- Dư luận mấy ngày qua đang rộ lên sự phản đối ông Chu Xuân Phàm,ámơnôngChuXuânPhà24h bong da Phó Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi trả lời báo chí về hiện tượng không có sinh vật biển: tôm, cá…sống xung quanh khu vực xả thải nhà máy. ông Phàm nói: “Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của Việt Nam. | Ông Chu Xuân Phàm |
Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” Phát ngôn trên lập tức hứng búa rìu của dư luận. Phê phán ông trên mạng xã hội, trên các báo chính thống, rồi các nhà khoa học, nhà quản lý cũng lên tiếng. Trong một bài phỏng vấn, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã gay gắt:“Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau” ĐBQH Đỗ Văn Vẻ, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: "Không thể chấp nhận phát ngôn thiếu trách nhiệm “Là ĐBQH cũng là một doanh nhân, tôi rất bức xúc khi nghe ông Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội phát ngôn rằng “chúng ta phải chấp nhận hoặc là biển nhiều tôm cá hoặc là có nhà máy thép hiện đại”. Theo tôi, đó là phát biểu thiếu thiện chí, thiếu tinh thần trách nhiệm". Và còn nhiều ý kiến của các nhà khoa học các nhà quản lý, lãnh đạo nữa. Tuy nhiên đọc những phản ứng của dư luận lại thấy thương ông Phàm. Mà không thương sao được? Quả thật ông Phàm cũng chỉ là con người thật thà, không lươn lẹo, có gì nói nấy "chọn tôm, cá hay nhà máy thép..." đây là lời nói thật. Nên họ rất tự tin, họ chủ quan chưa quán triệt nội bộ. Không những thế, chúng ta còn phải cảm ơn ông Phàm. Ông đã cho người dân Việt chúng ta và thế giới biết sự thật, sự thật chưa kịp che đậy. | Formosa được cấp phép xả nước thải sau khi xử lý; thời hạn giấy phép 10 năm với 12 thông số và giới hạn nồng độ gây ô nhiễm. Ảnh: Duy Tuấn
|
Không biết khi duyệt dự án này, những người có trách nhiệm có biết về Tập đoàn này không?.Và có cách phòng ngừa chưa? Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường) của Hoa Kỳ, phạt 2,8 triệu Mỹ kim vì không thông báo cho dân chúng địa phương tác hại của các chất mà Formosa thải ra và bị buộc phải chi 10 triệu Mỹ kim để khắc phục ô nhiễm tại bang Texas và Louisiana. 2009 cũng là năm Formosa được trao giải “Hành tinh Đen”. Đây là giải đặc biệt mà Ethecon – một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức xét trao cho những cá nhân/tổ chức hủy diệt môi trường. Tháng 12-1998, Formosa đã đưa 3.000 tấn rác thải độc hại đến Sihanoukville, Campuchia. Sau khi điều tra, chính phủ Campuchia phát hiện một công ty của Campuchia đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải trên với Formosa và cũng tố cáo Formosa đã hối lộ số tiền tổng cộng 3 triệu USD cho giới chức địa phương, trong đó có khoảng 30 vị quan chức đã bị chính phủ kỷ luật. Cuối cùng, FPG buộc phải xin lỗi, bồi thường và vận chuyển số rác thải này trở về Đài Loan. Tại Đài Loan, các chuyên gia y tế và môi trường cũng đã từng cảnh báo công nghệ của Formosa thải ra ở Yulin chứa các chất gây ung thư. Tháng 2 năm 2014, dân Đài Loan từng biểu tình trước trụ sở Formosa, phản đối tập đoàn này hủy diệt môi trường. Và lời nói của ông Chu Xuân Phàm khi trả lời phỏng vấn là sự thật đấy chứ. Như vậy họ có gì giấu đâu, ngay cả đường ống thoát 1,5km chôn ngầm dưới nước biển họ cũng xin phép cơ mà. Và các cơ quan chức năng của ta hùng hồn tuyên bố đã cấp phép để xây dựng đường ống (người dân thì lại nghĩ nước đã sạch cứ gì phải ngầm thế cho tốn kém?? Chỉ có động cơ không sạch mới ngầm). Ngay cả ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cũng cho rằng: Ở một góc độ nào đó thì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm không hẳn đã sai. Như vậy phải cảm ơn ông Phàm chứ, vì ông đã nói thật lòng, đã đánh bài ngửa. Vấn đề còn lại là ở phía chúng ta, các cơ quan chức năng, là cơ chế quản lý, là năng lực của cán bộ và cả sự trong sáng nữa, nếu không muốn biến vùng biển ta trở thành vùng biển chết, các bãi du lịch sẽ trở thành vùng đất hoang. Và người dân thì gác thuyền nhìn biển như những ngày vừa qua. Trần Tâm |