lúc, do đó cũng sẽ ảnh huởng đến tiến độ cung cấp.
Một hạn chế nữa là chất luợng học tập ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ vẫn còn ở một số địa phương.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục khó khăn về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật dạy học trực tuyến, tạo điều kiện để học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận bình đẳng trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để phấn đấu tất cả các học sinh, sinh viên không có điều kiện mua sắm máy tính sẽ được hỗ trợ trang thiết bị để học tập trực tuyến. Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ đẩy nhanh việc làm thủ tục tiếp nhận, lên phương án điều phối máy tính cho các địa phương còn thiếu, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức xây dựng các bài giảng trực tuyến, bài giảng trên truyền hình, nhất là các bài giảng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, để cung cấp cho các nhà trường tổ chức dạy học cho học sinh.
Phương Mai
Theo ĐHQH, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức này trong thời gian tới.
" alt="Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quả"/>Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quả
Hanoitourist thoái vốn khỏi dự án đất vàng 198 Trần Quang Khải
Xung quanh buổi Workshop “Du học thế hệ Z”, nhiều chia sẻ về kinh nghiệm sinh sống, học tập nơi xứ người và câu chuyện hướng nghiệp đã được các cựu du học sinh giãi bày.
Các cựu du học sinh chia sẻ về câu chuyện “Du học thế hệ Z”
Là cựu du học sinh Anh từng đi du học ở tuổi 34, anh Nguyễn Thanh Tùng thấy rõ sự khác biệt khi đi du học của lứa 8X đời đầu và thế hệ Z.
“Ở lứa 8X đời đầu như tôi đã quen với việc “cô giáo luôn đúng”. Do vậy, trở ngại lớn nhất của tôi khi bước chân sang Anh là nền giáo dục “trọng quan điểm cá nhân”, anh Tùng nói.
Kể về một kỷ niệm trong những ngày đầu đi du học tại Anh, anh Tùng cho biết, lần đầu tiên nhận bài luận trên lớp, anh “hoảng loạn thực sự” vì cô giáo không gợi ý gì mà cho sinh viên tự bày tỏ quan điểm của mình.
“Đề bài chỉ vỏn vẹn một câu rất ngắn nhưng nó khiến tôi lo lắng đến mức sợ mình sẽ phải trả lại học bổng vì không qua được bài luận đầu tiên”.
Sau 4 ngày trăn trở, anh quyết định viết email cho cô giáo để trình bày về những khó khăn trong quá trình làm bài. Khi ấy, cô giáo nói rằng tình trạng của Tùng không phải là trường hợp đầu tiên.
Hầu hết sinh viên đến từ các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc đều ít nhiều gặp phải khó khăn này. May mắn, sau buổi nói chuyện với cô giáo, anh như được “gỡ rối” và cuối cùng nhận được kết quả cao ngoài sức mong đợi.
Là cựu du học sinh Anh từng đi du học ở tuổi 34, anh Nguyễn Thanh Tùng thấy rõ sự khác biệt khi đi du học của lứa 8X đời đầu và thế hệ Z.
So với thế hệ Z bây giờ, anh Tùng cho rằng, hiện nay các em được tiếp cận với lượng thông tin nhiều chiều và những nền tảng kiến thức phong phú trước khi ra ngoài thế giới. Các em tự tin và sẵn sàng bày tỏ quan điểm cá nhân.
“Nhiều du học sinh thậm chí đã được đi du học từ những năm cấp 2. Việc du học không phải quá khó khăn nên nhiều lớp còn có thể… họp lớp ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, anh Tùng cho rằng một điểm hạn chế của thế hệ Z là nhiều bạn trẻ vẫn đang nhìn cuộc đời đầy màu hồng, vì nghĩ rằng học tập ở một quốc gia khác sau tốt nghiệp sẽ được trải thảm đỏ khi về nước hay kiếm được những công việc với mức lương nghìn đô.
Nhưng thực tế, các bạn đang phải đối mặt với việc phải cạnh tranh cao về cơ hội việc làm sau khi về nước.
“Do vậy, thế hệ Z cần phải đặc biệt chú trọng trong việc định hướng nghề nghiệp”, anh nói.
Theo anh Tùng, hiện ở thế giới đang có rất nhiều ngành học hay nhưng ở Việt Nam lại chưa có nhiều cơ hội phát triển.
“Mình từng tư vấn cho một bạn đã đi du học Canada từ những năm cấp 2. Bạn ấy nói rất băn khoăn khi phải lựa chọn giữa hai ngành học: một là Quản trị kinh doanh, hai là Bác sĩ tư vấn trị liệu thần kinh cho vận động viên cấp cao.
Bạn này cho biết bố mẹ rất thích em học ngành Quản trị kinh doanh vì ra trường sẽ có việc làm luôn. Nhưng bản thân em lại rất thích học giải phẫu và các kiến thức liên quan đến Sinh học. Em còn mê mẩn đến độ thuộc hết tất cả tên các cơ xương cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Mình đã phải khuyên bạn ấy suy nghĩ kỹ. Rất có thể nếu nghe theo bố mẹ, sau khi ra trường bạn ấy sẽ nhận ra đó không phải là đam mê của mình. Trong khi đó, phải tìm ra được thú vui trong công việc thì mới có thể tiến xa. Cuối cùng bạn ấy đã quyết định chọn ngành mình yêu thích và cũng là ngành chưa có ở Việt Nam”, anh Tùng kể lại.
Nhiều học sinh tham gia Ngày hội du học
Còn theo anh Hà Ngọc Anh, người từng có gần 8 năm học tập và làm việc tại Úc, thế hệ Z bây giờ cần phải đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp bởi thị trường việc làm hiện nay đang chuyển biến nhanh chóng với nhiều nghề mới ra đời.
“Hiện có những ngành nghề tiềm năng không ai ngờ như học về Quản lý thể thao (làm huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên) hay ngành công nghiệp rất lớn trên thế giới hiện nay là Game online. Do vậy thế hệ Z cần phải cập nhật và thay đổi”.
Tuy nhiên, anh Ngọc Anh cũng lưu ý, việc lựa chọn ngành nghề mình theo đuổi không phải “cứ thấy ngành hot” là lao vào mà phải xem mình đam mê đến đâu và thích đến mức độ nào.
“Nếu làm những công việc mình không thích sẽ rất mệt mỏi và không thể bền bỉ theo đuổi”, anh khẳng định.
Ông Florent Ménard - Trưởng bộ phận Campus France Vietnam - Văn phòng du học chính thức của Đại sứ quán Pháp, chia sẻ “Trong 6 năm làm việc tại Campus France Vietnam tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam đã có những thay đổi trong thái độ, quan niệm, phương pháp sống, tiếp nhận thông tin. Tôi thấy rằng sinh viên bây giờ có vẻ sáng suốt hơn so với trước đây, trong các lựa chọn du học, chuẩn bị cho tương lai. Sinh viên ngày càng có những câu hỏi rõ về trường về ngành chứ không hỏi những câu chung chung như “Đi du học Pháp cần phải như thế nào?””.
Lời khuyên của ông dành cho các sinh viên Việt Nam “Đối với các bạn đi du học phải luôn nhớ điều quan trọng nhất đối với mình là gì, mình có khát vọng gì trong đời?”.
Cùng với quan điểm về “du học thế hệ Z”, anh Đào Trọng Thắng - cựu sinh viên du học Châu Âu bày tỏ: “Thế hệ Z được tiếp cận với rất nhiều công nghệ tiên tiến và đó cũng chính là một trong những thách thức đối với các bạn, bởi khi đã có một sự toàn cầu hóa, một thế giới phẳng rồi thì các bạn sẽ có rất nhiều các đối thủ. Hàng ngày các bạn có quá nhiều thông tin nên đó cũng là rào cản trong việc lựa chọn con đường du học của bạn, lựa chọn ngành nghề du học”.
Sự kiện Ngày hội du học toàn cầu có sự tham gia của 1000 phụ huynh, học sinh; quy tụ hơn 40 trường đại học của 15 quốc gia trên thế giới. Tham gia vào ngày hội, học sinh, sinh viên được trải nghiệp khu giao lưu văn hóa toàn cầu, làm bài test hướng nghiệp và nhận tư vấn ngành học từ các chuyên gia … |
Thúy Nga
- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có số du học sinh nhiều nhất ở Canada trong khi đó Mỹ xếp vị trí thứ 6.
" alt="Cựu du học sinh 8X chia sẻ về sự khác biệt của “du học thế hệ Z”"/>Cựu du học sinh 8X chia sẻ về sự khác biệt của “du học thế hệ Z”