, Ensheng Dong – một nghiên cứu sinh tiến sĩ chương trình Kỹ thuật hệ thống và xây dựng dân dụng Đại học Johns Hopkins đã tạo ra “Covid-19 Dashboard”. Đây là bảng điều khiển trực tuyến mô tả trực quan trên bản đồ phạm vi và tốc độ lây lan của virus Corona trên toàn thế giới. </p><table class=)
Bản đồ dịch tễ về Covid-19 của Johns Hopkins - một trong những bản đồ Covid-19 online đầu tiên trên thế giới. Tại Việt Nam, những bản đồ Covid-19 như vậy cũng đã ra đời để góp phần kiểm soát dịch bệnh, mang đến cho người dân luồng thông tin chính thống, tập trung và trực quan trên nền bản đồ số.
Kể từ giữa năm nay, rất nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ nhằm cung cấp thông tin cho người dân và phục vụ công tác phòng chống dịch.
Có thể kể tới hệ thống bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của rất nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, TP.HCM, Đồng Nai, Hậu Giang, Tiền Giang, Bình Phước, Long An, Bến Tre.
Mới đây, eKMap - một nhà cung cấp dịch vụ bản đồ số cũng đã phát triển hệ thống bản đồ Covid-19 Make in Việt Nam và cung cấp cho nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bản đồ Covid-19 của eKMap là bản đồ hai chiều với khả năng giúp các cơ quan chức năng cập nhật và quản lý toàn bộ dữ liệu về dịch bệnh Covid-19 trên nền tảng bản đồ số.
 |
Các thông tin liên quan đến F0, bao gồm vị trí và ngày công bố nhiễm bệnh đều được cập nhật trên bản đồ Covid-19 thử nghiệm tại tỉnh Quảng Bình. |
Người dân có thể theo dõi diễn biến của dịch bệnh trực quan, thống nhất trên một website chính thống. Điều này giải quyết vấn đề tiếp nhận thông tin rời rạc trên nhiều nguồn khác nhau cũng như việc phải đối mặt với tình trạng tin giả của người dân.
Cụ thể, hệ thống bản đồ Covid-19 này sẽ cung cấp thông tin về việc quản lý diễn biến dịch bệnh, quản lý tình hình tiêm chủng, quản lý tình hình xét nghiệm và quản lý nguồn lực trang thiết bị y tế, nhân lực y tế. Người dân có thể theo dõi diễn biến của dịch bệnh trực quan, thống nhất trên một website chính thống. Điều này giải quyết vấn đề tiếp nhận thông tin rời rạc trên nhiều nguồn khác nhau và phải đối mặt với tình trạng tin giả của người dân.
Khi đưa vào hoạt động, hệ thống này đã giúp tối giản hóa công việc nhập dữ liệu của nhân viên y tế, giảm thiểu áp lực cho ngành y tế và các cơ quan liên quan. Nguồn dữ liệu hệ thống được cập nhật từ báo cáo hàng ngày của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và Sở Y tế.
 |
Hệ thống thông tin phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Hiện bản đồ Covid-19 của eKMap đã được triển khai tại một số địa phương như Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, thử nghiệm tại Quảng Bình và đang tiếp tục nghiên cứu triển khai tại một số địa phương khác. Giai đoạn đầu, đơn vị này sẽ hỗ trợ việc nhập dữ liệu, sau đó hoàn thiện công cụ nhập và chuyển giao cho đơn vị vận hành.
Theo đại diện nhóm phát triển, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi ngày có từ 3.000 đến 8.000 lượt theo dõi trên Bản đồ Covid-19 tại địa chỉ https://covid.baria-vungtau.gov.vn/.
Tại tỉnh Quảng Bình, mặc dù còn đang thử nghiệm trên hệ thống domain của tỉnh, nhưng bản đồ Covid-19 đã có hơn 30.000 người dùng mới trên http://anticovid.quangbinh.gov.vn/.
So với các bản đồ Covid-19 đang được sử dụng, hệ thống này được đánh giá cao về hiệu quả của các thông tin liên quan đến F0, bao gồm vị trí và ngày công bố nhiễm bệnh. Thông tin này giúp người dân nắm bắt được tình hình ca nhiễm xung quanh mình và có những phương án phòng, chống dịch kịp thời. Bộ phân tích về nguy cơ lây nhiễm theo quy mô xã của hệ thống bản đồ này cũng thực tế và tương đối phù hợp với nhu cầu của cơ quan quản lý.
Trọng Đạt

Bản đồ định vị hỗ trợ người khó khăn trong mùa dịch Covid-19 tại TP.HCM
Những người ở khu phong tỏa, cách ly hoặc những hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM trong mùa dịch Covid-19, nếu cần giúp đỡ chỉ cần vào địa chỉ sosmap.net, sẽ có tình nguyện viên tới hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm.
" alt="Thêm nhiều tỉnh dùng bản đồ Make in Việt Nam để chống dịch Covid"/>
Thêm nhiều tỉnh dùng bản đồ Make in Việt Nam để chống dịch Covid

Từ 12h ngày 23/9 đến 12h ngày 24/9, tổng đài 1022 Hà Nội đã tư vấn, chăm sóc F0 cho 47 người.Riêng với tổng đài 1022 của Hà Nội, tính từ 12h ngày 23/9 đến 12h ngày 24/9, tổng đài đã tiếp nhận 623 cuộc gọi liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19, trong đó số cuộc đáp ứng là 379, đạt 60,83%.
Sở TT&TT đã giải đáp, xử lý, tư vấn 357 cuộc và chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 22 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 47 cuộc gọi đi thành công; và số người được tư vấn, chăm sóc F0 là 47.
Cập nhật tình hình khai báo y tế, theo dõi truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm dịch, Sở TT&TT thành phố cho hay, tính đến ngày 23/9, Hà Nội có tổng số 8.117.734 tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm. Trong đó, số tờ khai trong ngày 23/9 là 136.989, tăng 48.891 tờ khai so với ngày trước đó.
Cũng trong ngày 23/9, toàn thành phố Hà Nội đã có tổng cộng 515 người khai báo ho sốt khó thở, tăng 11 trường hợp so với ngày trước đó, bao gồm 235 người khai báo ho, sốt qua ứng dụng Bluezone và 280 người khai báo ho, sốt qua trang tokhaiyte.vn.
Mỗi ngày có 200.000 lượt quét QR ghi nhận vào ra các địa điểm
Đáng chú ý, theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, trong ngày 23/9, số lượng điểm quét mã QR được tạo mới đã tăng vọt, với 49.426 điểm. Số điểm thường xuyên quét mã QR trên địa bàn thành phố trong 7 ngày gần đây là 41.289 điểm; trung bình mỗi ngày có khoảng 200.000 lượt quét QR.
Với việc có thêm 49.426 điểm trong ngày 23/9, tổng số địa điểm quét mã QR tính đến chiều ngày 23/9 đã là 358.726. Trong đó, Quốc Oai là huyện tạo nhiều điểm quét mã QR nhất trong 7 ngày qua, với 42.765 điểm. Các quận, huyện có nhiều lượt quét nhất gồm có Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Thanh Trì và Thanh Oai.
Tuy nhiên, số liệu của Sở TT&TT Hà Nội cũng cho thấy, hiện vẫn còn 27 xã trên địa bàn 11 huyện không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày.
 |
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động với các cơ sở không thực hiện tạo điểm quét mã QR để quản lý thông tin người vào ra (Ảnh minh họa) |
Trước đó, kết luận cuộc giao ban trực tuyến ngày 22/9 giữa Sở chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố với Sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã yêu cầu: Các địa phương cần tiếp tục duy trì chốt kiểm soát tại khu dân cư để nắm tình hình. Chỉ thị 22 ngày 20/9 của UBND thành phố đã nêu rõ các quận, huyện, thị xã phải triển khai nghiêm túc, tăng cường giám sát, hậu kiểm, xử lý các trường hợp vi phạm; nhất là tại các trung tâm thương mại, cửa hàng, dịch vụ trong trung tâm thương mại chỉ được hoạt động theo đúng danh mục tại Chỉ thị và đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, phải có quét mã QR. Cơ sở nào vi phạm thì kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động.
Cũng trong ngày 22/9, Sở TT&TT Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và Thành đoàn Hà Nội đẩy mạnh triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR.
Tại văn bản này, cùng với đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo quyết liệt việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR để kiểm soát người vào ra các địa điểm, Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị Công an thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc và công an các cấp phối hợp cùng chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có tạo mã QR địa điểm và quét mã QR.
“Đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ… trên địa bàn quản lý không thực hiện tạo mã QR địa điểm, đã liên hệ nhắc nhở quá 3 lần vẫn không thực hiện thì phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động cho đến khi tạo xong QR địa điểm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định”, công văn của Sở TT&TT thông tin.
Khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ Y tế và Bộ TT&TT chọn triển khai thống nhất trong phòng chống dịch Covid-19 trên toàn quốc. Giải pháp này thời gian qua đã được Hà Nội quyết liệt triển khai, góp phần đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, nới lỏng nhiều hoạt động sau gần 2 tháng áp dụng biện pháp giãn cách xã hội." alt="Hà Nội có thêm hơn 49.400 điểm quét mã QR chỉ trong 1 ngày"/>
Hà Nội có thêm hơn 49.400 điểm quét mã QR chỉ trong 1 ngày
- Tỉ lệ mắc ung thư vú tại Việt Nam liên tục tăng và có xu hướng trẻ hoá, trong khi tiên lượng ở người trẻ xấu hơn nhiều.>> Thiếu nữ Hà Nội 18 tuổi rụng rời phát hiện ung thư vú
Phụ nữ Việt mắc ung thư vú trẻ hơn
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư vú là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam, tỉ lệ mắc đang tăng nhanh qua từng năm.
Cụ thể, năm 2013, tỉ lệ mắc ở mức 24,4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 đã tăng lên tới 26,2, tương đương 15.000 ca mắc mới, trong đó có hơn 6.000 ca tử vong.
Với số liệu này, tỉ lệ mắc mới ung thư vú của Việt Nam đang xếp 146/185 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát, tỉ lệ tử vong ở mức 10,5/100.000 dân, xếp 150/185. Nhóm 3 nước có tỉ lệ mắc ung thư vú cao nhất là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan với tỉ lệ 105 – 113/100.000 phụ nữ.
GS Thuấn cùng nhiều chuyên gia ung bướu hàng đầu ở Việt Nam nhiều thế hệ đã tập hợp số liệu bệnh nhân ung thư vú suốt 25 năm qua cho thấy, độ tuổi mắc ung thư vú ở Việt Nam ngày càng trẻ và trẻ hơn hẳn các nước ở châu Âu hay Bắc Mỹ. Xu hướng mắc từ 30-34 tuổi nhiều và tăng nhanh, nhiều nhất ở nhóm 55-59 tuổi với tỉ lệ lên tới 135/100.000 phụ nữ.
 |
Tiên lượng ung thư vú ở người trẻ xấu hơn người lớn tuổi |
Đáng lưu ý, thường bệnh nhân ung thư vú càng trẻ, tiên lượng càng xấu, tỉ lệ chữa khỏi thấp hơn so với những người lớn tuổi. Tại BV K, bệnh nhân ung thư vú trẻ nhất mới 18 tuổi, chưa lập gia đình.
Ngoài ra, thường càng người trẻ mắc bệnh thì tiên lượng càng xấu. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn với độ tuổi khác, càng thể hiện yếu tố tiên lượng xấu. Người trẻ mắc ung thư vú khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn so với những người tuổi cao.
Nên sàng lọc từ 40 tuổi thay vì 45
GS Thuấn cho rằng, ở nhóm dưới 35 tuổi, mắc ung thư vú là điều hết sức đáng tiếc. Ngoài đối mặt với bệnh tật, nhóm này còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tâm lý, xã hội khác.
Sau nghiên cứu dịch tễ học, các chuyên gia cho rằng, phương pháp hiệu quả nhất để tăng tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú, đặc biệt ở người trẻ là đi khám, phát hiện sớm bệnh.
 |
Tự khám vú tại nhà thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất để phát hiện sớm ung thư vú |
“Vì thế chúng tôi đưa ra khuyến cáo mới thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi thì phụ nữ Việt Nam nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn, từ 40 tuổi trở đi. Thực tế, khi sàng lọc phát hiện sớm với mẫu trên 100.000 phụ nữ, tỉ lệ phát hiện là 59,2, gấp đôi so với tỉ lệ thông thường”, GS Thuấn cho biết.
Đồng thời, chị em cần có thói quen tự khám vú thường xuyên, thời điểm tốt nhất là sau kỳ kinh 7 ngày khi tuyến vú mềm nhất. Đây là việc hết sức đơn giản.
Tuy nhiên thực tế, ít phụ nữ Việt để ý đến việc này, hậu quả trên 50% bệnh nhân ung thư vú đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn 3-4, lúc này khả năng chữa khỏi đã bị hạn chế rất nhiều.
Tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú Việt Nam ngang Singapore
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư vú có tiên lượng điều trị khá tốt, tỉ lệ sống sau 5 năm rất cao.
Theo GS Thuấn, trên 95% các trường hợp ung thư vú phát hiện sớm điều trị sẽ khỏi bệnh. Tại BV K, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú là trên 70% tương đương với Singapore. Tỉ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên nữa nếu ngày càng có nhiều trường hợp được phát hiện sớm.
 |
GS Trần Văn Thuấn |
Trước đây, ung thư vú dạng HER2 dương tính – dạng ác tính cao của ung thư vú (chiếm khoảng 20%) có tiên lượng cực xấu vì dễ di căn, nguy cơ tử vong cao do tỉ lệ sai sót trong chẩn đoán lên tới 5-10%. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật FISH - biện pháp nhuộm huỳnh quang cho tỉ lệ chẩn đoán chính xác gần 100%.
Nếu không phát hiện được gene HER2 dương tính để có hướng điều trị đích, trước đây tỉ lệ sống sau 5 năm dưới 50%, nhưng hiện tại, tỉ lệ sống thêm toàn bộ sau 1-3 năm là 87-98%, kể cả ở các nhóm có di căn hạch, tỉ lệ sống thêm sau 5 năm là trên 75%.
Về phương pháp điều trị, thuốc, kỹ thuật mổ bảo toàn tuyến vú, xạ trị biến liều... để điều trị ung thư vú hiện cũng đã tương đương với Singapore, Hàn Quốc.
“Ở các nước phát triển, họ quan niệm bệnh ung thư chỉ là bệnh mãn tính, viêm nhiễm như bệnh tiểu đường. Bằng chứng, một số người nổi tiếng như Lance Armstrong bị ung thư tinh hoàn vẫn vô địch giải đua xe đạp Tour de France. Ở Việt Nam cũng nhiều tấm gương người bệnh chiến thắng bệnh tật, cho thấy ung thư không đáng sợ như suy nghĩ của nhiều người nếu được phát hiện sớm, khả năng điều trị khỏi rất cao”, GS Thuấn nhấn mạnh.
Thúy Hạnh

Bác sĩ ‘choáng’, giữa thủ đô bôi nước mắm chữa ung thư
Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.
" alt="Ung thư vú tại Việt Nam liên tục tăng, khuyến cáo đặc biệt của Giám đốc BV K"/>
Ung thư vú tại Việt Nam liên tục tăng, khuyến cáo đặc biệt của Giám đốc BV K