Giải trí

Sẽ sớm có chương trình “Sóng và điện thoại cho em”, hỗ trợ học tập trực tuyến

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-22 13:43:55 我要评论(0)

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tíntin the thaotin the thao、、

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” vừa được VPCP có văn bản truyền đạt gửi tới Bộ trưởng Bộ TT&TT hôm nay,ẽsớmcóchươngtrìnhSóngvàđiệnthoạichoemhỗtrợhọctậptrựctuyếtin the thao ngày 7/9.

Ngành TT&TT luôn đồng hành trong hành trình chuyển đối số giáo dục

Nhiều năm qua, ngành TT&TT luôn đồng hành cùng ngành GD&ĐT, trong đó có thể kể đến chương trình Internet miễn phí cho trường học đã được các tổ chức quốc tế đưa thành Case Study để phổ biến ra toàn cầu. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng xác định GD&ĐT là lĩnh vực được ưu tiên số 1.

Ngay từ những tháng đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 mới xảy ra, ngành TT&TT đã tái khẳng định cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với ngành GD&ĐT trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh với phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học”.

Trong bài viết nhân dịp học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới 2021-2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ, chuyển đổi số giáo dục thì đầu tiên là cần hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng gia đình. Hiện nay còn gần 2.000 điểm lõm sóng trên toàn quốc, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm nào.

Sẽ sớm có chương trình “Sóng và điện thoại cho em”, hỗ trợ học tập trực tuyến
Thời gian qua, nhiều sản phẩm, giải pháp CNTT, dạy học trực tuyến đã được những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cung cấp tới các trường học.

Cuối năm nay, các tỉnh đang phấn đấu mỗi hộ gia đình ít nhất một điện thoại thông minh, nhất là tại vùng sâu, vùng xa. Sang đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ có một đường Internet cáp quang siêu băng rộng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn có giá ưu đãi đặc biệt cho giáo dục từ nhiều năm qua. Chiến lược Hạ tầng số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành năm nay đặt mục tiêu Việt Nam lọt vào top 30 thế giới trước năm 2025. Đây là nỗ lực to lớn của ngành TT&TT đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trong đó có ngành GD&ĐT.

Cũng trong bài viết này, người đứng đầu ngành TT&TT đã nhấn mạnh, các nền tảng số dùng chung là lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục. Ngành GD&ĐT đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc. Và không chỉ là thực thi hiệu quả, nó còn cho phép ngành có những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số.

Thực tế, bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cung cấp các gói cước truy cập Internet giá rẻ và các gói thuê bao đường truyền Internet giảm giá phục vụ các trường, giáo viên, học sinh, sinh viên học trực tuyến, Bộ TT&TT đã hiệu triệu các doanh nghiệp tích cực phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống tiếp tục diễn ra theo cách không tiếp xúc.

Nhiều sản phẩm, giải pháp CNTT, dạy học trực tuyến đã được các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam triển khai và cung cấp tới các trường học, tiêu biểu như:Viettel Study, VNPT E-Learning; AIC Học trực tuyến; Hệ thống VioEdu (vio.edu.vn) hỗ trợ học tập môn Toán các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 12; OLM.VN; Thanhedu.vn; Bigschool.vn…

Tận dụng mọi giải pháp, công nghệ để hỗ trợ dạy và học mùa dịch

Về phía ngành GD&ĐT, thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 diễn ra chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, trước khi vào năm học mới, Bộ GD&ĐT đã cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục bàn rất kỹ về vấn đề trọng tâm trong năm học này, làm thế nào để giữ vững được chất lượng giáo dục đào tạo trong điều kiện dịch bệnh.

“Bộ GD&ĐT đặt nhiệm vụ trọng tâm năm nay là phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công nghệ, công cụ để tổ chức việc dạy và học, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.

Ngày 3/9, Thủ  tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD&ĐT xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.

Sẽ sớm có chương trình “Sóng và điện thoại cho em”, hỗ trợ học tập trực tuyến
Chương trình "Sóng và máy tính cho em” tiếp tục là một hoạt động khẳng định cam kết đồng hành của ngành TT&TT với ngành giáo dục trong cuộc chiến chống Covid-19 (Ảnh minh họa: T.Linh).

Đồng thời, hướng dẫn các gia đình phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến; chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới.

Bộ TT&TT được giao ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, CNTT nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.

Cùng với đó, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.

Vân Anh

Chật vật mua laptop cho con học online

Chật vật mua laptop cho con học online

Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

>>Xiaomi Mi Note 2 sẽ xuất hiện vào cuối tháng 8 với mức giá từ 376 USD

Xiaomi Mi Note 2 là một trong những smartphone Trung Quốc được trông đợi nhất trong năm nay. Chiếc Xiaomi Mi Note và Mi Note Pro là bộ đôi sản phẩm khá thành công của Xiaomi. Vì vậy người dùng chắc chắn cũng hy vọng rằng Xiaomi Mi Note 2 sẽ tiếp nối những thành công này.

Theo những hình ảnh rò rỉ mới đây, chiếc điện thoại này là một sự lai tạo của Galaxy Note 4, Xiaomi Mi 5 và Galaxy Note 7. Nhìn chung, về hình dáng sản phẩm này giống hệt Galaxy Note 4 trong khi mặt sau trông lại giống Mi 5 và màn hình cong ở mặt trước thì giống Note 7. Với sự kết hợp của kim loại và kính, thiết bị trông khá cao cấp. Nhìn kỹ những hình ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy hai bộ loa ở cạnh đáy còn cổng USB được đặt ở giữa. Nút nguồn/khóa và nút chỉnh âm lượng được đặt ở cạnh phải của thiết bị và có vẻ như chiếc phablet này sở hữu 2 cảm biến camera ở mặt sau, bên cạnh là một cụm đèn LED kép 2 tông màu.

Dựa trên những tin đồn và hình ảnh rò rỉ trước đó, rất có thể Xiaomi sẽ tung ra 2 phiên bản của chiếc Mi Note 2. Sản phẩm bị rò rỉ hình ảnh hôm nay là chiếc có cấu hình mạnh nhất. Theo đó, thiết bị này sẽ có màn hình 5,7 inch QHD, RAM 6GB, bộ nhớ trong 128GB, pin 4.000mAh, chạy chip 4 nhân Snapdragon 821 và sở hữu camera 12MP ở mặt sau. Mi Note 2 dự kiến có mức giá 526 USD tại Trung Quốc. Theo tin đồn, chiếc điện thoại này sẽ xuất hiện vào ngày 5/9 tới. Hãy cùng chờ xem!

" alt="Xiaomi Mi Note 2 lộ diện: Giống Note 7 đến kinh ngạc" width="90" height="59"/>

Xiaomi Mi Note 2 lộ diện: Giống Note 7 đến kinh ngạc

Các nước châu Á đã thoát khỏi những cuộc tấn công đòi tiền chuộc quy mô toàn cầu đầu tiên trong những ngày cuối tuần vừa qua và hầu như không bị tổn hại, thế nhưng những quốc gia này nhận thức rõ về những điểm yếu của mình trong bối cảnh smartphone ngày càng phổ biến và nét đặc thù trong văn hoá công việc trong của khu vực.

Đáp lại những tin tức về các cuộc tấn công mạng ngày càng lan rộng, Hội đồng Cải cách Quốc gia của Thái Lan đã đề xuất thành lập ngay lập tức một ủy ban an ninh mạng cho Thủ tướng Prayut Chan-ocha đứng đầu. Ủy ban quốc gia này sẽ có quyền tiếp cận các mạng lưới được cho là bảo mật yếu để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn.

Các nhà chức trách ở Singapore và Malaysia đưa ra những tuyên bố khi ảnh hưởng của vụ tấn công mã độc đòi tiền chuộc vào phương Tây được đưa tin hôm thứ Bảy (13/5), thông báo cho người dân biết cách để đối phó với vấn đề và nói rằng chính phủ sẽ có những biện pháp để ngăn chặn thiệt hại lan rộng.

Châu Á dường như đã tránh được những thiệt hại lớn. Nhưng chính quyền đã phản hồi rất nhanh chóng, và nhận thức được rằng các cuộc tấn công tương tự có thể gây ra thiệt hại rất lớn.

" alt="Châu Á tất bật phòng ngự trước cơn bão ransomware" width="90" height="59"/>

Châu Á tất bật phòng ngự trước cơn bão ransomware

Rất nhiều cảnh báo đã được đưa ra gần đây về nguy cơ bảo mật tiềm ẩn khi chơi Pokemon Go, bởi ứng dụng này luôn biết được vị trí, thói quen di chuyển của bạn.

Đó là chưa kể Pokemon Go còn đưa ra nhiều đòi hỏi khá "kỳ lạ" liên quan đến quyền riêng tư cá nhân của người dùng, chẳng hạn như nó đòi hỏi quyền truy cập trọn vẹn vào tài khoản Google của những ai muốn đăng nhập vào game thông qua Google.

{keywords}
Người chơi Pokemon Go cần hết sức cảnh giác trước những rủi ro bảo mật từ ứng dụng này

Những mối nghi ngại này là có thật, và bản thân Niantic, hãng phát triển ra tựa game đình đám này, đã phải công khai xin lỗi người dùng hồi đầu tuần, khẳng định hãng không hề muốn đọc email, đào xới danh bạ hay tọc mạch dữ liệu cá nhân của người dùng. "Chúng tôi chỉ cần - và chỉ truy cập - danh tính Google ID cùng địa chỉ email của người dùng mà thôi", Niantic khẳng định, đồng thời cho biết sẽ điều chỉnh lại quyền hạn để hạn chế truy cập vào thông tin Profile Google ở mức "cơ bản" nhất.

"Google cũng đã xác thực rằng Niantic và Pokemon Go không hề thu thập hay tiếp cận thông tin nào khác. Google sẽ sớm thu hẹp quyền hạn của Pokemon Go, chỉ cho phép chúng tôi tiếp cận những dữ liệu cơ bản, cần thiết nhất. Người dùng không phải tự tiến hành bất cứ hoạt động nào cả", Niantic nói thêm.

Nhưng dù thế nào, bạn vẫn nên hết sức cảnh giác trước những nguy cơ bảo mật đã được Phó Giáo sư gốc Việt Tam Vu của Đại học Colorado Denver (Mỹ) cảnh báo mới đây. Bất chấp lời xin lỗi từ Niantic, ông Vũ, người đứng đầu Phòng thí nghiệm hệ thống mạng và di động của trường, vẫn hết sức bức xúc.

"Đây là mô hình hãy-tin-tôi trong giới bảo mật. Hãy cho tôi mọi thứ, tôi thề sẽ không lạm dụng chúng. Nhưng sẽ tốt hơn nếu anh không đưa ra yêu cầu đó ngay từ đầu", ông nói. Nói cách khác, với bất cứ ứng dụng nào đòi hỏi quyền "truy cập toàn bộ" vào tài khoản cá nhân của bạn, người dùng cũng nên hết sức cảnh giác.

Thường thì các ứng dụng đều có lý do khi yêu cầu được truy cập vào dữ liệu cá nhân người dùng. Lấy thí dụ, ứng dụng TripAdvisor cần truy cập vào vị trí người dùng để tìm các khách sạn gần đấy, truy cập camera để bạn có thể chụp ảnh ngay trong ứng dụng, cũng như vào kết nối mạng để có thể sử dụng mạng Internet của điện thoại.

Tuy nhiên, một số yêu cầu tỏ ra thiếu căn cứ và vấp phải sự chỉ trích từ cộng đồng. Hệ quả là cuối cùng, hãng phải rút lại. Chẳng hạn như hồi tháng 3, một người dùng TripAdvisor hỏi trên diễn đàn rằng tại sao ứng dụng này lại cần phải truy cập vào ID của thiết bị và mục Thông tin cuộc gọi, mà theo giải thích từ hãng là để "ứng dụng xác định một cuộc gọi có được kết nối hay không, cũng như số điện thoại được gọi đến". "Đây rõ ràng là một sự xâm phạm quyền riêng tư cá nhân", người này phàn nàn.

Tại thời điểm đó, đại diện của TripAdvisor đã trả lời "đó là lỗi hệ thống" và yêu cầu này nhanh chóng bị gỡ bỏ.

Niantic, một công ty con trực thuộc Tập đoàn mẹ Alphabet của Google, có lẽ cũng không cố ý khi yêu cầu được truy cập đầy đủ thông tin tài khoản Google của người dùng. "Nhưng ngay cả một công ty con cũng không nên coi nó đồng nhất với Google", Phó Giáo sư Vu phân tích. Người chơi nên cài đặt lại ứng dụng Pokemon Go hoặc đăng nhập vào tài khoản Google của mình, thiết lập lại quyền hạn truy cập (trong mục Privacy Settings, chọn Apps connected to your account).

Rồi cũng phải kể đến một số hiểm họa bảo mật phát sinh sau khi Pokemon Go bùng nổ về mức độ phổ biến. Tại những nước tựa game này chưa phát hành chính thức, các fan đang tìm cách tải lậu và rất có thể sập bẫy tin tặc, tải về máy cả mã độc, virus.

Đồng thời, người dùng luôn phải đảm bảo rằng mình đã tải game "chính chủ". Hôm thứ Sáu tuần trước, một ứng dụng có tên Pokemon Go Ultimate đã khóa trái điện thoại người dùng, sau đó kích hoạt các quảng cáo khiêu dâm ở backgroud thiết bị.

Nguy hiểm nhất, chính là việc ứng dụng liên tục cập nhật vị trí địa lý thực của người dùng. "Theo thời gian, hãng sẽ có thể liên hệ giữa người chơi thật với nhân thân ảo của họ. Đó thực sự là một nguy cơ riêng tư cá nhân nghiêm trọng", nhất là cho những ai dùng cùng một danh tính online cho nhiều ứng dụng/diễn đàn. "Hacker sẽ có thể theo vết người dùng dễ dàng, chúng biết bạn đang ở nhà hay ở đâu đó".

"Luôn có sự đánh đổi giữa những gì bạn nhận được với những gì bạn sẵn sàng cho đi. Nếu như bạn sẵn sàng cho đi sự riêng tư của mình, bạn có thể chơi. Còn nếu câu trả lời là không, tốt nhất hãy tránh xa Pokemon Go", ông Vu kết luận.

Lời khuyên đưa ra cho người dùng là:

- Tải game từ nguồn đáng tin cậy, như Apple App Store hoặc Google Play.

- Dùng tư duy thông thường để xem xét khi ứng dụng đưa ra những đòi hỏi khác thường. Hãy nghiên cứu kỹ những đòi hỏi khả nghi đó và đừng ngại hỏi tác giả ứng dụng: "Tại sao lại cần?".

- Các phiên bản Android mới hơn sẽ cho phép người dùng gỡ bỏ các lựa chọn cho phép trước đây. Vào Settings -> Apps. Chọn ứng dụng rồi tìm "Permissons". Công tắc bên cạnh sẽ cho bạn bật hoặc tắt lựa chọn "Cho phép" này.

- Người dùng iOS có thể điều chỉnh cài đặt ứng dụng bằng cách vào Settings, sau đó di chuyển chuột để tìm ứng dụng. Lấy thí dụ, Location (vị trí) có thể được đặt là "Không bao giờ", "luôn luôn" hoặc "Chỉ khi nào bật ứng dụng này". Nếu như các ứng dụng được kết nối với tài khoản của bên thứ ba (như Google hoặc Twitter), người dùng có thể điều chỉnh tài khoản Google và Twitter của mình để gỡ bỏ quyền hạn của ứng dụng.

Trọng Cầm

XEM THÊM

Những cách ném bóng Poké bắt Pokemon siêu đẳng

" alt="Bí quyết 'giữ mình', chống hacker khi chơi Pokemon Go" width="90" height="59"/>

Bí quyết 'giữ mình', chống hacker khi chơi Pokemon Go