Nhân vật chuyển giới 'Đi tìm Phong' chia tay mối tình 6 năm vì không thể sinh con
- Dù đã chuyển giới nhưng không thể sinh con nên Lê Ánh Phong - nhân vật chính trong bộ phim tài liệu "Finding Phong" (Đi tìm Phong) đã quyết định chia tay mối tình 6 năm.
Sự thật về cái chết của Cảnh trong 'Quỳnh búp bê'
Minh Tiệp: Vũ xử Cảnh mà cả thế giới đòi 'xử' tôi!
Trailer phim 'Finding Phong':
Bộ phim “Finding Phong” (Đi Tìm Phong) đã chính thức có “giấy khai sinh” tại Việt Nam dù ra đời từ năm 2014. Sau chặng "đường vòng" ra mắt - phim tài liệu về người chuyển giới "Finding Phong" đã được nhận phát hành rộng rãi tại các cụm rạp bắt đầu từ ngày 12/10/2018.
Hành trình tìm lại chính mình có nhiều nước mắt
"Finding Phong" (Đi tìm Phong) là bộ phim tài liệu xoay quanh nhân vật chính Lê Ánh Phong (sinh năm 1988,ânvậtchuyểngiớiĐitìmPhongchiataymốitìnhnămvìkhôngthểtinnhanhbongda tại Quảng Ngãi). Từ nhỏ, Phong đã không giống những bạn bè đồng trang lứa. Sinh ra trong hình hài của một cậu con trai nhưng tâm sinh lý của Phong lại giống như một bé gái.
Khát khao muốn tìm lại chính con người thật của mình, được sống dưới hình hài của một cô gái trong con người Ánh Phong ngày càng lớn. Sau bao nhiêu đấu tranh tâm lý, thuyết phục gia đình, Phong đã bỏ qua những áy náy vì đã giết chết một người đàn ông trong chính mình để quyết tâm sinh ra một người phụ nữ.
Trải qua nhiều đau khổ, Phong được sống là chính mình ở hiện tại. |
Hành trình của Phong mang lại thật nhiều cảm xúc, có nước mắt, có nụ cười. 92 phút là những thước phim đơn giản, đôi khi do chính Phong tự đặt máy quay, nhưng chất chứa nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Phim bắt đầu bằng những lời tự thoại nhiều nước mắt của Phong, về sự áy náy, day dứt của bản thân khi muốn được sống đúng nghĩa như một cô gái.
Sau đó, câu chuyện được kể chi tiết theo hành trình chuyển giới của Phong. Đó là sự thay đổi khi Phong sử dụng hormone nữ, những mẩu chuyện rất "đời" về tình dục với những người bạn. Bước cuối của hành trình là khi Phong được anh chị đưa đi Thái để phẫu thuật chuyển giới.
Đi tìm Phong mang lại nhiều xúc động cho người xem khi đề cập tới gia đình Phong, đặc biệt là người mẹ. Bà không ngần ngại bày tỏ sự chạnh lòng, thậm chí khẳng định mình bất hạnh khi đã sinh ra Phong như vậy. Nước mắt day dứt của người mẹ cùng sự im lặng của người cha già là điều từng khiến Phong phải đấu tranh rất nhiều. Nhưng cuối cùng, Phong vẫn kiên định với khát khao được sống đúng nghĩa như một người con gái. Phong bỏ qua mọi định kiến, bỏ qua mọi khổ đau mà chính mình phải chịu đựng để động viên những người bên cạnh bằng tinh thần lạc quan của mình.
Ngoài ra, những chi tiết rất đời từ tuyến nhân vật phụ đã giúp thêm những tình huống vui, những nét duyên nhẹ nhàng cho Đi Tìm Phong, từ đó giúp xóa mờ đi thành kiến cố hữu về sự nặng nề của một bộ phim tài liệu có đề tài gai góc.
Phong là người tự cứu vớt cuộc đời mình
Gặp Phong trong ngày ra mắt bộ phim, cô xuất hiện với gương mặt trang điểm nhẹ, mặc một bộ đầm màu xanh, tóc dài cột nhẹ nhàng sau gáy. Phong cười nhiều, không hề có tâm lý né tránh ống kính hay những câu hỏi của mọi người. Phong bảo bộ phim đã chiếu rất nhiều lần ở nước ngoài nhưng đây là lần đầu tiên Phong xem từ đầu đến cuối những thước phim ghi lại chính hành trình của mình.
![]() |
Mẹ là người có ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định của Phong. |
"Tôi chỉ khóc một lần chứ không khóc nhiều như những lần trước. Thông qua bộ phim, tôi mong muốn những người bạn có hoàn cảnh tương tự hiểu được quá trình tôi đi tìm lại con người mình như thế nào.
Hiện tại, có rất nhiều người không hiểu quá trình chuyển giới thực sự là như thế nào, tự ý mua hormone uống, đi phẫu thuật chui. Tôi từng chứng kiến có người bị sốc thuốc, tử vong vì như vậy", Ánh Phong chia sẻ.
Cô cũng kể trước kia bản thân có nhiều mặc cảm. Khi còn là sinh viên, Phong không bao giờ dám tắm chung với mọi người. Ngày nào cô cũng đợi mọi người ngủ hết mới dám đi tắm. Còn hiện tại, Phong được sống đúng nghĩa là một người phụ nữ nên đã xóa bỏ hoàn toàn được mọi mặc cảm.
Phong cảm thấy may mắn khi được là một nhân vật trong bộ phim tìm lại chính mình thông qua hành trình chuyển giới. Nhưng không phải ngẫu nhiên Phong được lựa chọn. Phong chính là người đã tự “cứu vớt” chính cuộc đời cô, để được sống là chính mình chứ không phải ai khác. Sau khi làm phẫu thuật chuyển giới, Phong không thay đổi tên mà chỉ thêm một chữ đệm cho tên nghe nữ tính hơn – Lê Ánh Phong. Cô nói, bản thân mình đã có lỗi rất nhiều khi thay đổi hình hài do bố mẹ trao tặng nên muốn giữ nguyên cái tên họ đã đặt cho mình.
![]() |
Người anh trai luôn bên Phong và ủng hộ em được sống thật với chính mình. |
Nếu như trước kia, Phong có nhiều nỗi buồn giấu kín trong lòng thì hiện tại, cô cảm thấy hạnh phúc vì đã là phụ nữ. Nếu như trước kia, bố mẹ Phong buồn nhiều và nghĩ cô đã đi sai đường thì giờ đây họ nhận ra con mình thực sự hạnh phúc với hình hài đáng lẽ cô thuộc về từ lúc ra đời.
Cũng giống như những cô gái khác, Ánh Phong mong muốn sẽ tìm được một người đàn ông biết hết hoàn cảnh của cô nhưng dám yêu, dám chấp nhận mình.
“Tôi có một mối tình 6 năm rồi. Khi tôi quyết định làm phẫu thuật để được sống đúng nghĩa như một người con gái, tôi rất hạnh phúc. Nhưng vì anh ấy là con một trong gia đình, khi trưởng thành hơn, anh ấy suy nghĩ tới trách nhiệm với gia đình nhiều hơn.
Tôi cũng tự trách bản thân mình không thể mang lại hạnh phúc trọn vẹn thật sự cho anh ấy nên tôi chấp nhận rút lui. Phong tục tập quán lấy vợ sinh con của người Việt Nam, tôi đã không làm được cho anh ấy nên tôi nghĩ rút lui là một cách giữ gìn tình yêu của chính mình”, Phong nói.
Nói về chuyện tình đã qua có chút thoáng buồn trong ánh mắt Phong nhưng chỉ vài giây sau đó, người ta lại thấy niềm hy vọng trong ánh mắt ấy khi cô gái này nói muốn tập trung làm việc để có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai.
Hàn Triệt

Người hâm mộ 'Quỳnh búp bê' không tin Cảnh đã chết
Nhiều fan tỏ ra buồn bã và nói họ đã khóc khi xem tập 15 "Quỳnh búp bê". Thậm chí có khán giả còn nói họ không muốn xem tiếp phim nếu nhân vật Cảnh không còn xuất hiện.

"Đi tìm Phong": Phim gây sốc về người chuyển giới ra mắt ở Việt Nam
Sau khi công chiếu và gây tiếng vang ở hàng loạt LHP quốc tế, "Finding Phong” (Đi tìm Phong) sẽ chính thức ra mắt tại Việt Nam ngày 2/10.
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
-
Bé Diệu Linh bị ung thư lưỡi đang cần giúp đỡ
Mới 6 tháng tuổi, bé đã bị bệnh tật hành hạ khổ sở. Linh không thể bú mẹ, bác sĩ phải đặt ống truyền sữa qua mũi xuống dạ dày cho bé. Mỗi lần đau, con đều khóc và nôn trớ rất nhiều. Nhìn con gái nhỏ xíu thoi thóp giành giật sự sống, chị Nguyễn Thị Phượng (30 tuổi) chỉ biết ôm con vào lòng mà trào nước mắt.
Anh Hưởng là nhân viên báo vụ, Tiểu đoàn huấn luyện cơ động, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh. Vợ chồng anh kết hôn, lần lượt sinh được hai người con gồm Nguyễn Anh Dũng (6 tuổi) và Nguyễn Diệu Linh (6 tháng tuổi). Cuộc sống của họ sẽ bình yên, hạnh phúc nếu như con gái không mắc bệnh hiểm nghèo.
Khi chị Phượng đi siêu âm ở tuần 36, bác sĩ mới phát hiện ra miệng thai nhi có dấu hiệu bất thường. Nhận kết quả trên tay, chị Phượng nén nước mắt, chờ mong một phép màu. Lo sợ sức khỏe của vợ con, anh Hưởng đã đưa vợ ra Bệnh viện phụ sản Trung ương thăm khám thì được bác sĩ kết luận, thai nhi có dị tật bẩm sinh.
“Lúc đó bác sĩ bảo thai gần đủ tháng nên phải sinh và lúc nào cháu bé được 5 đến 6kg thì đưa ra bệnh viện nhi mới phẫu thuật được. Vợ tôi nghe đến đấy là ngất lịm, tôi phải động viên vợ bởi số phận của con như thế không ai mong muốn cả”, anh Hưởng tâm sự.
Chị Phượng khổ sở nhìn con gái mang bạo bệnh Tháng 7/2020, đứa trẻ chào đời tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng dị tật bẩm sinh ở tim và cục u lưỡi sưng to bất thường. Nhìn cơ thể con gái yếu ớt vừa sinh đã chịu bất hạnh, vợ chồng anh Hưởng suy sụp. Gia đình đặt tên cho con là Diệu Linh với mong ước sức khỏe của con sẽ có điều kỳ diệu.
Tuy nhiên suốt 6 tháng nay, điều kỳ diệu đó vẫn chưa xuất hiện. Chuyển ra tuyến trên ở Hà Nội chạy chữa, bác sĩ kết luận Linh bị ung thư lưỡi Sarcoma mô mềm ác tính.
Linh không thể bú mẹ, phải dùng ống thông sữa xuống dạ dày Thấy con quằn quại trong đau đớn, chị Phượng chỉ biết ôm con vào lòng khóc nức nở: “Mẹ xót lắm Linh ơi! Sao ông trời nỡ bất công với con gái của mẹ như thế này? Nhìn con đau đớn mẹ thật sự không chịu nỗi nữa rồi”.
Kể từ khi con mang trọng bệnh, anh chị phải vay mượn khắp nơi đưa con ra Hà Nội chạy chữa. Số tiền đi vay đã lên đến 150 triệu đồng nhưng bệnh tình của con vẫn chưa thuyên giảm.
Mỗi lần đau Linh đều khóc rồi nôn trớ Vợ chồng anh Hưởng chưa có nhà, đang sống cùng bố mẹ “Bản thân tôi là trụ cột của cả nhà gồm 8 người, hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bố mẹ già yếu, bố lại bị bệnh tim không có thu nhập. Tôi còn nuôi hai em gái đang học đại học", anh Hưởng cho biết.
Tất cả sinh hoạt, chi tiêu của gia đình đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh. Chị Phượng là nhân viên hợp đồng, từ khi con bị bệnh phải nghỉ việc theo con ra Hà Nội chạy chữa. Tiền thuê trọ thuốc men cho con vô cùng tốn kém. Nhìn con đau đớn khóc ngặt mà bản thân không lo nổi kinh phí, anh chị bất lực đến cùng cực.
Ông Nguyễn Tiến Thường, nguyên Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Hoàn cảnh của anh Hưởng vô cùng bi đát và khó khăn, tai họa ập tới liên miên, năm ngoái bố anh bị bệnh tim suýt chết, em gái anh cũng bị ung thư, giờ con gái lại bất thường như vậy, cần tiền điều trị dài ngày. Mong các mạnh thường quân thương đến gia đình anh Hưởng”.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Anh Nguyễn Khắc Hưởng, số nhà 2B, ngõ 37, đường Thống Nhất, tổ dân phố Hầu Đền, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. SĐT: 09688933772. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.335(bé Nguyễn Diệu Linh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX1263. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.Bị dượng đâm xuyên hốc mắt, bé trai 4 tuổi nguy kịch
“Khi tôi tìm được bé Khải ở bệnh viện, máu đỏ cả khuôn mặt và áo của con, khô cứng. Tôi phải dùng đết gói khăn ướt mà cũng không lau hết được. Đau xót đứt lòng cô ơi”, một người thân của bé Khải chia sẻ.
"Nhìn mẹ khóc, em muốn tìm cái chết cho cha mẹ đỡ khổ"
Mái tóc rụng lưa thưa, nụ cười tươi thay thế bằng nét mệt mỏi. Từng là tấm gương sáng trong học tập được nhà trường khen thưởng, giờ đây Quỳnh có nguy cơ phải gác lại ước mơ của mình để chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo
" alt="Khối u sưng phồng kín miệng, bé gái khóc ngặt trong đau đớn">Khối u sưng phồng kín miệng, bé gái khóc ngặt trong đau đớn
-
Đội bóng hàng xóm của nhà ĐKVĐ V-League Hà Nội FC là Phù Đồng FC không trụ lại hạng Nhất ở mùa 2019. Tuy nhiên, lãnh đạo CLB "chuẩn Nhật" vẫn đặt niềm tin vào ê-kíp huấn luyện của HLV Nguyễn Trung Kiên, cựu tiền vệ từng là bản hợp đồng tiền tỷ đầu tiên ở V-League. Phù Đổng FC tự tin giành vé trở lại hạng Nhất Đặt mục tiêu trở lại hạng Nhất vào mùa 2021, HLV Nguyễn Trung Kiên và ê-kíp trợ lý Bùi Quang Huy, Nguyễn Anh Tuấn đã gom quân Phù Đổng FC rèn giũa từ tháng 12/2019. Sau khi bị ngắt quãng vì dịch Covid-19, hôm 27/4, thầy trò HLV Nguyễn Trung Kiên tập trung trở lại tập luyện.
Lực lượng của Phù Đồng FC cũng được bổ sung nhiều gương mặt vừa chơi tại V-League như Phạm Văn Quý (Nam Định) hay Phạm Văn Thuận (Bình Dương). HLV Nguyễn Trung Kiên tự tin, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Phù Đổng FC chắc chắn đá tốt ở mùa giải hạng Nhì 2020.
Ngoài ra, dù thành tích còn trồi sụt, nhưng Phù Đồng FC là 1 đội bóng có nguồn tài chính ổn định bậc nhất Việt Nam. Hiện đội bóng hàng xóm của ĐKVĐ V-League Hà Nội FC tiếp tục được bảo trợ bởi ông lớn đến từ Nhật Bản Mitshubishi.
Hàng xóm của ĐKVĐ V-League sẽ đá trận mở màn vào ngày 10/7 Nằm ở bảng A cùng CLB Phú Thọ, PVF, Nam Định B, Lâm Đồng, Kon Tum và Trẻ Đà Nẵng. Đối thủ cạnh tranh chính của Phù Đổng là CLB Phú Thọ, đội bóng do U21 Hà Nội chuyển giao và được cựu Quả bóng vàng Dương Hồng Sơn dẫn dắt.
Giải hạng Nhì 2020 sẽ khởi tranh vào đầu tháng 7. CLB Phù Đổng sẽ tiếp đón Nam Định B trên sân nhà ngày 10/7 trong trận mở màn.
HK
" alt="HLV Nguyễn Trung Kiên quyết đưa Phù Đổng FC về hạng Nhất">HLV Nguyễn Trung Kiên quyết đưa Phù Đổng FC về hạng Nhất
-
Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Phụ huynh, giáo viên có nhiều ý kiến trái chiều trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ "loạn"
Chia sẻ với VietNamNet, cô V.N, giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cho hay bản thân cô không mấy đồng tình việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học bất cứ lý do gì.
“Sử dụng điện thoại thì làm sao học sinh tập trung thật sự vào tiết học? Chưa kể những em "ghiền" điện thoại thì càng khổ giáo viên. Rồi lấy gì để bàn đến chất lượng?
Bình thường cấm sử dụng điện thoại mà nhiều khi tụi nhỏ còn lén lút sử dụng ở bên dưới, giáo viên còn khó kiểm soát được. Nếu giáo viên tinh mắt thì cũng phát hiện ngay, nhưng giải quyết xong lại "cụt" hứng dạy. Chưa kể học trò làm gì, xem gì hay đang quay hoặc ghi âm thầy cô rồi đưa lên mạng?
Giáo viên cho phép sử dụng điện thoại vào mục đích phục vụ học tập nhưng rồi liệu có chắc sẽ kiểm soát được? Giáo viên giảng, học sinh ở dưới mải tìm kiếm thông tin, thế thì khác nào giáo viên giảng với bảng và bức tường", cô giáo này nói.
Cô V.N cho hay, quy định là thế nhưng rồi sẽ lấy cái gì để đảm bảo là cả lớp bốn mươi mấy học sinh đều mở điện thoại để học tập. “Bởi liệu giáo viên có thể gọi tên hết học sinh để kiểm tra sản phẩm được không? Một tiết học 45 phút, sau khi giao nhiệm vụ học tập thử hỏi sẽ gọi kiểm tra được mấy học sinh?”.
Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An): “Điều quan trọng là khi cho phép học sinh dùng điện thoại trong một giờ học, môn học nào đó, giáo viên liệu có kiểm soát được tất cả học sinh của lớp đó về mục đích sử dụng không?”
Theo thầy Hiếu, đây là việc không hề dễ dàng và phải những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới hiểu được.
“Dưới góc độ giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đã chứng kiến sự tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh ra sao.
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ loạn. Bởi thứ nhất, lớp học sẽ mất tập trung và tạo nên cảm giác “lệch pha” giữa thầy và trò khi thầy nói ở trên còn ở dưới học sinh bấm điện thoại.
Thứ hai, lớp học đông học sinh, ai dám chắc kiểm soát được thời gian cho học sinh sử dụng điện thoại đó, các em đều sử dụng đúng mục đích hay chơi game, nhắn tin buôn chuyện,...”
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) Ngoài ra, theo thầy Hiếu mỗi địa phương, mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. “Có phải nhà nào cũng có thể sắm cho con một chiếc điện thoại thông minh, đặc biệt nông thôn nhiều gia đình không có. Như vậy có thể lớp 40 học sinh nhưng chỉ một số em có điện thoại và rồi xảy ra chuyện túm tụm xem điện thoại”.
Thầy Hiếu cũng cho rằng, “chỉ có giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở cấp THCS và THPT mới thấu hiểu được chủ trương này là ổn hay không, lợi hay hại”.
"Đã thực hiện và rất ổn"
Thầy Hoàng Công Viêng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh thì cho rằng, việc dùng điện thoại hỗ trợ cho học tập là điều tốt nhưng học sinh sẽ dễ tận dụng để làm việc riêng, rất khó quản lý. “Việc dùng điện thoại có thể được dùng trong các tiết học mà có thảo luận về vấn đề nào đó hay trong các bài kiểm tra trực tuyến... Còn các tiết học bình thường thì không cần thiết”.
Một số giáo viên cho rằng nếu kiểm soát được tốt thì đây là việc này có thể mang đến hiệu quả nhất định.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, trên thực tế, nhà trường nhiều năm nay đã thực hiện việc này và rất ổn.
“Mỗi lớp có một ngăn tủ đựng điện thoại tự quản, học sinh đến lớp thì để điện thoại vào tủ. Giờ học nào cần sử dụng tra cứu như Ngoại ngữ, Ngữ Văn, các môn khoa học, xã hội... thì giáo viên cho phép và tổ chức cho học sinh sử dụng.
Khi dùng xong thì các em tự động cất vào tủ. Do các lớp đều có camera nên học sinh tự giác không sử dụng khi không dành cho mục đích học tập”.
Ông Tùng cho hay, hiện nay, với một số bài kiểm tra, học sinh của trường đã được sử dụng điện thoại để làm bài trên Microsoft Team ngay trong tiết học.
Hình thức này được cha mẹ học sinh rất ủng hộ.
Đông Hà
Bộ GD-ĐT nói rõ về việc cho học sinh dùng điện thoại trong lớp
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin.... Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực".
" alt="Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo 'lệch pha' với học trò">Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo 'lệch pha' với học trò
-
Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Henan, 18h35 ngày 25/4: Tiếp tục bất bại
-
Nguyễn Quốc Thái là nhân vật trong bài viết “Còn cách nào cứu con không mẹ ơi” được đăng tải trên Báo VietNamNet đầu tháng 11. Hoàn cảnh đáng thương của con và gia đình cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của bạn đọc hảo tâm. Bé Nguyễn Quốc Thái hiện đang điều trị bệnh tại Khoa Nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Năm nay Quốc Thái tròn 10 tuổi. Gương mặt khôi ngô, tuấn tú, nhìn con chẳng ai nghĩ đang mắc bệnh hiểm nghèo. Thế nhưng, đã 4 năm nay, con luôn phải chiến đấu giành giật sự sống với căn bệnh ung thư máu. Thậm chí có thời điểm chị Trinh tưởng rằng con sẽ không trụ được.
“Đó là sự nỗ lực tột cùng của con cô ơi. Lúc nào con cũng mong có tiền để chữa bệnh. Con hay bảo cha mẹ tìm cách cứu con, nhưng vợ chồng tôi đã sức cùng lực kiệt, không lo nổi tiền viện phí. May nhờ có Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm mà giờ con đã có hy vọng. Từ lúc biết có tiền để chữa bệnh, con mừng lắm, ăn ngủ cũng tốt hơn”, chị Trinh cho hay.
Người mẹ nghèo run run nhận số tiền lớn do bạn đọc Báo VietNamNet ủng hộ. Ở vùng quê nghèo tỉnh Hậu Giang, số tiền hơn 70 triệu là cả một tài sản lớn, vợ chồng chị Trinh chưa có lúc nào cầm khoản tiền nhiều như vậy. Tay run run nhận tiền từ đại diện Báo VietNamNet, niềm hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt người mẹ trẻ.
“Những tưởng con trai đã phải dừng điều trị, giờ đây, dẫu có gian nan đến mấy, vợ chồng tôi cũng quyết tâm theo con đến cùng. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Báo đã làm cầu nối và những tấm lòng thơm thảo đã gửi lời động viên, an ủi và ủng hộ cho con tôi”, chị Trinh bày tỏ.
Khánh Hòa
Không có cha, mẹ tâm thần, tính mạng bé gái ung thư gặp hiểm nguy
Trong phòng bệnh, Minh Thư ôm chặt lấy mẹ nuôi khóc nức nở. Con mới 2 tuổi nhưng dường như đã hiểu hoàn cảnh của mình. Nếu bị bỏ rơi, cuộc sống còn lại sẽ trở nên mong manh như ngọn đèn trước gió.
" alt="Trao hơn 73 triệu đồng cho bé Nguyễn Quốc Thái bị ung thư máu">Trao hơn 73 triệu đồng cho bé Nguyễn Quốc Thái bị ung thư máu
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Suwon FC vs Jeonbuk Hyundai Motors, 12h00 ngày 26/4: Tập trung quốc nội
- Tuyển Việt Nam thắng đậm Lào ở AFF Cup 2022
- Nhân viên thẩm mỹ viện làm chết người sẽ bị truy cứu hình sự?
- Từ vụ BV Xanh Pôn, cần phạt nghiêm tội sử dụng ma túy
- Siêu máy tính dự đoán Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4
- Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM theo phương thức đánh giá năng lực
- Tin chuyển nhượng 24/7 Ten Hag cảnh báo MU Pep Guardiola hân hoan
- Pep Guardiola xác nhận đàm phán gia hạn Man City
- Soi kèo phạt góc Real Betis vs Valladolid, 2h30 ngày 25/4
- Cập nhật tình trạng sức khỏe Mbappe trước tứ kết World Cup 2022
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Metta/LU Riga, 23h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
- Điểm sàn Đại học Y Hà Nội năm 2020
- Chelsea tống khứ 'chân gỗ' Timo Werner
- Cây đời xanh tươi
- Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Politehnica Iasi, 22h45 ngày 25/4: Khách tự tin
- Rắc rối chuyện thuê người quản lí thẩm mỹ viện
- Kết quả bóng đá AFF Cup 2022
- Kết quả bóng đá hôm nay 15/12
- Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Dalian Yingbo, 18h00 ngày 26/4: Niềm vui mong manh
- Các khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh
- Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020
- Mẹ mất lúc 1 tháng tuổi, bé trai vật vã với những cơn động kinh
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Cruz Azul, 09h00 ngày 24/4: Khách chiếm ưu thế
- Chiếc barie nửa chừng và những công bộc nửa vời
- Trường học phải công khai các khoản thu trên website
- MU ‘né’ kỷ lục buồn 49 năm ở ra quân đấu Brighton
- Nhận định, soi kèo Auda vs Grobinas, 22h00 ngày 24/4: Kết quả dễ đoán
- Danh sách hơn 2.000 thí sinh vừa trúng tuyển Trường ĐH Bách khoa TP.HCM
- Kết quả Quảng Ninh vs Nam Định: Siêu phẩm phút 95
- Messi tạo siêu phẩm xe đạp chổng ngược PSG vs Clermont Ligue 1
- 搜索
-
- 友情链接
-