-Ra rạp từ ngày 28/4,ớicủaHoàiLinhlãnokia 7610 5g sau 4 ngày nghỉ lễ, 'Ma dai' đã có 175.000 lượt người xem và đạt doanh thu 14 tỉ đồng.
-Ra rạp từ ngày 28/4,ớicủaHoàiLinhlãnokia 7610 5g sau 4 ngày nghỉ lễ, 'Ma dai' đã có 175.000 lượt người xem và đạt doanh thu 14 tỉ đồng.
Lễ ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam diễn ra sáng ngày 8/8/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2019 với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” tại Hà Nội. Theo đó, Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam là sự liên kết của các doanh nghiệp CNTT, các chuyên gia, các viện nghiên cứu với mục tiêu cùng hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp để đẩy nhanh và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã cùng đại diện các doanh nghiệp CNTT khác cùng bắt tay thể hiện quyết tâm đẩy mạnh Chuyển đổi số tại Việt Nam.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT lớn tại lễ ra mắt Liên minh Chuyển đổi số Việt Nam. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Một khối lượng công việc khổng lồ, một sự chuyển dịch mang tính lịch sử, ngàn năm mới có một lần. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hành động cụ thể như thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo, trong thời gian tới, cần nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng là: Thể chế, Hạ tầng, An ninh mạng, các giải pháp nền tảng (Platform) và Đào tạo. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp ICT, mỗi người phải nhận lấy một nền tảng số để xây dựng, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Để có được một Chiến lược số Quốc gia bài bản cũng như những mục tiêu đặt ra kể trên, rất cần sự đồng thuận, nỗ lực chung tay của tất cả bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp và toàn xã hội. Mà trong đó, không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ lớn, những người gánh sứ mệnh lớn lao để tiên phong chuyển đổi cũng như chia sẻ, nhân rộng những mô hình ưu việt đến các doanh nghiệp khác.
Kỳ vọng đóng góp mạnh mẽ cho lĩnh vực chuyển đổi số quốc gia
Cũng trong khuôn khổ Vietnam ICT Summit 2019, đại diện MobiFone ông Nguyễn Đình Tuấn - Thành viên HĐTV đã tham dự chương trình Tọa đàm Giải pháp đột phát đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số - Phát triển hạ tầng ICT và các công nghệ nền tảng. Tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Đình Tuấn cho biết “MobiFone cam kết tham gia tích cực vào công việc chuyển đổi số vì chúng tôi xác định đây là một cuộc chiến sống còn. Hiện tại, MobiFone đã số hóa rất nhiều tác vụ điều hành trong nội bộ. Có thể kể đến E-office, phần quản trị ERP và đặc biệt là toàn bộ cơ sở hạ tầng cũng như toàn bộ điểm giao dịch với khách hàng đều có lộ trình số hóa tự động. MobiFone đang tiến tới sử dụng công nghệ 4.0, IoT để tự động hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng cũng như các điểm giao dịch khách hàng.”
Theo ông Đình Tuấn, để việc chuyển đổi số diễn ra nhanh nhất, cách duy nhất chính là việc cung cấp một nền tảng platform tới tất cả người sử dụng. Nhiệm vụ chính của các nhà mạng cung cấp dịch vụ về kết nối. Tuy nhiên, Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ không dừng lại ở đó mà hướng tới cung cấp đến khách hàng các dịch vụ khác dựa trên nền tảng kết nối.
Cụ thể, MobiFone đang chuyển dịch từ dịch vụ viễn thông sang kết nối ICT, sẽ triển khai một platform riêng biệt để cung cấp cho tất cả khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp. Các dịch vụ mới mà khách hàng có thể sử dụng bao gồm IoT, các dịch vụ liên quan đến những hệ sinh thái khác nhau như kết nối tới hệ thống trung tâm điều hành quản trị chính phủ điện tử, các dịch vụ về an ninh, năng lượng, chăm sóc y tế tại gia đình, doanh nghiệp,… Với nền tảng như vậy, MobiFone kỳ vọng sẽ đóng góp mạnh mẽ cho lĩnh vực chuyển đổi số quốc gia.
Liên minh Chuyển đổi số là sáng kiến của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) nhằm kêu gọi các doanh nghiệp ICT lớn, các chuyên gia đầu ngành, các viện nghiên cứu... cùng hợp tác, đồng hành với Chính phủ, các Bộ, Ngành, tổ chức và doanh nghiệp tham gia triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Đây sẽ là bước chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số (Digital Việt Nam), trong đó tận dụng đầy đủ sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.
Ngọc Minh
" alt=""/>MobiFone tham gia liên minh Chuyển đổi số Việt NamTheo các chuyên gia tham dự Hội thảo, thách thức đầu tiên trong việc triển khai 5G là phải đảm bảo hài hòa tần số dùng cho 5G
Các quốc gia ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phân bổ tần số cho 5G, bởi nhiều nước khu vực đang dùng băng tần 3.5 GHz cho các hệ thống vệ tinh, trong khi băng tần mmW (tần số 26GHz hoặc 28GHz) gặp hạn chế về vùng phủ.
Theo các chuyên gia viễn thông tại Hội thảo ASEAN về tần số 5G, băng tần 5G trong dải tần số 1-6 GHz dành cho các dịch vụ băng rộng di động nâng cao đã được nhiều quốc gia trên toàn cầu phát hành. Băng tần 3.5 GHz được cho là sẽ mang lại năng suất và vùng phủ tốt.
Trong các quốc gia ASEAN, Philippines là quốc gia duy nhất hiện đã phân bổ một phần băng tần 3.3-3.6 GHz cho 5G; nhiều quốc gia khác cũng đã bắt đầu lập kế hoạch với các hoạt động nghiên cứu ban đầu, tham vấn và thử nghiệm 5G trong băng tần 3.5 GHz. Hiện tại, các quốc gia ASEAN đang tập trung vào dải tần số 3.3-3.8 GHz.
Campuchia đã đề xuất kế hoạch thu hồi giấy phép băng thông rộng không dây hiện tại để cho phép sử dụng 5G trong vòng băng tần 3,3-3,7 GHz nhưng cho đến nay, vẫn chưa rõ khi nào Campuchia sẽ thực hiện kế hoạch này. Một số vệ tinh Campuchia đang dùng dải băng tần 3.7-4.2 GHz. Theo các chuyên gia phân tích tại Hội thảo, sự phối hợp xuyên biên giới giữa các quốc gia Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan sẽ rất quan trọng trong việc phân bổ băng tần C-band (3.3 GHz - 3.8 GHz) cho 5G.
Trong khi đó, Indonesia cũng đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để tối ưu sử dụng băng tần 3.5 GHz cho 5G vì hiện tại băng tần này cũng được dùng rất nhiều trong các hệ thống vệ tinh.
Mạng di động 5G cũng đang được chuẩn bị để triển khai tại Lào. Từ tháng 11/2015, một phần băng tần C-band đã được dùng cho vệ tinh LAOSAT-1.
" alt=""/>Quy hoạch băng tần 5G trong ASEAN: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì?