Video bóng đá: Lác mắt xem siêu phẩm volley của Modric trên sân tập Real
- Tiền vệ Luka Modric đã thực hiện pha cắt kéo volley tuyệt đẹp ghi bàn trong buổi tập mở của Real Madrid hôm qua (23/5).

当前位置:首页 > Kinh doanh > Video bóng đá: Lác mắt xem siêu phẩm volley của Modric trên sân tập Real 正文
- Tiền vệ Luka Modric đã thực hiện pha cắt kéo volley tuyệt đẹp ghi bàn trong buổi tập mở của Real Madrid hôm qua (23/5).
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
Theo South China Morning Post, đến nay đã có 19 người mua hủy bỏ các giao dịch mua nhà dù đã đặt cọc từ trước, chấp nhận “vứt” đi 11,83 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 1,53 triệu USD. Các hợp đồng mua nhà này được ký kết hồi tháng 6 năm 2018, thời điểm đỉnh cao của thị trường bất động sản Hồng Kông.
Có 9 căn hộ thuộc dự án Solaria của K Wah International tại quận Tai Po. Trước đó, có 10 trường hợp khác bị mất cọc do người mua từ bỏ hợp đồng tính đến ngày 29/4.
Tính từ đầu năm nay, đã có hơn 100 trường hợp bỏ cọc mua nhà.
Nền kinh tế Hồng Kông đang lao dốc nghiêm trọng kể từ thời kỳ đỉnh cao tháng 6/2018. Thương chiến Mỹ - Trung kéo dài 2 năm, các cuộc biểu tình chống chính phủ và sự bùng phát của dịch cúm Covid-19 đã đẩy nền kinh tế Hồng Kông rơi vào suy thoái trong 2 quý qua.
Quốc hội Trung Quốc ngày 22/5 đã bàn về dự thảo luật an ninh liên quan đặc khu kinh tế Hồng Kông. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ cho phép Trung Quốc trực tiếp kích hoạt luật an ninh vốn bị phản đối ở Hong Kong lâu nay, không cần cơ quan lập pháp của Hồng Kông phê chuẩn.
Động thái này đã làm gia tăng thêm sự hỗn loạn của các cuộc biểu tình, dấy lên lo ngại về sự ổn định của thị trường bất động sản Hồng Kông trong thời gian tới đây.
Chỉ số Centa-City Leading Index, chỉ số giá theo thời gian của Centaline cho các ngôi nhà đã qua sử dụng, giảm khoảng 5% từ tháng 6/2018 đến nay. Từ tháng 6/2019, chỉ số này đã giảm khoảng 6,8%.
Theo ông Ray Au- Giám đốc bán hàng cấp cao của Công ty bất động sản Centaline Property, nhu cầu mua nhà ở Hong Kong giảm rất mạnh so với hai năm trước. Người mua gặp một số vấn đề với các khoản thế chấp và tiền mặt.
“Một vài người mua cảm thấy bi quan về triển vọng thị trường, trong khi số khác có cuộc sống thay đổi vì tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Hồng Kông”, ông nói thêm.
Hầu như mọi dự án nhà đất đều ghi nhận trường hợp khách bỏ cọc. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm khách hủy hợp đồng thường thấp so với tổng số căn hộ bán ra của dự án. 19 trường hợp bỏ cọc tại Solaria là con số khá lớn và bất thường.
Theo ông Thomas Lo, Giám đốc tài sản tại Century 21 Deluxe Home, những trường hợp hủy mua và mất cọc như vậy là phổ biến khi có sự thay đổi đột ngột trong tâm lý thị trường và với các loại tài sản có thời gian giải quyết lâu dài.
Các trường hợp bỏ cọc gần đây xảy ra sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.
Ông Willy Liu, Giám đốc điều hành Ricacorp Properties cho biết điều đó có thể khiến người mua lo lắng và quyết định rút vốn khỏi thị trường Hồng Kông. Ông Liu nhấn mạnh:“Thị trường chứng khoán đã giảm hôm 22/5, làm giảm niềm tin của người mua. Các cuộc biểu tình cũng sẽ tác động xấu đến giao dịch nhà đất”.
Hương Vũ
Theo SCMP
" alt="Bất động sản Hồng Kông khủng hoảng, nhà đầu tư mất trắng 1,5 triệu USD"/>Bất động sản Hồng Kông khủng hoảng, nhà đầu tư mất trắng 1,5 triệu USD
Thiết kế nội thất tân cổ điển cho căn hộ chung cư hiện nay khá phổ biến. Nhiều gia đình ưa thích phong cách này bởi sự sang trọng, tinh tế. Tuy nhiên nhiều lời khuyên được các chuyên gia đưa ra, đó là phong cách này chỉ thích hợp với diện tích lớn.
Với những căn hộ chung cư diện tích càng nhỏ, phần nội thất càng nên tinh giản bởi nếu nội thất cồng kềnh, không gian sống sẽ trở nên chật chội và bí bách.
Vì vậy, dù mê mẩn phong cách thiết kế nội thất theo xu hướng tân cổ điển, song ban đầu chị Thu Trang (TPHCM) khá cân nhắc bởi lo ngại sự không phù hợp với căn hộ có diện tích khoảng 105m2 như nhà chị.
Tuy nhiên cuối cùng chị Thu Trang vẫn quyết định chọn phong cách tân cổ điển cho căn hộ của mình và coi đây như một việc "khá liều lĩnh".
"Những thiết kế tân cổ điển sẽ phù hợp với các không gian lớn. Không gian rộng rãi sẽ tạo nên sự sang trọng. Song đôi khi chúng ta phải thay đổi quan điểm này", chị Trang chia sẻ, đến thời điểm này khi căn hộ đã hoàn thiện chị và gia đình đều rất hài lòng.
Chị Trang cho biết, để ngôi nhà mang phong cách nội thất kiểu tân cổ điển nhưng không gian bớt chật chội, chị pha trộn thêm những chi tiết hiện đại. Căn hộ sử dụng tông màu kem - xám, nâu vàng của da và sơn ánh kim để tạo nên một không gian nhẹ nhàng, thư giãn.
Với phòng khách kết nối bếp, căn hộ có đủ không gian để chơi đàn piano và có chỗ cho trẻ con vui đùa. Riêng phần đảo bếp, gia chủ kết hợp với bàn ăn để tận dụng không gian mà vẫn đảm bảo công năng.
Không gian phòng ngủ được gia chủ đầu tư khá kỹ lưỡng. Căn phòng này có sự kết hợp hài hòa giữa 2 phong cách hiện đại và cổ điển tạo nên sự trẻ trung.
Đặt biệt phòng cậu con trai, chị Thu Trang quyết định pha trộn phong cách hiện đại với cách thiết kế rất tự do để tạo một không gian đầy cá tính. Thiết kế tạo một góc để bạn nhỏ vừa đọc sách và ngồi chơi rất thoải mái. Tủ áo kết hợp với kệ để đồ chơi - sách báo vô cùng tiện dụng...
"Áp dụng tân cổ điển với căn hộ nhỏ cần hạn chế những đồ nội thất rời loại lớn, sử dụng các loại sofa, ghế ăn hay giường nhỏ gọn", chị Trang chia sẻ kinh nghiệm.
Liều chọn nội thất tân cổ điển cho căn hộ nhỏ, cô gái nhận kết quả bất ngờ
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều gia đình đang biến căn hộ của mình thành nơi để nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống và tránh xa những xô bồ. Do đó, thay vì sử dụng các tông màu sặc sỡ, xu hướng tông màu trầm nhưng không u ám, kết hợp với những hình dạng hữu cơ của không gian như trần, tường, sàn, đem lại bầu không khí yên bình, thư thái cho người ở.
Những ô cửa kính cao kịch trần cho phép đón được nhiều ánh sáng tự nhiên. Không gian sống trở nên thông thoáng, xuyên suốt và gắn kết. Mọi trạng thái cảm xúc được cân bằng, gia chủ có thể dễ dàng tập trung suy nghĩ hay làm việc, hoặc thư giãn.
KTS Trần Văn Vũ đã đưa vào ngôi nhà vật liệu hiện đại, bề mặt tinh tế, màu sắc nhã nhặn, phù hợp cá tính riêng của chủ nhân, đó là hướng đến phô bày vật chất một cách văn minh.
Cũng theo KTS Vũ, ngôi nhà mang phong cách thiết kế chủ đạo là phong cách Bắc Âu kết hợp hiện đại, do sử dụng những vật liệu cao cấp nên đem lại cảm giác sang trọng.
Công năng sử dụng của không gian là 110 m2 chia làm 3 khu vực chính bao gồm: Bếp và bàn đảo, khu vực tiếp khách và khu vực bàn ăn. Do yếu tố phong thủy nên chủ nhà đã thay đổi vị trí của bếp tách biệt với khu vực bàn ăn. Song, phần bếp có tích hợp bàn đảo có thể sử dụng làm nơi ăn sáng, ăn nhẹ.
Cũng theo KTS này, điểm đặc biệt của căn hộ này là được thiết kế theo triết lý của người Bắc Âu, tinh tế, không khoa trương, ít đồ đạc trong nhà và vô cùng thoáng đãng. Trải nghiệm quý giá nhất trong căn nhà đó chính là không gian sống sử dụng tông màu trắng kết hợp cùng màu gỗ nâu trầm sẽ cho người ở trong không gian cảm giác trầm ổn.
Ấn tượng không gian sống tĩnh lặng vùng Bắc Âu trong căn nhà Việt
Đạn cối do Ukraine sản xuất (Ảnh: Kyiv Post).
Kyiv Postđưa tin, Ukraine đang phải đối mặt với vấn đề lớn khi những quả đạn cối do Kiev sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn và thiếu tin cậy để nhằm vào các mục tiêu của Nga trên tiền tuyến.
Vào ngày 26/11, quân đội Ukraine đã ban hành lệnh thu hồi hàng chục nghìn quả đạn từ ít nhất 7 lữ đoàn chiến đấu. Đây là tin xấu với Ukraine khi họ đang cạn kiệt đạn dược để ngăn cản đà tiến nhanh kỷ lục của Nga trên tiền tuyến sau hơn 2 năm chiến sự nổ ra.
Thông báo của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) cho biết đạn cối 120mm do Ukraine sản xuất đã bị thu hồi vì vấn đề chất lượng. Ukraine không nêu rõ số lượng đạn dược hoặc đơn vị bị ảnh hưởng.
Lý do ban đầu được đưa ra là thuốc phóng đạn có chất lượng kém, bảo quản không đúng cách. Một cuộc điều tra tiếp tục được tiến hành. Tuyên bố cho biết thêm rằng quân đội sẽ được cấp đạn cối "nhập khẩu" và Cục Điều tra Nhà nước đã khởi xướng các thủ tục tố tụng hình sự.
Hình ảnh từ hiện trường cho thấy một ống phóng với một viên đạn chưa nổ kẹt giữa nòng súng vì thuốc phóng không cháy. Một binh sĩ Ukraine cho biết, trong một số lô đạn, có 9/10 quả bị hỏng ngòi nổ nên không thể bắn đi, một tỷ lệ mắc lỗi quá lớn.
Thuốc phóng được đóng gói tại nhà máy trong các ống mỏng thấm nước, khiến thuốc quá ẩm để có thể cháy đúng cách. Việc thuốc phóng phát nổ một phần có thể khiến một viên đạn cối rơi xuống đất chỉ cách bệ phóng vài mét và nếu nó phát nổ thì các binh sĩ Ukraine sẽ tự trúng đạn của chính mình bắn ra, binh sĩ trên phàn nàn.
Các phương tiện truyền thông Ukraine dẫn nguồn tin cho biết đạn cối do Ukraine sản xuất thường kém hiệu quả khi được đưa ra chiến trường.
Một số pháo thủ tiền tuyến đã cố gắng giải quyết vấn đề thuốc phóng ẩm bằng cách lấy nó ra khỏi bao bì và đặt nó trên một bề mặt ấm để hút bớt ẩm. Tuy nhiên, nỗ lực này không đáng kể trong điều kiện chiến hào tiền tuyến của Ukraine thường ngập nước hoặc ẩm thấp.
Một số nghị sĩ Ukraine đã lên tiếng báo động với tình hình này. Nhà lập pháp Maryana Bezuglaya cáo buộc rằng Bộ Quốc phòng đã gửi 100.000 quả đạn bị lỗi ra tiền tuyến. Bà cũng chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, cáo buộc ông dành thời gian cho "các bài thuyết trình và bắt tay".
Trong khi đó, nghị sĩ Aleksey Goncharenko, đã đăng tải thêm nhiều video về cảnh người lính xử lý những quả đạn bị lỗi. "Đây đơn giản là một tội ác chống lại nhà nước. Không có cách nào khác để diễn đạt điều đó. Chúng ta cần một cuộc điều tra ngay tại đây và ngay bây giờ", ông kêu gọi.
Nhà phân tích quân sự Ukraine Oleksandr Kochetkov dẫn nguồn tin cho biết, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về hầu hết hoạt động sản xuất chiến tranh, Bộ Công nghiệp Chiến lược, cho đến nay chỉ mới chuyển giao 18% đạn cối 120mm theo hợp đồng đã được thanh toán. Tuy nhiên, 10% số đạn được chuyển giao đã bị quân đội từ chối vì chất lượng quá kém để sử dụng trong chiến đấu.
Theo ông Kochetkov, đạn cối có chất lượng không đáng tin cậy được sản xuất trong nước đang làm suy yếu tinh thần của quân lính và lãng phí nguồn lực hậu cần khan hiếm, khi quân đội phải vận chuyển những quả cối kém chất lượng đến quân lính rồi sau đó phải trả lại chúng cho các cơ sở sản xuất.
Trong thời gian qua, Ukraine nhiều lần tuyên bố sẽ tự lực cánh sinh để giảm phụ thuộc vào phương Tây, tuy nhiên đây là một tin xấu cho các nỗ lực của Kiev và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng tấn công và phòng thủ của họ trong tương lai.
Theo Kyiv Post" alt="Ukraine thu hồi hàng chục nghìn quả đạn từ 7 lữ đoàn chiến đấu"/>Ukraine thu hồi hàng chục nghìn quả đạn từ 7 lữ đoàn chiến đấu
Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu trong những năm qua (Ảnh: Reuters).
Nga đã trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn nhất sang EU lần đầu tiên vào tháng 9 năm nay kể từ mùa xuân năm 2022, với thị phần đạt 23,7%, Sputnikdựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Châu Âu (Eurostat), đưa tin hôm 21/11.
Vào tháng 9, các công ty châu Âu đã mua 1,48 tỷ USD khí đốt từ Nga, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) chiếm 40% lượng mua, 60% còn lại là khí đốt qua đường ống.
Lần cuối cùng Nga là nhà xuất khẩu lớn nhất sang châu Âu là vào tháng 5/2022 khi thị phần của Moscow chiếm 22,9%. Trong tháng 9, thị phần của Nga là 23,74%, tăng so với con số 16,54% hồi tháng 8. Thị phần khí đốt của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu là 21%, đứng thứ 3 sau Algeria.
EU từ lâu đã tuyên bố sẽ dừng sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, coi đây là một trong những ưu tiên chính sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, các dấu hiệu trong thời gian qua cho thấy, châu Âu gặp thách thức trong việc đoạn tuyệt với khí đốt Nga. Nguồn cung cấp của Nga bao gồm cả LNG và khí đốt đường ống, chảy vào EU qua Belarus và Ukraine và qua đường ống dẫn khí đốt ngầm TurkStream.
Hồi tháng 9, Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế tại Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng chính sách trừng phạt của EU áp lên Nga đã thất bại.
Trong thời gian qua, các nước châu Âu đã nỗ lực tìm phương án thay thế khí đốt chảy qua đường ống Nga, trong đó có việc nhập khẩu LNG. Tuy nhiên, giá LNG nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn rất nhiều so với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn.
Không chỉ mua LNG từ Mỹ, châu Âu cũng mua LNG từ Nga trong thời gian qua, vì mặt hàng này không bị trừng phạt. Điều này gây ra nghịch lý khi châu Âu giảm mua khí đốt Nga qua đường ống, nhưng lại tăng nhập khẩu LNG từ Moscow vào năm ngoái. Điều đó cũng khiến châu Âu rơi vào tình huống phải chấp nhận mua khí đốt với giá đắt để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Vào tháng 8, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nói với Tass rằng các quốc gia châu Âu thành "con tin của Mỹ" vì ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Washington.
"Châu Âu về cơ bản đã trở thành con tin của Mỹ. Ai là người hưởng lợi từ tình hình hiện tại? Chính là Mỹ. Mỹ hiện cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ hiện là bên quyết định giá bán", ông Antonov nói, cho rằng châu Âu đang trong khủng hoảng.
Mặt khác, thỏa thuận cho phép khí đốt tự nhiên của Nga chảy vào châu Âu thông qua Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay, và có thể gây ra thiệt hại lớn cho Moscow, nước vốn đang mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt, một chuyên gia năng lượng nói với Newsweek.
Từ trước đó, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ sang châu Âu.
Năm ngoái, Tập đoàn Gazprom của Nga, bao gồm các doanh nghiệp dầu mỏ và điện, đã công bố khoản lỗ ròng là 7 tỷ USD, lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ.
Theo một ước tính của Bloomberg, lượng khí đốt Nga chuyển qua Ukraine sang châu Âu mang lại cho Moscow 6,5 tỷ USD. Việc Ukraine không gia hạn thỏa thuận sẽ gây khó cho ngành năng lượng Nga trong tương lai gần. Ngoài ra, quyết định này cũng khiến Ukraine mất 800 triệu USD mỗi năm tiền phí trung gian, theo Bloomberg.
Theo Sputnik" alt="Nga lần đầu trở thành nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất sang châu Âu sau 2 năm"/>Nga lần đầu trở thành nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất sang châu Âu sau 2 năm
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết rằng Ukraine đã đề nghị phương Tây trang bị cho 10 lữ đoàn để chống lại Nga, nhưng đến nay các đối tác chỉ trang bị đầy đủ cho Kiev 2 lữ đoàn rưỡi.
Ông Zelensky cho biết vấn đề của Ukraine nằm ở việc họ thiếu trang bị vũ khí và thiết bị cho quân đội, chứ không phải ở số lượng binh lính.
"Họ (các đối tác) nói về việc tăng cường huy động, nhưng vấn đề thực sự nằm ở 10 lữ đoàn mà các đối tác của chúng tôi không cung cấp vũ khí đầy đủ. Tôi đã yêu cầu họ rất nhiều, hơn một năm trước, rằng chúng tôi cần trang bị cho các lữ đoàn này. Chúng tôi đã đưa ra giải pháp này với Mỹ và các đồng minh châu Âu và cho đến ngày hôm nay phương Tây mới trang bị đầy đủ cho 2 lữ đoàn rưỡi", ông chia sẻ với Sky News.
Ông Zelensky cho biết "một số thủ tục hành chính, một số quyết định, một số quan chức không nghĩ rằng đây là ưu tiên" là lý do cho tình hình nói trên.
"Có người hỏi tôi, và tôi không muốn nói cho bạn biết lập trường của một số nhà lãnh đạo ở châu Âu về việc huy động nam giới trẻ tuổi hơn và tôi trả lời rằng họ muốn gì? Họ muốn các binh sĩ thiệt mạng mà thiếu vũ khí của họ hay sao", ông nhấn mạnh.
Ông Zelensky cho rằng các quyết định về số lượng quân ở Ukraine được đưa ra với mục đích bảo toàn càng nhiều sinh mạng càng tốt.
"Nếu châu Âu hoặc Mỹ có ý tưởng rằng chúng tôi cần phải làm điều gì đó khác biệt về việc hạ tuổi tuyển quân, tôi chỉ muốn yêu cầu các đối tác của chúng tôi thực hiện phần việc của họ và chúng tôi sẽ giải quyết phần việc của mình", ông Zelensky cho biết, ám chỉ việc Ukraine cần thêm vũ khí.
Vào ngày 28/11, Heorhii Tykhyi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ukraine, đã xác nhận Kiev có các cuộc thảo luận với đối tác phương Tây về chủ đề hạ độ tuổi huy động tân binh.
Gần đây, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, Washington đang khuyến khích Ukraine nhanh chóng tăng quy mô lực lượng vũ trang của mình, một phần bằng cách sửa đổi luật động viên để cho phép hạ tuổi nhập ngũ từ 25 xuống 18.
Vào ngày 19/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan lưu ý rằng mặc dù Ukraine đã nhận được viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức trên chiến trường. Ông cho rằng, nhân sự là yếu tố chủ chốt tác động tới Ukraine, chứ không phải vũ khí.
"Chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt nào trên chiến trường kể từ khi chúng ta cung cấp xe tăng cho Ukraine chưa? Tương tự như vậy, với F-16, chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt nào hay chưa?", ông phát biểu, ám chỉ tới số vũ khí mà Mỹ và phương Tây đã viện trợ cho Ukraine.
"Vấn đề ở đây là về nhân lực, và theo quan điểm của chúng tôi, Ukraine cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố các tuyến đầu về mặt lực lượng mà họ triển khai để tác chiến", ông nói, nhấn mạnh rằng, việc Ukraine huy động nhân lực hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực tới khả năng tác chiến của Kiev trên tiền tuyến.
Theo UP" alt="Ukraine chỉ nhận được 25% số vũ khí đề nghị phương Tây viện trợ"/>Ukraine chỉ nhận được 25% số vũ khí đề nghị phương Tây viện trợ