|
Bà Thúy Lan năm 17 tuổi. Ảnh: NVCC. |
Sau khi được cộng đồng mạng chia sẻ, ông Ken đã tìm được bà Thúy Lan, tên khai sinh là Vũ Thị Vinh, hiện sống tại căn nhà cấp bốn thuộc con hẻm nhỏ ở đường Phan Đình Phùng, phường Thanh Bình, Biên Hòa, Đồng Nai. Hằng ngày, bà cùng con gái mưu sinh bằng nghề bán cháo trắng.
Sáng ngày 5/7, bà Thúy Lan ở nhà trông cháu ngoại để con gái đi chợ mua đồ chuẩn bị đồ bán cho buổi chiều. Tranh thủ lúc cháu ngủ, bà ngồi nhớ lại câu chuyện của mình 50 năm trước.
Bố mẹ bà sinh 7 người con nên kinh tế khó khăn. Bà chỉ học đến lớp 5 là nghỉ. 15 tuổi, bà vào căn cứ quân sự Long Bình làm tạp vụ. Hai năm sau, bà làm tiếp viên cho EM Club của căn cứ.
Ông Ken khi đó 22 tuổi, mới sang Việt Nam nhập ngũ được một thời gian. Những lần đến EM Club chơi, ông để ý cô gái người Việt có mái tóc đen, đôi mắt to, làm việc chăm chỉ và lém lỉnh. ‘Lúc đó, tôi được nhiều người để ý, nhưng tôi chỉ thích ông ấy. Thích, nhưng chúng tôi chỉ ‘liếc nhìn nhau’ khi gặp chứ chưa có gì cả’, người phụ nữ sinh năm 1952 hồi tưởng về quá khứ và cho biết, ông Ken là mối tình đầu của bà.
|
Ông Ken hồi còn trẻ. Ảnh: Người Đồng Nai. |
Quen nhau khoảng một năm, ông Ken xuất ngũ về nước. Sau đó, hai ông bà viết thư hỏi thăm nhau. ‘Ông ấy viết thư nhờ bạn trong căn cứ đưa cho tôi. Tôi cũng lấy địa chỉ của căn cứ để gửi thư chứ không cho địa chỉ nơi ở’, bà Thúy Lan giải thích lý do ông Ken phải mất nhiều năm tìm kiếm, vì không biết nơi bà đang ở.
Khi Mỹ rút quân khỏi căn cứ Long Bình, ông bà không thể viết thư cho nhau nữa. Mẹ bà Lan mang những lá thư và hình ảnh của ông Ken gửi cho con gái đốt hết. Từ đó, bà không còn nhớ gì về mối tình đầu của mình nữa.
Năm 1984, bà lấy chồng. Hai năm sau, bà sinh con gái. Vì hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng bà chia tay. ‘Tôi với ông ấy quen rồi về sống chung chứ không làm đám cưới, đăng ký kết hôn’, người mẹ một con nói. Sau đó, bà ở vậy nuôi con bằng nghề bán cháo trắng từ năm 1993 đến nay.
|
Bà Thúy Lan hồi còn trẻ. Ảnh: NVCC. |
Khi xem hình ông Ken đăng tìm bạn gái, thấy cô gái trong hình giống bà Thúy Lan, mấy người hàng xóm báo cho bà biết. Ban đầu, bà bất ngờ, nghĩ người ta bị nhầm. ‘Tất cả hình ảnh, thư từ, mẹ tôi đốt hết rồi. Tôi đâu còn tấm hình nào của mình ngày xưa nữa’, người phụ nữ quê gốc Hải Dương nghĩ.
Bà cho biết, lúc đó, bà cũng nghĩ về chàng trai người Mỹ mà mình yêu thầm năm xưa, nhưng không chắc, vì bà chỉ nhớ mỗi tên ông. Các thông tin như: họ, nơi ở, ông bao nhiêu tuổi bà không nhớ nữa.
‘Hơn 50 năm rồi, biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra’, bà nghi ngờ. Tuy nhiên, con gái và các cháu bà vẫn liên lạc với người đăng tin. Họ nghĩ, biết đâu là định mệnh giúp bà Thúy Lan có thể gặp được người bà yêu năm xưa.
Ngày 9/6, nhà báo Robert đến nhà bà Thúy Lan xác minh thông tin giúp ông Ken. Được xem lại một lần nữa những tấm ảnh về cô gái giống mình hồi trẻ, kèm sau ảnh là chữ viết và ký tên mình, bà Thúy Lan vẫn không tin.
|
Người phụ nữ năm nay 67 tuổi cho biết, tới đây, khi gặp ông Ken bà mong hai người sẽ có một mối quan hệ tốt. Ảnh: T.A. |
Đúng lúc đó, người em dâu của bà cho biết, còn giữ những tấm hình của chị chồng ngày trẻ nên mang ra đối chiếu. Ở Mỹ, ông Ken gọi video cho nhà báo Robert để đưa ra những tấm hình của ông khi còn trẻ và những tấm hình bà Thúy Lan đã gửi qua. Sau khi xem hình, nghe ông Ken nhắc lại chuyện cũ, bà Thúy Lan mới tin mình là người mà ông Ken tìm kiếm bấy lâu.
‘Hơn 50 năm rồi, tôi không ngờ, ông ấy còn nhớ tôi. Những tấm hình tôi gửi qua, ông ấy vẫn giữ, không rách, úa màu. Tôi rất bất ngờ và xúc động’, bà Thúy Lan nói, giọng hạnh phúc. Còn ông Ken giải thích, vì còn yêu, nhớ ánh mắt của cô gái Việt nhìn mình năm xưa nên luôn mong gặp lại.
Từ đó, cứ 8 giờ tối (giờ Việt Nam) mỗi ngày, hai ông bà lại gọi video nói chuyện với nhau. Với vốn tiếng Anh từ thời con gái, bà không cần phiên dịch. Bà Thúy Lan cũng được các cháu chỉ cho cách nhắn tin trên điện thoại để có thể nói chuyện với ông Ken nhiều hơn.
‘Ban đầu, chúng tôi nói chuyện ngượng ngạo lắm. Giờ quen rồi, ngày nào chúng tôi cũng gọi cho nhau, kể về chuyện ngày xưa, ngày hôm nay làm gì, đi đâu, gặp ai’, bà Thúy Lan kể.
Bà cũng cho biết, tháng 9 tới đây, ông Ken sẽ đến Biên Hòa, Đồng Nai thăm bà. Lúc đó, hai ông bà sẽ nói chuyện nhiều hơn.
Nhà báo Robert cho biết, trước đây, ông Ken từng đăng thông tin, nhờ các tổ chức tìm bà Thúy Lan giúp nhưng không được. Lúc đó, ông nghĩ bạn gái đang ở căn cứ Long Bình nên không ai biết. Sau đó, đọc được các thông tin về căn cứ Long Bình đã thay đổi rất nhiều so với xưa, ông chuyển sang tìm ở địa bàn rộng hơn.
Bà Thúy Lan cho biết, tới đây, khi ông Ken sang Việt Nam, bà sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất đón ông. Sau đó, hai người sẽ cùng đi du lịch, thăm căn cứ Long Bình ngày nay, các danh lam thắng cảnh trong nước. 'Trước tiên, chúng tôi sẽ gặp nhau như hai người bạn. Mọi chuyện, sau đó sẽ tùy theo diễn biến tiếp', bà Thúy Lan nói và mong đến ngày được gặp người đàn ông mình từng yêu.
Say nữ phi công Việt xinh đẹp, giám đốc Pháp bay sang Mỹ nấu cơm, rửa bát
Ở tuổi 27, Diệu Thúy gom hết tiền tiết kiệm suốt 5 năm đi làm để qua Mỹ học phi công, với suy nghĩ, thành công thì tốt, thất bại thì xem như là một trải nghiệm.
" alt="Cựu binh Mỹ si tình cô gái Việt 17 tuổi, 50 năm vẫn đi tìm"/>
Cựu binh Mỹ si tình cô gái Việt 17 tuổi, 50 năm vẫn đi tìm
- Viện Đào tạo Quốc tế (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) vừa trao học bổng “toàn khóa” cho Đặng Thị Huyền, dân tộc Hoa ở Quản Bạ, Hà Giang với thành tích đạt giải 3 môn Địa kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia và 27,5 điểm kỳ thi THPT Quốc gia 2016.Học bổng toàn khóa trị giá 312 triệu được Tiến sỹ Đồng Xuân Đảm, Viện Trưởng Viện Đào tạo Quốc tế trao cho Đặng Thị Huyền. Đồng thời đoàn công tác cũng thăm trường PT Dân tộc nội trú cấp 2-3 Yên Minh (Hà Giang).
Đặng Thị Huyền là một trong những học sinh xuất sắc nhất của trường trong nhiều năm qua, vượt lên trên mọi khó khăn thiếu thốn trong nhiều năm liền đều đạt thành tích cao.
|
Em Huyền nhận học bổng toàn khóa của Tiến sỹ Đồng Xuân Đảm, Viện Trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) trao tặng. |
Trong kỳ thi HSG Quốc gia năm 2016, Huyền đoạt giải 3 môn Địa lý và đạt 27,5 điểm trong kỳ thi quốc gia THPT đủ điều kiện để xét tuyển vào rất nhiều trường đại học.
Tuy nhiên do đường xa xôi, cơ sở vật chất kỹ thuật về Internet thiếu thốn, việc cập nhật các thông tin xét tuyển của các trường đại học năm 2016 của em Huyền chậm trễ nên đã mất đi cơ hội học tập.
Qua báo chí, Viện Đào tạo Quốc tế (ĐH Kinh tế quốc dân) đã quyết định trao cơ hội học tập cho Đặng Thị Huyền để kịp thời khích lệ, động viên, tạo điều kiện học tập cho các em vùng sâu vùng xa có nhiều nỗ lực vượt bậc trong học tập.
Đoàn công tác thăm và tặng quà thầy cô giáo và học sinh trường PTDT Nội trú Yên Minh. Tại nhà riêng, bố mẹ của Huyền được đoàn công tác đến thăm và động viên đã rất xúc động khi con gái có cơ hội học tập và được hỗ trợ chi phí học tập trong toàn khóa học.
Ông Đặng Văn Sài - bố em Huyền, gửi lời cảm ơn trân trọng tới thầy Hiệu trưởng, thầy cô nhà trường, Viện Đào tạo Quốc tế đã mang đến cho gia đình niềm vui quá lớn. "Gia đình sẽ động viên cháu, tin tưởng cháu sẽ vượt qua được khó khăn ban đầu để có thể hòa nhập được môi trường học tập", ông Sài nói.
|
Huyền và gia đình trong niềm vui nhận học bổng |
Trước đó Huyền đã có đơn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo do bị mất cơ hội nhập học đại học năm 2016 tại buổi lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số 2016. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được đơn của Huyền và công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đề nghị cho thí sinh này được nhập học tại trường ĐH Luật Hà Nội.
Đặng Thị Huyền đã đăng ký đợt 1 vào 2 trường: ĐH Luật Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. Huyền đã trúng tuyển vào 2 ngành: ngành Luật của ĐH Luật Hà Nội và Ngành Việt Nam học của ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhưng lí do khách quan dẫn đến việc chậm trễ cật nhật thông tin trúng tuyển nên Huyền đã chưa nhập học.
Bộ GD&ĐT đã thống nhất với đề nghị của ĐH Luật Hà Nội là bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh Đặng Thị Huyền. Huyền sẽ nhập học khoa Luật tại trường ĐH Luật Hà Nội vào năm học 2017-2018.
Minh Giang
" alt="Trao học bổng cho nữ sinh đoạt giải Quốc gia ‘trượt' Đại học"/>
Trao học bổng cho nữ sinh đoạt giải Quốc gia ‘trượt' Đại học