- Chị Đặng Tố Nga chia sẻ về cách dạy dỗ con cái của cha mình, cố hiệutrưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội - vị kiến trúc sư tài hoa một thời. |
PGS.TS Đặng Tố Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (1993 -1999), Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc (1977 - 1978), Hiệu phó (1978 - 1993), Viện trưởng Viện Kiến trúc nhiệt đới (1997 -1999). Tổng biên tập tạp chí Kiến trúc Việt Nam 1995 – 1999. |
Bố cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có những cái hơi cổ điển mà bây giờ tôi không ứng dụng để dạy con như cho… ăn roi rất nhiều. Mẹ thì không thế.
Tôi học mẹ từ cách mẹ cư xử. Mẹ không bao giờ nói con phải thế này hay thế kia. Bố mẹ chưa bao giờ rút ra cho chúng tôi bài học phải làm như thế nào.
Mẹ tôi rất tế nhị, nói cái gì cũng ý tứ từ xa. Ví dụ tôi bảo sẽ đi chơi buổi tối, thì mẹ nói “Không nên con ạ, con gái ngoan ngoãn không nên ra đường buổi tối, vì ở ngoài đường nguy hiểm thế này, thế kia...”. Còn bố thì đi thẳng ngay vào vấn đề “Không được”, hoặc đi là bố đưa đi, về trước 9h.
Có những việc bố rất nghiêm khắc, nhưng có những cái rất chiều. Bố cũng có những cái rất tâm lý, nhưng trong khuôn khổ.
"Tôi bị áp lực thành tích ghê gớm"
Khi đi học tiểu học, tôi luôn đứng đầu lớp. Chẳng phải tự tôi mong muốn thế, mà đó là mong muốn của mẹ. Mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong cái thời "người người thi đua, nhà nhà thi đua" nên thành tích cao trong học tập là điều quan trọng với mẹ.
Mẹ tôi “đánh” đòn tâm lý “Nếu con điểm kém mẹ buồn lắm,mẹ ốm rồi thế nọ thế kia.Tôi sợ điều này vô cùng, chứ nhiều khi đánh đòn không sợ đâu. Tính tôi ngang, nhiều khi bố đánh lại làm tiếp, lại bị đánh đau hơn nhưng kệ, không khóc.
Suốt những năm học cấp 1, lúc nào cũng phải đứng thứ nhất, mẹ không cho phép đứng thứ hai. Nên chỉ cần 8 điểm thôi là lo lắng từ lúc nhận điểm cho tới lúc về đến nhà để báo cho mẹ. Những lúc tôi bị điểm kém, mẹ cứ buồn, lặng lẽ không nói gì. Điều này căng thẳng lắm. Tôi rất phản đối cách gây áp lực tâm lý như thế.
Lên cấp 2, mẹ vẫn theo dõi học hành sát sao cho tới tận đại học. Mẹ theo tôi từ lớp 1 đến lớp 12, tất cả các bài học mẹ đều học lại và dạy tôi.
Tới khi lên đại học, tôi lại phải đối mặt với áp lực “con hiệu trưởng”.Bố muốn tôi thi vào Trường ĐH Xây dựng, vừa gần nhà, vừa không có bố ở trong trường, con sẽ không bị mang tiếng… Nhưng tôi muốn học Trường ĐH Kiến trúc nên nhất định không đi xem kết quả điểm thi và nộp hồ sơ vào ĐH Xây dựng.
Tới khi vào học ở ĐH Kiến trúc, bố bảo “Nếu bình thường con học một, thì vì có bố ở đây con phải học gấp ba, để cho mọi người đừng nói là con nhờ bố”.
Tôi còn nhớ có lần ốm sốt trong tuần làm đồ án môn học.
Trong khi đó, để làm bài, tôi phải vẽ màu nước nên việc kiêng nước là không thể, sốt càng cao hơn.
Gần đến ngày nộp bài rồi mà tôi mệt quá, đắn đo mãi tôi nói với bố“Hay là bố gọi điện cho thầy, nói thầy cho con nộp bài chậm một hôm”. Bố lắc đầu ngay, nói rằng không được, “Con phải nộp đúng hạn, bài không tốt vẫn nộp, vẽ đến đâu nộp đến đấy”.Thế là đang sốt đùng đùng tôi vẫn phải thức đêm để vẽ.
Học ở trường lúc nào trước tôi cũng là tấm gương của bố, lúc nào cũng vì bố, học để bố không xấu hổ…
|
Bố mẹ dạy tôi: Điều quan trọng nhất là giành nhiều thời gian cho con. Sự có mặt của mình là kho báu của con. |
Ở bên cạnh con là điều quan trọng nhất
Về giáo dục, bố mẹ có những cái cổ hủ, nhưng có những kinh nghiệm quý báu mà về sau tôi học được để dạy con.
Đó là: Điều quan trọng nhất là giành nhiều thời gian cho con. Sự có mặt của mình là kho báu của con.
Tôi đọc rất nhiều sách về giáo dục trẻ con, tâm lý trẻ em, lý thuyết này lý thuyết kia nhưng mình không thể theo hết được. Nhưng nếu mình ở bên cạnh con nhiều thời gian, thì ảnh hưởng với con rất lớn.
Như với mẹ tôi, vì mẹ ở suốt bên tôi, nên bây giờ tôi làm gì cũng nghĩ đến mẹ. Và cứ nghĩ nếu làm điều này mẹ sẽ buồn, là tôi không dám làm nữa. Con gái tôi bây giờ cũng thế, cũng rất sợ mẹ buồn. Tất nhiên, tôi không gây áp lực kiểu như mẹ. Lúc nào con tôi cũng chỉ muốn mẹ vui, vì tôi ở bên cạnh con rất nhiều.
Bố mẹ cực kỳ áp đặt chúng tôi về lễ nghĩa, không giải thích mà chúng tôi buộc phải làm theo. Nhưng về kiến thức, định hướng nghề nghiệp thì không.
Bố muốn tôi học về nội thất và ngoại thất, cảnh quan sân vườn, vì bố nghĩ chuyên ngành đó phù hợp với phụ nữ hơn so với việc thiết kế công trình lớn. Nhưng bố không nói là “Con phải học môn này đi”,vì nói vậy sẽ gây áp lực và có thể tôi sẽ phản ứng ngược lại.
Thay vào đó, ngay khi tôi vào năm thứ nhất đại học, bố đã đưa tôi đi thăm quan các vườn cây, nói về các loài cây, mua rất nhiều sách về cây cho tôi đọc. Bố cho tôi gặp người tiên phong về thiết kế cảnh quan ở Việt Nam.
Bố rất bận nhưng vẫn chịu khó đưa tôi đi, để tôi có tình yêu với cây cỏ, sân vườn, trang trí cảnh quan. Mãi sau này tôi mới hiểu “À, thì ra bố muốn mình đi theo ngành này”.
Chăm chút ăn uống, học hành là mẹ rồi, còn bố dạy cho tôi những điều nhà trường không dạy.
Như việc mỗi ngày bố kể một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp, khiến tôi rất thích nền văn hoá này để rồi sau này, gần mười năm liền, cứ đến hè tôi lại lặn lội từng ngõ ngách của đất Hy Lạp để tìm hiểu về cội nguồn của nền Văn minh phương Tây, và hoàn thành nghiên cứu khoa học "Nguyên tắc về tỷ lệ trong Kiến trúc Hy Lạp cổ đại".
|
"Con ở nhà học làm người Việt Nam trước, rồi muốn đi đâu bố sẽ cho đi” |
Từ quyển sổ nhật ký tới những mẩu giấy nhắn
Hoặc một điều “mất thời gian” nữa mà bố mẹ đã làm cho tôi, đó là việc ghi nhật ký cho tôi.
Bố mẹ có thói quen viết nhật ký cho tôi từ khi mẹ mới mang thai.
Khi tôi còn nhỏ, bố không bao giờ cho tôi đọc cuốn nhật ký đó vì trong đó có cả những câu chuyện tình cảm giữa bố và mẹ nữa. Bố chỉ giở ra và đọc từng đoạn ngắn cho tôi. Như khi tôi hỏi “Bố ơi, con ngày sinh con ra có những ai ở bên cạnh?”, “Hồi 2 tuổi con biết làm gì?”… là bố lấy cuốn sổ đó ra đọc cho nghe một đoạn"Tám giờ 20 phút sáng nay, mẹ sinh con gái đầu lòng..."…
Bố nói đến năm 18 tuổi sẽ giao cho tôi cuốn Nhật ký này. Nhưng đến năm 18 tuổi, tôi quên mất, bố tôi cũng không nhắc. Đến khi bố mất, tôi mới lục tìm lại.
Trong sổ còn có những mẩu giấy được dán lại cẩn thận với những dòng chữ của bố hoặc mẹ viết trong lúc không ở nhà và không có cuốn Nhật ký bên cạnh, như “Còn 15 phút nữa thôi bố hết giờ làm rồi, bố mong quá đến giờ về bế con, dù con có tè cho bố một bãi", hoặc “Mẹ đang đợi ở bến xe để về với con, nhưng xe mãi chưa đến”...Tôi vừa đọc vừa khóc.
Từ những trang giấy này mà tôi có thói quen viết nhật ký cho con. Hơn thế, tôi còn có một nhật ký ảnh cho con.
Khi vào cấp 3, tôi có học bổng du học từ cấp 3 lên ĐH luôn. Đó là điều nhiều người mơ ước, tôi rất muốn, nhưng bố mẹ không đồng ý. Bố mẹ bảo rằng con còn nhỏ, “Con đang ở tuổi hình thành nhân cách, tính cách, bản sắc của con người, nên ở nhà học làm người Việt Nam trước, rồi muốn đi đâu bố sẽ cho đi”.
Đúng thật là sau khi tôi đã hình thành bản sắc rồi, bố không can thiệp nữa. Với con tôi bây giờ cũng vậy, tôi không muốn cho con học trường quốc tế dù ai cũng khuyên tôi cho con học ở đó với những điều kiện tốt hơn vì muốn con học làm người Việt trước, sau đó chắc chắn tôi sẽ cho con đi du học để mở mang tầm nhìn, "đi một ngày đàng học một sàng khôn mà".
Đó chỉ là quan điểm riêng của tôi chứ tôi không nhận định việc cho con học trường quốc tế là sai.
Thế giới đã rộng mở, đã toàn cầu hoá, tôi không nhận định cho một đứa trẻ đi học nước ngoài từ nhỏ là đúng hay sai nhưng tôi nghĩ rằng, sự có mặt của người mẹ là cực kỳ quan trọng với con cho tới tuổi trưởng thành.
Ngân Anh ghi
XEM THÊM:
Cách dạy con lạ lùng của nữ giảng viên rực rỡ" alt="Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa"/>
Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa
- Sự khác biệt giữa hai bức thư, hay nói rõ hơn là hai cuộc đời khiến chúng ta phải suy ngẫm lại về cách giáo dục con cái.Người xưa vẫn thường nói “sai một ly, đi một dặm”, giáo dục con cái không đúng cách, có thể khiến cuộc đời của con trôi xa và không cách nào quay đầu lại được nữa…
Bức thư của tử tù
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai là phải ra pháp trường rồi. Con cũng không biết tại sao mình lại đi đến bước đường cùng như thế này, hiện tại con chỉ thấy mọi ký ức như đang trở về và hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã chạy đến và đỡ con đứng dậy. Mẹ vừa dỗ dành con không khóc vừa mắng hòn đá: “Sao mày lại làm con tao khóc, để mẹ đánh cho hòn đá một trận“. Con đang cố chịu đau để cầm nước mắt, nhưng nghe xong câu nói của mẹ, con đã khóc trong lòng mẹ rất lâu mới chịu nín. Mẹ đã cho con biết rằng, lý do con ngã là do hòn đá, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn dỗ dành cho con không khóc nữa.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã ân cần mang cơm đến và bón cho con ăn. Mẹ đã dạy cho con biết cách tận hưởng cuộc sống, nhưng con lại không hiểu rằng, mẹ sợ con làm vãi cơm làm bẩn quần áo, rồi tự mẹ lại phải đi giặt.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con là chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc cho đến khi mẹ chịu mua cho con mới thôi. Mẹ đã cho con biết dùng chiêu này là con có thể đòi được đồ mà mình yêu thích, nhưng con không biết rằng, mẹ mua cho con, chỉ vì không muốn mất mặt chỗ đông người.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã sợ con giặt không sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã sợ con làm vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã sợ con bị bỏng. Mẹ đã cho con thấy, trong cuộc sống này, hóa ra có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm mà con không thể đối diện. Nhưng con đã không hiểu rằng, mẹ chỉ không muốn mất công thu dọn và làm các việc do con có thể sơ ý gây ra.
Khi con được 10 tuổi, mẹ đã đăng ký cho con 3 lớp phụ đạo văn hóa, và 2 lớp học năng khiếu. Khi con cảm thấy mệt mỏi đến mức không chịu nổi, mẹ đã nói: “Nếu con không chịu được khổ thì làm sao thành người tài giỏi được“. Mẹ đã cho con biết rằng, học tập là việc rất cực khổ, nhưng con không hiểu rằng, mẹ chỉ muốn con sẽ có ngày thành đạt để có thể mở mày mở mặt trước mọi người.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm, mẹ đã dùng tiền để bồi thường và dắt con đi xin lỗi họ. Mẹ đã cho con biết rằng, khi gây ra chuyện chỉ cần nói “xin lỗi” là xong, nhưng con đã không biết, mẹ đang oán trách nhà hàng xóm đã đòi mình bồi thường quá nhiều tiền.
Khi con được 15 tuổi,con đòi chơi đàn piano, mẹ đã vay tiền để mua cho con một chiếc đàn. Nhưng chỉ sau một tháng, con đã không còn động đến nó nữa, mẹ đã cho con thấy, hóa ra không có tiền cũng có thể tùy ý sở hữu những đồ mà mình thích. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã phải vất vả làm việc 3 năm mới trả được hết nợ.
Năm 19 tuổi, con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ nói rằng, làm luật sư không những có nhiều tiền mà còn có địa vị trong xã hội, và nhất định muốn con học ngành luật. Mẹ đã cho con thấy rằng, chỉ cần con đi theo những gì mẹ sắp đặt là được. Nhưng con không biết rằng, mẹ chỉ muốn thông qua con để thực hiện giấc mơ mà trước đây mẹ đã không làm được.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, với lý do có thể liên lạc với mẹ thường xuyên hơn. Mẹ đã không cần cân nhắc nhiều và chuyển ngay cho con 10 triệu đồng. Nhưng con chỉ dùng điện thoại để liên lạc với bạn gái, trong vòng 1 năm con chỉ gọi cho mẹ có mấy lần. Mẹ đã cho con thấy rằng, mẹ là một ngân hàng miễn phí mà con có thể lấy bất cứ lúc nào. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã nhiều lần chờ đợi con gọi điện để chúc mừng trong ngày sinh nhật mẹ.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học, mẹ đã dùng tiền để con được vào làm tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Mẹ đã cho con thấy, 4 năm đại học chơi bời, khi ra trường vẫn có thể có được một công việc ổn định. Nhưng con đã không biết rằng, vì con mà mẹ đã phải đi cầu cạnh biết bao người.
Năm con 27 tuổi, quan hệ của con với các bạn gái đều không được lâu dài, các cô gái đều nói con là người không có trách nhiệm, vẫn là một cậu bé chưa trưởng thành. Mẹ đã nói rằng, do duyên chưa đến, các cô gái đó đều không xứng với con. Mẹ đã cho con thấy rằng, những cô gái không lấy được con là do họ kém phúc phận. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà đi rất nhiều nơi để dò hỏi cho con người ưng ý.
Năm con 32 tuổi, do con đánh bạc thua, và nợ rất nhiều tiền, mẹ đã rất tức giận đến mức sinh bệnh, nhưng cuối cùng thì mẹ cũng trả hết nợ cho con. Mẹ đã cho con thấy, cho dù con có gây ra tội tình gì đi nữa, thì mẹ cũng đều giúp con gánh vác trách nhiệm. Nhưng con đã không biết rằng, mẹ đã vì con mà tiêu hết đi khoản tiền mẹ dành dụm cho tuổi già của mình.
Năm con 35 tuổi, khi con biết mẹ đã không còn đồng nào trong người, con đã đi cướp của giết người. Khi con nghe thấy họ tuyên án tử hình, mẹ đã khóc và trách ông trời không công bằng, vất vả cả đời vì con, vậy mà cuối cùng lại ra nông nỗi này.
Cuối cùng con đã biết, mẹ đã vì yêu con mà hết lần này đến lần khác cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của con, hết lần này đến lần khác bóp chết đi năng lực sinh tồn của con, lấy đi trách nhiệm đối với cuộc đời của chính con. Hóa ra cho đến lúc cận kề cái chết, con vẫn chưa trưởng thành.
Mẹ đã dùng phương pháp sai lầm và vất vả cả đời vì con cái, để đổi lấy sự đau khổ cho cả 2 thế hệ. Hóa ra giáo dục con cái không có cơ hội để lặp lại lần thứ 2, hóa ra, mẹ đã tự tay đưa con lên đoạn đầu đài… Mẹ hãy bảo trọng!
Ngày mai con phải đi rồi. Hy vọng ở một thế giới khác, con có thể học được cách có trách nhiệm với chính mình, tự mình tìm được hạnh phúc cho chính mình…
Bức thư của CEO
Thưa Mẹ!
Con của mẹ ngày mai sẽ khởi công xây dựng một công xưởng mới. Để con có được thành công như ngày hôm nay, đều là do công dạy dỗ của mẹ. Bỗng nhiên mọi ký ức như đang trở về hiển hiện trước mắt con…
Khi con được 3 tuổi, con chạy rất nhanh, vấp phải hòn đá và té ngã. Mẹ đã để con tự đứng dậy và nói: “Lần sau cần phải cẩn thận hơn“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Khi con được 4 tuổi, do con muốn xem tivi nên không muốn ăn cơm tối. Mẹ đã nói, nếu không ăn thì phải chịu đói cho đến ngày hôm sau, con đã đồng ý, và nghĩ rằng mẹ chỉ nói vậy thôi. Nào ngờ, đến buổi tối con lục tìm đồ ăn… ngay cả một hạt cơm cũng không còn trong nồi. Mẹ đã dạy cho con biết, phải tự chịu trách nhiệm với sự bướng bỉnh của mình.
Khi con được 6 tuổi, mẹ đưa con đến trung tâm mua sắm để mua quà giáng sinh, mẹ đã nói với con chỉ được mua một thứ đồ chơi. Nhưng khi con được mua “người sắt biến hình” con lại muốn mua máy bay. Khi mẹ không đồng ý, con đã nằm xuống đất và khóc, nào ngờ mẹ quay lưng bước đi để mặc con ở đó. Khi đó con chỉ biết đứng dậy, vừa lau nước mắt vừa chạy theo mẹ. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của bản thân.
Khi con được 8 tuổi, con muốn tự mình giặt tất, mẹ đã dạy con làm thế nào để giặt cho sạch, con muốn rửa bát, mẹ đã dạy con phải cẩn thận để bát không bị vỡ, con muốn tự mình xới cơm, mẹ đã dạy con xới cơm cẩn thận để không bị bỏng. Mẹ đã dạy cho con biết phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Khi con được 10 tuổi, mẹ thấy các buổi học thêm của con kín mít, mẹ nói rằng : “Đến lớp hãy cố gắng học, khi nghỉ hãy chơi cho thỏa thích, nếu còn thời gian thì đọc thêm sách vở, thì con sẽ không sợ thua kém ai cả“. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước sở thích của mình.
Khi con được 13 tuổi, con đá bóng, do sơ ý đã làm vỡ của kính của nhà hàng xóm. Mẹ đã đưa con đến cửa hàng để mua kính, sơn và đinh, sau đó mẹ đã bảo con giúp mẹ cùng lắp lại cửa kính cho họ. Sau đó còn trừ tiền tiêu vặt của con vào tháng sau. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm trước những sai lầm của bản thân.
Khi con được 15 tuổi,con đòi chơi đàn piano, mẹ đã mua cho con kèn ác-mô-ni-ca. Mẹ nói với con rằng: “Thổi được kèn ác-mô-ni-ca đi đã rồi hãy nói đến chuyện mua đàn piano“. Con đã thổi kèn ác-mô-ni-ca cho đến bây giờ, còn nguyện vọng muốn chơi đàn piano, con đã quên từ lúc nào không biết. Mẹ đã dạy cho con biết phải kiên trì và có trách nhiệm với chính kiến của mình.
Năm con 19 tuổi,con chuẩn bị thi vào đại học, mẹ đã giúp cùng con phân tích những chuyên nghành mà con yêu thích, và để cho con tự quyết định chuyên nghành mà mình muốn theo đuổi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự chịu trách nhiệm cho tương lai của bản thân.
Năm con 20 tuổi, con muốn thay điện thoại mới, mẹ nói rằng điện thoại cũ chưa hỏng thì không được đổi. Nếu như con nhất định muốn đổi thì tự đi làm ngoài giờ học lấy tiền mà tự mua. Khi con kiếm đủ tiền để mua điện thoại mới nhờ đi dạy thêm, cái cảm giác vui sướng khi thành công đó vượt xa hơn hẳn giá trị của một chiếc điện thoại mới.
Năm con 24 tuổi, sau khi con tốt nghiệp đại học con đã muốn tự gây dựng sự nghiệp. Mẹ đã khuyên con không nên nóng vội, mà hãy bắt đầu làm những việc mà con yêu thích, khi có kinh nghiệm rồi hãy tính.
Hai năm sau, con quyết định mở công ty, mẹ nói, nếu như con có thể chấp nhận một kết quả tồi tệ nhất, thì hãy mạnh dạn và đặt tâm vào mà làm. Mẹ đã cho con vay 300 triệu đồng, và yêu cầu con 4 năm sau phải trả. Con đã vỗ ngực và nói, con không những trả tiền cho mẹ, mà còn tặng mẹ một căn hộ nữa. Mẹ đã dạy con biết có trách nhiệm với sự nghiệp của chính mình.
Năm con 27 tuổi, con đã đưa một cô gái thông minh và xinh đẹp về nhà, đó là lần đầu tiên mẹ khen ngợi con trước mặt cô ấy. Mẹ còn nói, chuyện vợ chồng là tự con quyết định, chỉ cần chúng con thành tâm thành ý thì mẹ đã rất hạnh phúc rồi. Mẹ đã dạy cho con biết phải tự có trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân.
Năm con 32 tuổi, con đã đưa chìa khóa của một căn hộ mà con mua để tặng mẹ, khi tay mẹ cầm chìa khóa và lập tức quay lưng ra sau. Nhìn thấy đôi vai mẹ khẽ rung rung, con biết rằng mắt mẹ đang nhòa đi vì hạnh phúc. Mẹ đã dạy cho còn biết phải có trách nhiệm với lời hứa của mình.
Năm con 35 tuổi, công ty của con không ngừng mở rộng, và phải xây dựng nhà máy mới, những người thường trách cứ mẹ nhẫn tâm, nay đã không còn gì để nói. Con vẫn thường dạy cho con của con biết phải có trách nhiệm với bản thân mình, giống như mẹ đã từng dạy con khi xưa. Con hy vọng rằng chúng sẽ làm được những điều còn to lớn hơn nữa.
Con yêu của mẹ!
Theo Webtretho/NTDTV
" alt="Sự khác biệt giữa 2 bức thư của 2 cuộc đời"/>
Sự khác biệt giữa 2 bức thư của 2 cuộc đời