- Nếu kết quả giám định pháp y cho thấy chị Huyền vẫn còn sống trước khibị ném xuống sông,ơsởpháplýcóthểtruytốBSTườngtộiGiếtngườvdqg đức thì đương nhiên bác sỹ Tường và đồng phạm đã phạm vàotội “Giết người” với lỗi cố ý trực tiếp.
TIN BÀI KHÁC
- Nếu kết quả giám định pháp y cho thấy chị Huyền vẫn còn sống trước khibị ném xuống sông,ơsởpháplýcóthểtruytốBSTườngtộiGiếtngườvdqg đức thì đương nhiên bác sỹ Tường và đồng phạm đã phạm vàotội “Giết người” với lỗi cố ý trực tiếp.
TIN BÀI KHÁC
Chia sẻ về sự ra đi của mẹ, nghệ sĩ Thành Lộc cho hay: "Sức khỏe của mẹ như ngọn đèn gần cạn dầu, quy luật sinh tử thôi chứ không phải đau yếu gì hết. Trước lúc ra đi một tháng, mẹ bị ngã từ trên giường do mẹ trườn xuống đất mà đùi mẹ yếu. Chắc có va chạm đầu từ lúc đó nên sức khỏe xuống trầm trọng".
Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ trước đây, các chị của anh muốn đưa mẹ sang nước ngoài ở cùng để báo hiếu nhưng cố nghệ sĩ không đồng ý, vì muốn ở cạnh con trai. "Mẹ nói: 'Tao ở đây với thằng Lộc, nó chưa có gia đình nên miếng ăn giấc ngủ của nó tao phải lo", nghệ sĩ Thành Lộc nói thêm.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết mẹ luôn là người chăm sóc, lo lắng cho anh từng miếng ăn, giấc ngủ. Dù khi nam diễn viên đã ngoài tuổi tứ tuần nhưng bà vẫn luôn quan tâm đến con trai. |
"Thật ra, người sống gần mẹ nhất là chị chứ không phải là tôi, vì các chị trưởng thành, có nghề nghiệp, tên tuổi trong nghề hát thì lúc đó tôi mới 12, 13 tuổi. Khi các chị đi định cư ở nước ngoài thì thời điểm đó, tôi mới gần gũi với mẹ nhiều hơn. Lúc đó tôi cũng kịp suy nghĩ, ý thức được có mẹ với mình quý như thế nào", anh nói.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết mẹ anh luôn là người chăm từng miếng ăn, giấc ngủ cho con trai. Dù sau này do sức khỏe yếu, bà phải nằm một chỗ nhưng vẫn luôn hỏi han, lo lắng cho nam diễn viên.
"Khoảng thời gian mẹ còn khỏe thì mẹ là người chăm miếng ăn, giấc ngủ cho tôi. Cho đến khi bà không thể nấu ăn được nữa thì cũng gần 20 năm. Tôi không muốn để mẹ nấu ăn nữa vì mẹ hy sinh cho chồng cho con nhiều rồi.
Mẹ làm nội trợ từ trước rồi. Hồi xưa dùng lò xô (bếp dầu xưa - PV) chứ chưa có bếp gas, sau 1975 thì dùng lại than củi, than hỏa bàn,... ảnh hưởng sức khỏe của mẹ nhiều khiến mẹ bị nám phổi. Khi có sự nghiệp, có thu nhập cao thì tôi không muốn mẹ nấu nữa để mẹ nghỉ ngơi", nam diễn viên chia sẻ.
Khi mẹ hấp hối, anh đã ở bên cạnh suốt cả buổi sáng để chờ mẹ ra đi nhưng đến khi mẹ qua đời thì anh lại không có mặt vì đang phải tập diễn ở sân khấu. |
"Nhiều lần mẹ la không cho tôi ăn gà bên ngoài vì dịch này kia, tôi hay nói là con mấy chục tuổi rồi đâu phải đứa con nít. Mẹ tôi nói: 'Mày có 70, 80 tuổi thì mày vẫn là con tao', tôi mới cười nghĩ đúng đúng.
Tôi vẫn là người đàn ông độc thân, với suy nghĩ của ba mẹ thì còn độc thân vẫn là con nít. Mẹ luôn nghĩ là mẹ không thoát khỏi trách nhiệm với tôi. Càng như vậy thì tôi thấy mình còn thiếu sót vì còn thiếu gì đó để mẹ tin tưởng là đã trưởng thành", nam diễn viên bộc bạch.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết khi anh có sự nghiệp thì phải ra đường nhiều hơn ở nhà, ít thời gian được cạnh mẹ. Khi các chị của anh sang nước ngoài định cư thì nam diễn viên đã dành nhiều thời gian ở bên cạnh mẹ hơn. "Thời gian mấy chị đi hết rồi thì chỉ còn mình tôi. Tôi cảm thấy như là thượng đế muốn vậy, muốn tôi gỡ lại khoảng thời gian dài vô tâm, trẻ con của mình, được bù lại nhiệm vụ gần gũi, lo cho mẹ", anh nói.
Nam nghệ sĩ kể vào thời điểm mẹ hấp hối thì anh đã vuốt nhẹ đầu mẹ, giống như hồi xưa bà từng làm với anh và thì thầm vào tai mẹ: "Mẹ cứ đi đi, mẹ cứ ra đi cho nhẹ nhàng, ông bà, ba đang đợi mẹ. Mẹ cứ yên tâm ra đi, chúng con trưởng thành lớn rồi, không phải hối tiếc chuyện gì cả".
"Tôi cứ thì thầm với mẹ như vậy, như hình ảnh hồi nhỏ mẹ hay thì thầm vào tai tôi: 'Mau hết bệnh đi con, mau hết bệnh đi con'. Nó như thước phim trong cuộc đời mình, nó cứ quay ngược lại đi ngược chiều nhau", anh nói thêm.
Mặc dù, khi bà hấp hối anh đã ở bên cạnh suốt cả buổi sáng đề chờ mẹ ra đi. Nhưng cuối cùng, nam diễn viên vẫn không thể có mặt khi bà nhắm mắt xuôi tay vì phải đi tập diễn ở sân khấu.
"Lúc mẹ qua đời thì tôi đang đứng trên sân khấu tập tuồng 'Ngày xửa ngày xưa', không có ở nhà. Suốt buổi sáng mẹ hấp hối thì tôi ở đó chờ mẹ đi mà không chờ được vì tới giờ tập.
Giao lại cho hai chị lớn thì hai chị suốt cả ngày đứng bên cạnh đọc kinh cho mẹ nghe, chờ mẹ đi mà mẹ không đi. Hai chị vừa bước chân ra nhà sau uống nước thì mẹ đi. Đúng là tuổi Canh Ngọ của người phụ nữ, đúng tuổi của bà thì ra đi con cái không nhìn thấy. Con cái đang đứng đó nhưng lúc ra đi không thấy đứa nào", anh kể lại.
Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ mẹ anh đã hy sinh nhiều cho chồng con. |
Nghệ sĩ Thành Lộc bộc bạch mẹ anh đã hy sinh rất nhiều vì chồng con và cũng có nhiều lần bà tủi thân cũng vì chồng con không hiểu mình. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, anh vẫn không biết được mẹ buồn vì lý do gì.
"Mẹ đi rồi thì tôi thấy yên tâm, vì tôi sợ mẹ bị cảm giác người phụ nữ cả cuộc đời chỉ nghĩ tới chồng con thôi, già nằm một chỗ như vậy thì chịu nỗi đau thể xác nữa. Tôi biết trong cuộc đời mẹ có những lúc tủi thân vì chồng hoặc những đứa con không hiểu mình. Tới bây giờ chúng tôi vẫn không biết mẹ tủi thân vì chuyện gì.
Tại vì đó là những chuyện không phải mình mẹ tôi mà bất cứ một người mẹ nào cũng luôn có những nỗi buồn âm thầm chịu đựng. Nhắc tới điều này chạnh lòng lắm, đôi khi mình nghĩ mình có lầm lỗi điều gì mà tới giờ mình cũng không biết bản thân đã lầm lỗi gì với người sinh ra mình", anh nói.
Lưu Hằng - Hải Bình
Ảnh, clip: Khánh Hòa
- Xuất hiện trong chương trình “Giải mã tri kỷ”, nữ diễn viên Mai Bảo Ngọc đã có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân cùng chồng là đạo diễn Thanh Hòa cũng như những phân cảnh bị đánh trong một bộ phim khi cô đang mang thai.
">Mua sắm qua các kênh mạng xã hội dự kiến bùng nổ trong vài năm tới và mở ra cơ hội cho những người chơi nhỏ. Theo báo cáo từ hãng tư vấn Accenture, thương mại mạng xã hội (social commerce) có thể tăng trưởng nhanh gấp 3 lần thương mại điện tử truyền thống trong vòng 4 năm nữa. Social commerce ước đạt giá trị 1,2 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025, chiếm 16,7% tổng chi tiêu thương mại điện tử, theo Accenture.
Thương mại mạng xã hội bao gồm mọi thứ, từ mua sắm trên ứng dụng thực hiện trên các trang Facebook, Instagram, TikTok của nhãn hàng, người nổi tiếng cho đến các kênh mua sắm phát sóng trực tiếp (livestream). Khác với mua sắm thương mại điện tử truyền thống, social commerce thực sự cân bằng cuộc chơi giữa những “cá lớn” như Amazon với các “cá con” vì giúp doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn một cách dễ dàng.
Các chuyên gia của Accenture viết trong báo cáo: “Bất kỳ thương hiệu nào, dù lớn hay nhỏ, đều có thể bán hàng qua thương mại mạng xã hội. Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trở thành hay tạo ra một thương hiệu riêng và trực tiếp tiếp cận thị trường. Điều này có tác động tích cực lớn đối với các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ lẻ vì họ được tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ, vốn không có sẵn trước đó”.
Khảo sát hơn 10.000 người dùng mạng xã hội toàn cầu cho thấy, 59% nói có xu hướng mua sắm từ các thương hiệu nhỏ khi mua hàng trên mạng xã hội hơn so với khi duyệt web. 44% chia sẻ họ có xu hướng mua một thương hiệu chưa nghe tên bao giờ qua các kênh mạng xã hội.
Báo cáo của Accenture nhận định, phép toán đang thay đổi đáng kể. Thay vì một vài nhà bán lẻ và thương hiệu lớn bán cho hàng triệu người dùng, chúng ta chứng kiến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bán cho người khác trong hệ sinh thái social commerce khổng lồ. Do đó, các thương hiệu lớn tiếp tục đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ.
Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong thương mại mạng xã hội xét cả về quy mô và mức độ phát triển. Nước này đang mở đường cho các nước khác. Accenture dự đoán một số thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Brazil sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong social commerce vài năm tới.
Xu hướng mua hàng qua mạng xã hội tăng mạnh trong dịch Covid-19 do nhiều người ở nhà hơn và không thể đến cửa hàng. Rob Garf, Phó Chủ tịch tại bộ phận Bán lẻ và hàng hóa tiêu dùng của Salesforce, dự đoán social commerce sẽ trở thành các trung tâm thương mại tiếp theo. “Đừng bỏ qua nó”, ông nhắn nhủ trong một sự kiện cuối năm 2020.
Trong khi đó, Suketu Gandhi, đối tác của hãng tư vấn quản trị Kearney, cho rằng nhu cầu đối với trải nghiệm mua sắm cá nhân hơn và tương tác tốt hơn là động lực dẫn dắt thay đổi. “Website đã chết. Nó nhàm chán, thiếu sáng tạo nên phải có thứ thay thế”, ông nhận xét.
Du Lam (Theo BI)
Các cửa hàng bán lẻ đang phải thích ứng với thói quen mới của khách hàng hình thành sau đại dịch.
">Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Mai Đỉnh) |
Chủ tịch Quốc hội cũng nghe giới thiệu về hệ thống giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân; trải nghiệm phần mềm “Trợ lý ảo” cho Thẩm phán; theo dõi phiên tòa xét xử trực tuyến. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Tòa án nhân dân tối cao có thêm những công trình nền tảng công nghệ số, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ hoạt động Tòa án các cấp.
Hệ thống phần mềm Trợ lý ảo được phát triển bởi Viettel nhằm mục tiêu thực hiện số hóa các tri thức, kinh nghiệm xử án của các thế hệ Thẩm phán giỏi, giàu kinh nghiệm; tạo ra Thư ký ảo làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ cho Thẩm phán trong quá trình nghiên cứu, phân tích, giải quyết vụ án; bảo đảm ứng dụng đúng, thống nhất pháp luật; hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp Tòa án tiếp nhận và xử lý các loại đơn tư pháp; cung cấp dịch vụ chỉ dẫn pháp luật và đoán định tư pháp cho người dân.
Hiện, 100 thẩm phán, chuyên gia đã được huy động tham gia dự án. Họ cũng là những người thẩm định, xem xét nội dung nào được số hóa, nạp vào phần mềm. Các thẩm phán cả nước có thể phản hồi, chấm điểm, đưa ra các tình huống cho "trợ lý ảo" để dự án ngày càng hoàn thiện và "thông minh hơn".
Chuyên gia Trần Mạnh Quân thay mặt nhóm phát triển sản phẩm phần mềm trợ lý ảo của Trung tâm Không gian mạng Viettel thuộc Tập đoàn Viettel giới thiệu về phần mềm trợ lý ảo cho Thẩm phán |
Trong tương lai, "trợ lý ảo" được kỳ vọng có khả năng "Hỗ trợ đoán định tư pháp". Người dùng lúc này chỉ cần nạp dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý... để hệ thống đoán định ra các tội danh hình sự hoặc thuộc tranh chấp dân sự phù hợp. Ngoài thẩm phán, người dân cũng có thể tham khảo kết quả này để quyết định có khởi kiện ra tòa hay chọn hình thức khác như hòa giải, nhờ trọng tài.
Theo Viettel, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Năm 2021, Trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ…
Giải đoạn 2 thực hiện trong năm 2022 sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện Trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến…
Giai đoạn 3, từ năm 2023 đến 2030, Trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ Thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.
Các sản phẩm công nghệ thông tin của Viettel một lần nữa nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của Toà án Nhân dân Tối cao. Đây là động lực to lớn để Công nghệ của Viettel được lan rộng vào các Tổ chức, Cơ quan, Chính quyền, thực hiện sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số”.
Xuân Thạch
">