您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Smartphone lõi tứ rẻ nhất thế giới chỉ 2,6 triệu đồng
Kinh doanh641人已围观
简介Trong lúc các thương hiệu smartphone danh tiếng chỉ mới rụt rè trang bị chip lõi tứ cho các dòng sản...
Trong lúc các thương hiệu smartphone danh tiếng chỉ mới rụt rè trang bị chip lõi tứ cho các dòng sản phẩm cao cấp,õitứrẻnhấtthếgiớichỉtriệuđồtrực tiếp mu vs mc đầu bảng thì Xiaomi - "Apple của Trung Quốc" đã chứng minh, ngay cả những người có thu nhập cực thấp cũng có thể trải nghiệm lõi tứ.
Được chính thức ra mắt hôm nay, Xiaomi Red Rice sở hữu một vi xử lý lõi tứ MediaTek MT6589T với tốc độ 1.5 GHz, RAM 1GB và màn hình 4.7 inch có độ phân giải 720 x 1280p, được tráng kính chống xước Gorrilla Glass 2. Máy cài đặt hệ điều hành Android 4.2 và giao diện riêng MIUI v5 của Xiaomi. Ngoài ra, Red Rice còn trang bị camera chính 8MP và camera phụ 1.3 MP ở mặt trước.
Nếu như bạn còn nghi ngờ tất cả những cấu hình trên là "ảo" thì Red Rice đã đạt trên 15000 điểm benchmark trên AnTuTu, một điểm số rất ấn tượng cho một con dế chỉ có 130 USD.
Tất nhiên, với giá bán như vậy thì bạn cũng không thể kỳ vọng mọi phương diện ở Red Rice đều hoành tráng. Ngoài những cấu hình đề cập ở trên thì máy chỉ sở hữu bộ nhớ trong khiêm tốn là 4GB, dù rất may là ta có thể mở rộng dung lượng nhờ thẻ nhớ microSD. Pin của máy cũng chỉ có dung lượng 2000 mAh mà thôi.
Mặc dù vậy, Red Rice thực sự là một lựa chọn "rất hời" ở mức giá mà Xiaomi lựa chọn. Chắc chắn nó sẽ thiết lập một chuẩn mực mà các đối thủ nước ngoài phải rất khó khăn mới theo kịp được, ít nhất là về giá trị kinh tế. Xiaomi tiếp tục chứng tỏ tham vọng của hãng và rằng danh hiệu "Apple Trung Quốc" không quá phóng đại. Chỉ trong nửa đầu năm nay, hãng này đã đạt doanh thu 2.15 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Y Lam(Theo Phone Arena)
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Perak, 19h15 ngày 24/2: Tưng bừng bắn phá
Kinh doanhHồng Quân - 23/02/2025 20:33 Nhận định bóng đ ...
阅读更多Trên cả sành điệu
Kinh doanhMục "Phiếm chuyện" của báo Sài Gòn Tiếp Thị tuần này đăng tải bài "Trên cả sành điệu" - được viết theo hơi hướm hài hước, lấy cảm hứng từ câu chuyện thời sự về cuốn sách giải trí dành cho giới trẻ đang được quan tâm hiện nay. – Từ mai tôi tạm nghỉ uống càphê nha, để dành tiền in sách!
– Trời! Thơ hay đại tiểu thuyết?
– Mấy thứ đó lỗi thời rồi. Tôi mới phát hiện trong bụng mình có cả một kho thành ngữ hiện đại!
– Nhưng tôi nhớ ông đã qua lâu thời nhí nhảnh như con cá cảnh, sao còn muốn cạnh tranh với “Sát thủ đầu mưng mủ”?
– Trật rồi, thành ngữ của tôi còn trên cả sành điệu, bởi toàn là những tổng kết từ thời sự nhân sinh!
– Đâu thử cho tôi vài cái coi thời sự cỡ nào.
– Nghe nè: “Lôcốt chỉ nhốt xe, pôlyme che được tất”,“Làm trai cho đáng thân trai, đi đâu nhớ thủ mấy chai mua đường”, “Nhânđạo nhân bản nhân văn sao bằng... nhân dân tệ”!
– Được đó. Nhưng toàn mùi... tiền, có thứ gì cho lĩnh vực văn – xã không?
– Có chứ: “Không sợ đường đi khó chỉ mong đường có màchạy”, “Tham vàng thì bỏ ngãi, tham nhũng chưa chắc bỏ tù”, “Án tại hồsơ, hồ sơ tại phong bì”, “Con cha cháu ông cứ lông bông vẫn có chức”,“Bán anh em xa mua đất láng giềng”, “Có công mài sắt có dao lận người”,“Ăn cỗ chớ đi trước, lội nước nhớ theo sau”...
– Ê, cái này tôi chưa hiểu, vì sao ăn cỗ bây giờ phải đi sau?
– Vậy cũng hỏi: để coi có ai bị ngộ độc không rồi mình hãy ăn!
– Nhưng vẫn chung chung quá, có câu nào cụ thể hơn, đích danh càng tốt?
– Có luôn: “Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn buýt HàNội phải quỳ trước lơ”, “Nam Định từ bằng tư, ừ tại chức”, “Luôn nóiKhông là ông Người Hiền, chuyên nói hăng là anh Si Giáng”...
– Xí! Vế cuối câu này hình như không đúng vần?
– Ừ, nhưng muốn thuận cái vần thì coi chừng phạm huý!
Theo Người già chuyện(Sài Gòn Tiếp Thị)
Trên phiên bản Windows 11, Microsoft yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu bao gồm TPM 2.0. Tuy nhiên, theo SCMP, kể từ 1999, Trung Quốc đã cấm chip bảo mật của nước ngoài vì lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Họ thay thế bằng con chip tự phát triển (TCM) và chính điều này đã khiến Windows 11 chưa thể tiếp cận người dùng ở Trung Quốc.
Xung đột tiêu chuẩn bảo mật
TPM được đề xuất trở thành tiêu chuẩn chung vào năm 2003 bởi Trusted Computing Group (TCG) - một liên minh các nhà sản xuất phần cứng quốc tế bao gồm Intel, IBM, HP và Sony. Ngay từ đầu, Bắc Kinh cho rằng tiêu chuẩn này không đáng tin cậy.
Để đáp trả lại, Trung Quốc triển khai tiêu chuẩn bảo mật riêng mang tên Trusted Cryptography Module (TCM), ra mắt cùng chip Hengzhi của Lenovo vào năm 2005. Đây cũng là một phần trong chiến lược cạnh tranh công nghệ với Mỹ.
Năm 2010, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ chỉ trích Trung Quốc đơn phương đặt ra TCM làm phức tạp chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Sự phát triển của TCM ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi mong muốn giảm tiền bản quyền cho các sáng chế có trong tiêu chuẩn công nghệ TCG, ảnh hưởng xấu đến khả năng tương thích và chuỗi cung ứng toàn cầu", cơ quan này đánh giá.
Các công ty máy tính cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa TPM và TCM. Năm 2005, HP âm thầm giữ lại chip TPM đã vô hiệu hóa bên trong máy tính của họ ở Trung Quốc nhưng cuối cùng vẫn bị buộc loại bỏ hoàn toàn.
Vào năm 2012, The Registercho rằng Intel tìm cách thỏa thuận ngầm với các cơ quan quản lý Trung Quốc để giúp TCM tương thích với phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, đến khi Windows 11 ra đời và yêu cầu phần cứng phải có TPM 2.0, hàng loạt người dùng Trung Quốc lại gặp rắc rối.
Chip bảo mật TPM là tiêu chuẩn phần cứng bắt buộc đối với máy tính chạy Windows 11. Ảnh: PC Gamer.
"Hôm nay Microsoft đã phát hành Windows 11. Nhưng các laptop Dell bán ở Trung Quốc đã lọc bỏ TPM theo quy định. Vì vậy, chúng tôi không thể cài đặt nó. Hi vọng có phiên bản Windows 11 dành riêng cho Trung Quốc", một người dùng viết trên Weibo.
Microsoft sẽ xuống nước?
Theo SCMP, các nhà phân tích cho rằng vấn đề này sẽ sớm được giải quyết và Microsoft có thể chấp nhận hạ tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu.
"Ở Trung Quốc, bất cứ điều gì liên quan đến an ninh đều có tầm quan trọng cấp quốc gia, phải được quản lý dựa trên các quy tắc hiện hành. Do đó, một số người dùng không thể nâng cấp Windows nếu chưa có sự chấp thuận của chính phủ đối với TPM", chuyên gia phân tích Himani Mukka của Canalysnhận định.
Ông cho rằng Microsoft sẽ tìm cách giải quyết vấn đề, tránh xảy ra tình trạng dừng cung cấp sản phẩm của mình bởi vì "thị trường Trung Quốc quá lớn".
Windows là hệ điều hành phổ biến hàng đầu ở Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và là thị trường PC lớn nhất toàn cầu. Trong quý II/2021, tổng lượng PC xuất xưởng tại Trung Quốc đạt 19,4 triệu chiếc.
Trong khi đó, William Li, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết Microsoft đã "bật đèn xanh" để một số hệ thống cập nhật mà không cần TPM. "Những dịch vụ này được điều chỉnh phù hợp với các quốc gia không cho phép công nghệ mã hóa gốc, cụ thể là Trung Quốc và Nga".
Trên thực tế, theo một ghi chú được công bố vào tháng 6, Microsoft để ngỏ khả năng cho phép các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) xuất xưởng PC chạy Windows 11 không có chip TPM.
Máy tính cá nhân trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi yêu cầu nghiêm ngặt của Microsoft đối với TPM 2.0. Nghiên cứu gần đây được công bố bởi Lansweeper, họ kiểm tra 30 triệu thiết bị Windows, một nửa trong số này không kích hoạt TPM.
TheoZing/SCMP
Những điều cần biết về Windows 11 sắp ra mắt
Windows thế hệ kế tiếp đã chính thức ấn định ngày ra mắt và đây là những gì người dùng cần biết về Windows 11.
" alt="Mẫu chip khiến người dùng ở Trung Quốc chưa thể cài Windows 11">Mẫu chip khiến người dùng ở Trung Quốc chưa thể cài Windows 11