- Em đã được công ty cũ đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau khi làm được 1 năm 7 tháng thì em nghỉ việc.
TIN BÀI KHÁC
- Em đã được công ty cũ đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau khi làm được 1 năm 7 tháng thì em nghỉ việc.
TIN BÀI KHÁC
Thưa luật sư, mới đây dư luận xôn xao về việc Bộ Công an ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA. Nhiều người cho rằng đã "nới quyền cho CSGT". Quan điểm của luật sư thế nào?
Tôi nghĩ đã có sự sai sót nghiêm trọng trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý, những người chấp bút cho thông tư này đã thiếu thận trọng khi đặt ra quy định: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.” tại khoản 6 điều 5 thông tư 01/2016/TT-BCA.
Trưng dụng tài sản là một hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, hoạt động này hiện hữu ở hầu hết trong hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục về trưng dụng tài sản được quy định khá chặt chẽ và chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật đặc biệt.
Ở Việt Nam, trưng dụng tài sản được quy định trong một luật riêng- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và chỉ được áp dụng trong hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Lý do an ninh phải được hiểu là “Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia” chứ không theo nghĩa an ninh, trật tự thông thường. Khi làm thông tư này, Bộ Công an đã quên đọc Hiến pháp và Luật trưng mua, trưng dụng tài sản khi có đề cập đến thuật ngữ “trưng dụng”.
Vấn đề mọi người rất lo lắng đó là "quyền trưng dụng tài sản" của cảnh sát giao thông. Điều này có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu tài sản của công dân theo Hiến pháp không?
Tất nhiên rồi, Điều 32 Hiến pháp quy định khá rõ: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”. Như vậy, ngoài lý do lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia như đã phân tích ở trên, không ai có quyền xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người dân.
Trong khi đó Luật Trưng mua, trưng thu lại quy định rất chặt chẽ hoạt động này, vậy liệu thông tư này có gì trái với quy định luật?
Như đã nói, quy định này không chỉ vi phạm luật mà còn vi hiến. Thông tư 01/2016/TT-BCA tuy không trái Luật Công an nhân dân, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng lại trái với Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Luật Trưng mua, trưng dụng. Thông tư này đã vi phạm nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi không đảm bảo tính hợp hiến, tính thống nhất của văn bản.
Nhiều người lo ngại về việc nếu người dân đang ghi hình giám sát CSGT làm nhiệm vụ mà bị CSGT trưng dụng điện thoại, thì người dân sẽ phải làm thế nào?
Người dân lo ngại là đúng, vì điều đó hạn chế quyền phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực của người dân. Không chỉ vi phạm về quyền sở hữu tài sản, quy định này còn vi phạm điều 21 của Hiến pháp: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”.
Như vậy, điện thoại không chỉ là một tài sản mà còn là một phương tiện để chứa đựng và bảo vệ thông tin riêng tư cá nhân. Vì thế, quy định cho phép Cảnh sát trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc là trái pháp luật.
Vậy theo luật sư cần phải quy định thế nào, để CSGT vẫn đủ quyền, nhưng người dân không bị hạn chế quyền một cách tùy tiện?
Việc tạo điều kiện cho CSGT thực thi nhiệm vụ là cần thiết, người dân rất hoan nghênh, vì điều đó làm giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, một quy định vừa vi hiến, vừa trái luật vừa làm nhiều người hiểu sai ý nghĩa, mục đích của nó thì cần thiết phải thu hồi.
Trong hệ thống pháp luật hiện tại, tôi nghĩ quyền của CSGT khá đầy đủ, tăng thêm quyền này là không cần thiết hoặc chỉnh sửa thuật ngữ “trưng dụng” thành một tên gọi khác, theo đó, loại trừ áp dụng với đối tượng tài sản là các phương tiện thông tin liên lạc, như điện thoại…và chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết, nói rõ ra là các trường hợp nào.
Xin cảm ơn luật sư!
" alt=""/>Nếu người dân đang ghi hình CSGT mà bị “trưng dụng điện thoại” thì sao?Theo anh Tân, người mua dịp cận Tết đa phần chú ý đến các mẫu iPhone xách tay như iPhone 6, 6 Plus, hoặc các model iPhone 6S, 6S Plus bản khoá mạng, với giá từ 10 - 12 triệu đồng tuỳ tình trạng. Kế đến là những model Android cao cấp từ Hàn Quốc như Galaxy Note 5, LG G4 hoặc LG V10, có giá trong khoảng 9-11 triệu đồng.
iPhone 5S chính hãng rơi xuống mức giá dễ chịu khiến sức mua tăng vọt những ngày sát Tết. |
Không chỉ hàng xách tay, các đại lý chính hãng cũng tấp nập người mua dịp sát Tết. Chia sẻ với Zing.vn, ông Đặng Thanh Phong, đại diện bộ phận truyền thông - marketing của Thế Giới Di Động, cho biết hệ thống này vẫn duy trì một số cửa hàng bán xuyên Tết để phục vụ khách hàng.
"Những ngày giáp Tết, iPhone 5S là model chính hãng bán chạy nhất nhờ giá xuống mức 8,4 triệu đồng. Kế đến là những model tầm trung và phổ thông của Samsung", ông Phong chia sẻ.
Trong khi Apple, Samsung bán chạy mùa Tết, Microsoft Lumia không có tín hiệu khả quan về doanh số dù vừa tung ra hai "bom tấn" Lumia 950 và Lumia 950 XL. Theo ông Nguyễn Huy Vinh, đại diện hệ thống Huy Mobile, Thanh Hoá, lượng khách quan tâm đến các mẫu smartphone Lumia năm nay giảm kỷ lục, gần như vắng bóng trong những ngày qua.
Bên cạnh đó, ở phân khúc tầm trung, Samsung, Oppo và Sony là ba thương hiệu chiếm ưu thế với các model như Galaxy A5 và A7 2016, Oppo R7S, Oppo F1, Xperia M5,... Trong tầm giá phổ thông, cũng chỉ có Samsung và Oppo có những đại diện ăn khách.
Theo các nhà bán lẻ, thị trường di động Tết năm nay sôi động, sức mua mạnh những ngày cuối. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều năm gần đây. Đáng chú ý, sức mua các dòng tầm trung tăng mạnh, nhóm cao chỉ còn iPhone trong khi giá rẻ bán tốt ở thị trường tỉnh.
Sáng nay, mùng 4 Tết âm lịch, hầu hết các đại lý chính hãng như FPT Shop, Thế Giới Di Động,... đã mở cửa bán trở lại. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ dự đoán thị trường sau Tết sẽ không sôi động, bởi số đông người dùng có nhu cầu mua sắm điện thoại đã tranh thủ các đợt giảm giá cận Tết để "lên đời".
" alt=""/>iPhone 5S bán chạy dịp Tết, Lumia bị lãng quênCũng trong công văn gửi UBND TP.HCM hồi cuối tháng 10/2016 vừa qua về việc thử nghiệm xử lý văn bản trên mạng qua trục liên thông, Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, thời hạn xử lý văn bản vẫn được tính từ khi nhận được tài liệu giấy tương ứng, tiến tới quy định chính thức về việc này trong quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của TP.HCM.
Bên cạnh đó, cũng để việc triển khai thử nghiệm đạt kết quả, VPCP đề nghị UBND TP.HCM khẩn trương cập nhật đầy đủ thông tin, trạng thái xử lý, giải quyết công việc từ khi tiếp nhận, phân công, xử lý và phát hành văn bản trên phần mềm trong hệ thống mạng nội bộ, thể hiện rõ sơ đồ tiến trình xử lý của từng văn bản, liên thông các thông tin qua trục liên thông.
Đồng thời, file văn bản đính kèm gửi/nhận qua trục liên thông phải đảm bảo yêu cầu trích xuất được nội dung để sử dụng lại và chỉnh sửa phục vụ nhu cầu công việc, có áp dụng chữ ký số để tăng cường bảo mật, an toàn, an ninh và xác thực thông tin; xây dựng hệ thống các mẫu biểu thống kê, báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý, khai thác của văn thư, chuyên viên và lãnh đạo các cấp đối với văn bản điện tử đến/đi.
Trước đó, ngày 24/10, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà về việc hoàn thiện kết nối, liên thông hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Tại thông báo này, ông Lê Mạnh Hà chỉ đạo 3 đơn vị trực thuộc VPCP gồm Vụ Văn thư Hành chính, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Trung tâm Tin học triển khai các nội dung công việc, với yêu cầu chung là các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện theo tiến độ từng tuần, có ngày hoàn thành chung; thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng mô hình để hoàn thành nhiệm vụ liên thông văn bản với các bộ, ngành, địa phương khác.
Cụ thể, Vụ Văn thư Hành chính được giao xây dựng, triển khai mẫu biểu sổ đăng ký công văn đi - đến điện tử, các biểu mẫu báo cáo liên quan nhằm thống nhất giữa Văn VPCP và UBND TP.HCM về gửi, nhận văn bản qua trục liên thông, với thời hạn hoàn thành là trước ngày 10/11/2016. Sau khi hoàn thiện, xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản điện tử trên hệ thống liên thông văn bản điện tử; tham mưu quy định về tính hiệu lực của văn bản điện tử trên trục liên thông phù hợp về mặt pháp lý. Thời hạn hoàn thành là trước ngày 15/11/2016.
" alt=""/>TP.HCM thử nghiệm xử lý văn bản trên mạng qua trục liên thông