- Nguyễn An Giang (sinh viên ngành Luật Chất lượng cao, Trường Đại học Luật Hà Nội) vừa trở thành một trong 28 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam tham gia chuyến tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản năm 2018.Đây là chương trình nhằm tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên Nhật Bản và thanh niên các nước trong khu vực ASEAN.
Trên con tàu Nippon Maru huyền thoại, 28 thanh niên xuất sắc của Nhật Bản và 10 quốc gia trong khối ASEAN sẽ cùng giao lưu văn hóa, giới thiệu phong tục tập quán, đất nước và con người tới bạn bè quốc tế. Chuyến tàu năm nay sẽ dừng chân tại 5 quốc gia là Nhật Bản, Brunei, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Nguyễn An Giang hiện đang là sinh viên ngành Luật Chất lượng cao, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trải qua 3 vòng tuyển chọn, Nguyễn An Giang chính thức trở thành một trong những thành viên trẻ tuổi nhất của đoàn Việt Nam. Đây cũng là ước mơ mà cô sinh viên trường Luật ấp ủ suốt 2 năm qua.
“Em từng rất ấn tượng với những anh chị được bước lên con tàu khổng lồ và cùng nhau đi qua 5 nước ASEAN. Em dự định sau khi tốt nghiệp đại học sẽ đăng ký tham gia chương trình này. Nhưng vì “trót yêu” SSEAYP rồi nên em đã liều đăng ký”.
Để đưa ra quyết định này, Giang phải chấp nhận bảo lưu một kỳ học bởi chuyến tàu sẽ khởi hành từ 23/10 đến 13/12. Trước đó, em luôn nằm trong top 1% sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Luật Hà Nội và liên tục được nhận học bổng.
Giang là một trong những thành viên trẻ tuổi nhất trong đoàn
Tham gia chuyến tàu lần này, nhiều thành viên khác trong đoàn cũng là những người có thành tích “cực khủng” ở nhiều lĩnh vực. Giang cho rằng, để nổi bật quả thực rất khó khăn do các ứng viên đều là những cá nhân xuất sắc.
“Em hiểu rằng chương trình không tuyển những người giỏi nhất mà tuyển những người phù hợp nhất. Bởi vậy, em nghĩ bản thân phải biết chương trình cần gì”.
Để chuẩn bị cho việc tham gia chương trình, Giang phải dành nhiều thời gian cho việc trau dồi khả năng tiếng Anh, sự hiểu biết về các vấn đề mang tính thời sự của khu vực và toàn cầu.
“Người giỏi nhất chưa chắc là người học tốt nhất”
Việc bảo lưu kết quả học tập để tham gia chương trình không phải là rào cản khiến Giang băn khoăn. Giang cho rằng, bên cạnh học lĩnh vực chuyên ngành, việc trau dồi vốn hiểu biết về đời sống, xã hội và các kỹ năng cũng là điều vô cùng cần thiết.
Từng giành học bổng chương trình trao đổi sinh viên với Trường ĐH Akron (Mỹ) và tham gia các hoạt động đối ngoại quốc tế, Giang nhận thấy rằng, sự chủ động, tự tin luôn là điều sinh viên Việt Nam cần học tập sinh viên quốc tế.
“Khi tiếp xúc với các bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Brunei, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc,… em thấy các bạn chủ động, mạnh dạn và cực kì tự tin. Trong bất cứ bài thuyết trình nào, các bạn luôn tỏ ra hết sức chuyên nghiệp và có tầm hiểu biết rộng cả về chuyên môn lẫn các vấn đề đời sống, xã hội khác”.
Giang lấy ví dụ, khi em tiếp xúc với Chủ tịch Hội sinh viên Luật Châu Á là người Thái Lan, em vô cùng ấn tượng với khả năng kết nối và sự bao quát trong công việc.
“Trước khi chúng em chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn ấy đã bay đến Việt Nam 2 lần. Sau đó, bạn ấy đã có "contact" của tất cả những người tham gia hội nghị và giúp bọn em mở rộng mạng lưới tại Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh.
Bạn ấy đã chứng tỏ khả năng có thể kết nối toàn cầu. Trong khi mình là người Việt Nam, có lợi thế về mặt địa lý nhưng chưa thực sự kết nối hiệu quả được đến thế. Đó là điều em nghĩ sinh viên Việt Nam mình cần phải học tập”.
“Người giỏi nhất chưa chắc là người học tốt nhất” – An Giang khẳng định.
Giang cho rằng, rất nhiều sinh viên Việt Nam mặc dù học giỏi nhưng lại thiếu sự chủ động. “Có thể nhiều sinh viên rất thích các chương trình trao đổi hay các hoạt động quốc tế nhưng lại không chủ động tìm kiếm thông tin. Em nghĩ rằng sự chủ động phải bắt đầu từ việc trang bị cho mình kỹ năng tiếng Anh, trau dồi vốn hiểu biết về đời sống, xã hội để khi có cơ hội mình có thể apply ngay lập tức”.
Hiện tại, Giang cùng 27 thành viên khác trong đoàn đang gấp rút chuẩn bị chương trình cho chuyến hành trình sắp tới. Trên chuyến tàu đặc biệt này, 28 thành viên sẽ mang đến cho bạn bè quốc tế những đặc sắc về ẩm thực, trang phục và những nét đẹp phong tục tập quán Việt Nam.
“Chúng em dự định sẽ mang áo dài Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Mỗi chiếc áo dài sẽ kể một câu chuyện riêng biệt. 30 chiếc áo dài sẽ liên kết thành một câu chuyện lớn về đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, chúng em sẽ chuẩn bị những món quà đặc biệt dành tặng tới lãnh đạo các quốc gia, chính phủ nước bạn và bạn bè quốc tế như tranh dân gian làm từ gạo, vòng tay trầm hương, chuồn chuồn tre,… hay những trò chơi dân gian truyền thống”.
Sinh năm 1995, hiện tại Hải đang theo học chương trình tiến sĩ của ĐH Chicago (Mỹ). Mới đây, Hải còn được mời tham gia vào Hội đồng chấm thi của Cuộc thi Olympic Toán quốc tế tổ chức tại Romania.
">