Toyota Venza
Được đưa về Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010, Toyota Venza nhanh chóng trở thành cái tên hút khách. Mẫu Crossover 5 chỗ này có ngoại hình phá cách, không gian ngồi rộng rãi, nhiều tiện nghi cao cấp.
Toyota Venza từng là mẫu xe nhập khẩu gây sốt trong giai đoạn 2009-2010. Ảnh: Anh Châu Venza có 2 tùy chọn động cơ 2.7L và 3.5L kết hợp hộp số tự động 6 cấp, dẫn động bánh trước hoặc dẫn động 4 bánh. Xe chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, giá bán từ 70.000-90.000 USD (quy đổi ở thời điểm đó xấp xỉ 1,298-1,669 tỷ đồng).
Đến năm 2011, ngoài giá bán cao do tỷ giá USD tăng, cộng thêm Thông tư 20/2011/TT-BCT siết chặt nhập khẩu ô tô khiến Toyota Venza không còn là ưu tiên hàng đầu của khách hàng Việt. Từ đó, mẫu xe này dần mất bóng trên thị trường.
Honda Accord Crosstour
Honda Accord Crosstour được nhập khẩu từ Mỹ, gây sự chú ý tại thị trường xe Việt trong giai đoạn 2009-2010. Xe mang kiểu dáng Crossover lai coupe. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Venza.
Honda Accord Crosstour là biến thể giá rẻ của dòng xe hạng sang Acura ZDX đã từng xuất hiện tại Việt Nam. Ảnh: Honda Honda Accord Crosstour được ví như là phiên bản giá rẻ của mẫu Acura ZDX, có thiết kế đầu xe và nội thất khá tương đồng với mẫu sedan Honda Accord. Mẫu xe chỉ được trang bị động cơ 3.5L và hộp số tự động 5 cấp kèm hệ dẫn động bánh trước hoặc 4 bánh. Giá bán ở thời điểm đó khá đắt, từ 80.000-98.000 USD (quy đổi xấp xỉ 1,484-1,849 tỷ đồng).
Giống như Toyota Venza, Honda Accord Crosstour cũng gặp khó trong khâu nhập khẩu, giá bán cao hơn đối thủ đồng hương nên dần được ít người quan tâm. Từ đó, các đơn vị tư nhân đã không còn mặn mà nhập mẫu xe này về nữa, chấm dứt quãng thời gian tồn tại khoảng gần 4 năm tại Việt Nam.
Hyundai Veloster
Hyundai Veloster được hãng xe Hàn Quốc giới thiệu vào năm 2011. Với kiểu dáng độc lạ coupe có cửa mở kiểu 2+1, chiếc xe này nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng Việt. Hyundai Veloster được phân phối cả chính thức lẫn nhập khẩu tư nhân.
Hyundai Veloster thu hút sự chú ý của khách hàng nhờ phong cách cửa mở bất đối xứng. Ảnh: Hyundai USA Trong đó, bản nhập khẩu tư nhân là bản cao cấp, thường có trang bị phong phú, động cơ phun xăng trực tiếp 1.6 GDI có giá khoảng 45.000 USD (quy đổi 954 triệu đồng). Bản nhập khẩu chính hãng của Hyundai Thành Công ít trang bị tiện nghi, động cơ chỉ là phun xăng điện tử 1.6L và có giá thấp hơn, khoảng dưới 40.000 USD (quy đổi 848 triệu đồng).
Tuy nhiên, kiểu thiết kế cửa ra vào 2+1 của Hyundai Veloster đem đến nhiều phiền toái cho người dùng. Các chi tiết trang bị không quá xuất sắc so với giá tiền. Chính vì vậy, chỉ sau 3 năm với doanh số bán "ảm đạm", Veloster đã bị nhà phân phối loại bỏ khỏi danh mục sản phẩm.
VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0
Lux A2.0 và Lux SA2.0 là hai sản phẩm đầu tay của thương hiệu ô tô Việt VinFast, chính thức ra mắt tại Việt Nam từ tháng 11/2018 và giao xe cho khách hàng vào tháng 7/2019. Hai mẫu xe này được định vị ở phân khúc sedan cỡ D và SUV cỡ D với giá bán lần lượt là 1,366 tỷ đồng và 1,818 tỷ đồng.
Lux A2.0 và Lux SA2.0 chỉ tồn tại hơn 4 năm trước khi hãng xe Việt chuyển sang sản xuất xe điện. Ảnh VinFast Cả hai mẫu xe này sử dụng động cơ 2.0L tăng áp kết hợp với hộp số tự động 8 cấp ZF, dẫn động bánh sau. Về cơ bản, hai mẫu VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 đều được nhiều khách hàng Việt đánh giá cao.
Thế nhưng, VinFast đã quyết định ngừng bán 2 mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 sau hơn 3 năm có mặt trên thị trường. Hãng xe Việt thay đổi chiến lược, chuyển thành hoàn toàn sang xe thuần điện.
Vì vậy, hành trình của VinFast Lux SA2.0, Lux A 2.0 trên thị trường Việt Nam ngắn ngủi, không có bất kỳ phiên bản nâng cấp nào và khép lại vào tháng 7/2022.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected] . Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những lý do khiến thị phần xe động cơ đốt trong đang giảm mạnhThị phần xe sử dụng động cơ đốt trong đang có chiều hướng giảm liên tục khi người tiêu dùng chuyển sang xe hybrid và xe điện." alt=""/>5 mẫu xe từng rất 'hot' nhưng không trụ vững tại thị trường ô tô Việt Nam