Về mô hình ăn chia lợi nhuận, trước đây tỉ lệ giữa Apple và lập trình viên là 30/70, duy trì trong suốt vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định mới, mức ăn chia sẽ ưu tiên nhà phát triển kể từ năm thứ 2 trở đi. Cụ thể, tỉ lệ thay đổi thành 15/85, áp dụng cho tất cả các ứng dụng và thuê bao hiện có, không chỉ dành riêng cho ứng dụng mới, bắt đầu từ ngày 13/6 tới đây.

Lập trình viên được quyền chọn 1 trong hơn 200 gói thuê bao. Nếu chọn tăng giá, khách hàng sẽ được thông báo và phải xác thực đồng ý. Họ sẽ không bị tính phí cao hơn nếu không xác thực, đồng thời được phép nâng cấp, hạ cấp gói thuê bao.

" />

Apple, Google thay đổi mô hình ăn chia lợi nhuận với nhà phát triển ứng dụng

Thể thao 2025-02-15 08:09:52 73

Chỉ 5 ngày trước thềm WWDC 2016,đổimôhìnhănchialợinhuậnvớinhàpháttriểnứngdụxem lịch âm Phó Chủ tịch phụ trách Tiếp thị toàn cầu Phill Schiller của Apple đã thông báo nhiều thay đổi lớn sẽ đến với kho ứng dụng App Store, trong đó, được quan tâm nhiều hơn cả là mô hình ăn chia lợi nhuận với nhà phát triển.

Về mô hình ăn chia lợi nhuận, trước đây tỉ lệ giữa Apple và lập trình viên là 30/70, duy trì trong suốt vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định mới, mức ăn chia sẽ ưu tiên nhà phát triển kể từ năm thứ 2 trở đi. Cụ thể, tỉ lệ thay đổi thành 15/85, áp dụng cho tất cả các ứng dụng và thuê bao hiện có, không chỉ dành riêng cho ứng dụng mới, bắt đầu từ ngày 13/6 tới đây.

Lập trình viên được quyền chọn 1 trong hơn 200 gói thuê bao. Nếu chọn tăng giá, khách hàng sẽ được thông báo và phải xác thực đồng ý. Họ sẽ không bị tính phí cao hơn nếu không xác thực, đồng thời được phép nâng cấp, hạ cấp gói thuê bao.

本文地址:http://live.tour-time.com/news/505b399474.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo PAS Lamia 1964 vs Levadiakos, 22h59 ngày 10/2: Những kẻ khốn khổ

Bà P.T.L (54 tuổi, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng hoảng loạn do bàn tay đứt đôi, chảy nhiều máu.

Trước đó, bà L. đang chuẩn bị đồ ăn trong nhà bếp thì trượt chân ngã, bàn tay chống mạnh vào dao dẫn tới đứt lìa. Ngay lập tức, gia đình đã đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Bác sĩ khám lâm sàng thấy bàn tay phải của bà L. đứt xương, mạch máu trụ quay, dây thần kinh giữa, thần kinh trụ, gân 4 ngón. Người phụ nữ này có bệnh nền đái tháo đường type 2.

Bác sĩ nhận định đây là ca bệnh tổn thương rất phức tạp có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn tay. Ngay lập tức, ê-kíp nối chi thể của Khoa Chỉnh hình - Bỏng, Gây mê hồi sức và các chuyên khoa liên quan được mời hội chẩn khẩn cấp. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển về phòng phẫu thuật cấp cứu.

Trải qua hơn 6 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ đã khâu nối gân cơ, các mạch máu và thần kinh cho bàn tay đứt lìa của bà L. Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân phục hồi tốt, có thể cử động gập duỗi ngón tay. 

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Tuấn Long, Phó trưởng Khoa Chỉnh hình - Bỏng, cho biết phẫu thuật nối ghép mạch máu, thần kinh, chi thể đứt rời là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên sâu, đôi tay khéo léo và sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên khoa.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn phải am hiểu về quá trình đông máu, huyết động học, cấu trúc mạch máu,… để tránh các biến chứng có thể xảy đến trong quá trình phẫu thuật.

Nam thanh niên cầu cứu bác sĩ sau khi tự chữa bệnh trĩNam thanh niên tự mua thuốc về nhà đắp chữa bệnh trĩ gây loét da, hoại tử tầng sinh môn.">

Đứt đôi bàn tay sau tai nạn hi hữu trong nhà bếp

 - Suốt hai tuần nay vợ chồng tôi cãi vã không ngừng và ngày càng ầm ĩ, không biết đến khi nào mới kết thúc. Nếu tình hình này cứ mãi tiếp diễn, tôi chắc phải suy nghĩ đến việc ly hôn.

Hiện tại tôi có một việc rất đau đầu xin nhờ chuyên gia tư vấn:

Chuyện là 2 vợ chồng tôi đều là viên chức nhà nước, vợ tôi là giáo viên mầm non còn tôi là nhân viên kỹ thuật, nên thu nhập không đáng bao nhiêu.

Hiện tại vợ chồng tôi đã có 2 nhóc, cháu lớn đang học lớp 7, cháu bé chuẩn bị vào lớp 1. Với mức thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 10 triệu/tháng thì cuộc sống gia đình nhỏ của tôi ngày càng khó khăn, trong khi có đủ thứ phải chi tiêu…

Vì vậy vợ tôi bàn với tôi là mở quán trà sữa để tăng thêm thu nhập. Mấy tháng đầu vì chưa quen khách, tình hình buôn bán có vẻ ế ẩm. Nhưng vợ tôi quyết tâm lắm, bảo cố gắng một vài tháng nữa chắc sẽ ổn hơn. Đầy người chỉ bán hàng lặt vặt mà mua được nhà Hà Nội đấy thôi nên phải kiên trì. Tôi thì không nghĩ vậy, bán thì chẳng kiếm được bao nhiêu, chỉ tổ mệt thân, rồi mỗi tối phải chịu cảnh ngồi vỉa hè mà hít khói bụi, rồi những hôm mưa gió, lại có lúc bị dân phòng đuổi, kiếm thêm được vài đồng, chẳng ích lợi gì, thà dành thời gian đó chăm sóc gia đình, con cái còn tốt hơn.

{keywords}
Vợ tôi muốn mở quán trà sữa đế kiếm thêm còn tôi thì không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình. (Ảnh minh họa)

Vợ tôi thì kiên quyết bám trụ, bảo tuy mệt nhưng mà vui, với lại có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống, có thêm tiền lo cho con ăn học... Chỉ vì thế thôi mà vợ chồng tôi đâm ra xích mích, cãi vã. Tôi nói mãi mà vợ không hiểu, tôi chỉ thấy cô ấy quá tham vọng, tham tiền, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thôi.

Vả lại việc buôn bán đi sớm về khuya ảnh hưởng đến bố mẹ tôi. Ông bà đã già, sức khỏe không được tốt cần nghỉ ngơi sớm nhưng vợ chồng tôi bán hàng về muộn lạch cạch cửa các cụ không ngủ được. Tính người già nếu con cái chưa về hết thì khó ngủ, cửa nẻo không an tâm, rồi lo lắng việc này việc kia.

Rồi những xung đột giữa bố mẹ và vợ tôi. Bố mẹ tôi khá khó tính và hay để ý việc nhỏ, trong khi vợ tôi không khéo trong nói năng giao tiếp dẫn đến mâu thuẫn. Những việc nhỏ tích tụ lại, lời ăn tiếng nói không lọt tai, khiến bố mẹ chồng và nàng dâu bằng mặt mà không bằng lòng. Mặc dù tôi đã cố chỉnh sửa, sắp xếp khi có việc cần trao đổi với bố mẹ, cảnh báo vợ, diễn đạt thay ý kiến của vợ với bố mẹ, nhưng cũng không tránh hết được. Trong mắt bố mẹ, tôi là người chồng quá chiều vợ, dễ dãi, để cho cô ấy dần không coi trọng bố mẹ nữa. Còn trong mắt vợ, tôi lại là người chồng nhu nhược, nghe lời bố mẹ mà mạt sát vợ.

Những xung đột trong gia đình đã đủ đau đầu rồi, vợ tôi lại còn suốt ngày chỉ trích tôi về tiền. Tôi biết mình không tài giỏi gì, không lo được cho vợ con được bằng chồng người ta, nhưng cũng không phải đến mức quá nghèo khổ, vất vả để suốt ngày cô ấy ca thán, than thân trách phận.

Rồi việc cô ấy đòi mở quán trà sữa tôi đã can ngăn vì không muốn vợ phải vất vả đi sớm về khuya mệt mỏi. Đến mấy hôm trước thì tôi không phụ giúp cô ấy dọn quán nữa mà hết giờ làm là về nhà, mặc cho cô ấy xoay xở, mục đích cũng là để cô ấy thấy vất vả mà từ bỏ. Mở quán có rất nhiều việc, đồ đạc lỉnh kỉnh, một người không xoay xở kịp, rồi lúc đông khách, thuê người thì không đủ tiền đề trả. Vì thế vợ tôi giận tôi lắm.

Hôm ấy lúc cô ấy về nhà đã là hơn 11h đêm. Trông thấy tôi, cô ấy mắng xối xả vào mặt tôi nào là đồ bất tài, không nuôi nổi vợ con, đã thế còn không giúp đỡ vợ, về nằm phưỡn ở nhà mặc kệ vợ vất vả hàng quán. Rồi không biết xấu hổ với các con, để con thua bạn kém bè…

Tôi điên tiết đã cho cô ấy một bạt tai. Điều tôi không thể ngờ là cô ấy tát lại tôi ngay trước mặt bố mẹ tôi, bảo tôi là thằng vũ phu, đồ hèn, chỉ biết an phận thủ thường, không đáng mặt đàn ông. Rồi cô ấy vào phòng đóng cửa, ngồi khóc dấm dứt suốt cả đêm.

{keywords}
Vợ tôi lại là người không khéo ăn khéo nói dẫn đến mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa)

Bây giờ trong mắt cô ấy bố mẹ và tôi là những người o ép và xét nét, khiến cô ấy trở thành người bất hạnh, phải sống nhịn nhục. Còn bố mẹ tôi chứng kiến cảnh con dâu đánh chồng thì thất vọng lắm và các cụ cho rằng đây là kết quả của việc tôi để vợ leo lên đầu.

Giờ tôi nên làm thế nào? Đã có lúc tôi nghĩ đến việc ly hôn để vợ tôi muốn làm gì thì làm. Nhưng nghĩ lại tội cho hai đứa con nên chưa dám quyết định.

Minh Thành(Hưng Yên)

Chuyên gia tư vấn:

Chào anh, câu chuyện của anh giống với rất nhiều câu chuyện chúng tôi đã từng chứng kiến, vợ chồng hục hặc, cãi vã nhau vì tiền, rồi mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu.

Có rất nhiều cặp đôi sau khi kết hôn phải đối diện với cơm áo gạo tiền, người chồng lại không kiếm ra nhiều tiền, người vợ thì vì khó khăn vất vả mà suốt ngày cằn nhằn, dẫn đến mâu thuẫn rồi chán chường và cuối cùng là dẫn nhau ra tòa ly hôn. Vợ chồng anh liệu có phải đang đi theo cái vòng luẩn quẩn đó mà sắp đánh mất hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc của vợ chồng anh có phải đang do đồng tiền quyết định hay không?

Vẫn biết kinh tế luôn là vấn đề đau đầu của nhiều cặp vợ chồng, khi con cái càng lớn thì chi tiêu càng nhiều, dù sao hai vợ chồng anh đều có công việc ổn định và thu nhập hàng tháng. Dù còn nhiều khó khăn, chi tiêu phải co kéo nhưng vẫn có thể khắc phục được.

Hiện tại cả hai vợ chồng anh đều là công chức, hàng tháng chỉ có một khoản lương cố định chứ không có khoản thu nhập thêm nào khác, thì anh chị cần phải tính toán hợp lí cho các khoản cần chi tiêu hàng tháng. Người ta bảo: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít tùy theo điều kiện của mình.

Do áp lực về kinh tế, vợ anh đã mở quán trà sữa để kiếm thêm. Buôn bán thì cũng tùy duyên từng người, có người bán đắt hàng, có người lại kém may mắn hơn nên thời gian đầu gặp khó khăn là chuyện đương nhiên.

Anh không muốn vợ vất vả, không muốn vợ mở quán nữa thì cũng nên nói để vợ hiểu, rồi cùng bàn bạc tìm cách tháo gỡ chứ không nên lẳng lặng bỏ mặc vợ tự xoay xở với hàng quán, nhất là phụ nữ phải ở bên ngoài lúc đêm hôm.

Vợ chồng cùng nhau san sẻ, gánh vác công việc gia đình thì việc gì cũng sẽ thành công. Các cụ ta vẫn có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Anh là chồng, là người đàn ông trụ cột trong gia đình thì cũng nên gánh vác chia sẻ với vợ về vấn đề kinh tế. Việc có tiếp tục duy trì quán trà sữa nữa hay không vợ chồng anh cũng nên bàn bạc kĩ với nhau. Anh cũng có thể tìm và nhận thêm các công việc phù hợp với khả năng của mình để làm thêm. Các khoản chi tiêu cá nhân thì nên tiết kiệm tối đa dành lo cho gia đình.

Ngoài ra anh cũng nên dành thời gian cho các con, bảo ban chúng học hành, giúp đỡ vợ các công việc nhà để chị ấy đỡ mệt mỏi, căng thẳng.

Còn mối quan hệ bố mẹ chồng và nàng dâu không phải gia đình nào cũng thuận hòa, êm ấm. Việc vợ chồng anh đánh cãi nhau trước mặt bố mẹ là không đúng. Cả hai người cần phải kiềm chế cảm xúc, không nên để những xích mích giữa hai vợ chồng ảnh hưởng đến bố mẹ và con cái. Vợ chồng anh cũng nên xin lỗi bố mẹ và nói chuyện để ông bà thông cảm. Anh là người ở giữa thì nên tìm cách dung hòa mối quan hệ giữa bố mẹ và vợ.

Chung quy vợ anh cũng vì áp lực cuộc sống mà thôi. Nhưng tiền thì không biết chừng nào là đủ, và cũng không nên vì thế mà dẫn đến những bất hòa, đau khổ, mệt mỏi rồi nghĩ đến việc ly hôn như anh nói.

Chúc gia đình anh mãi mãi sống thuận hòa và hạnh phúc bên nhau!

Nếu bạn gặp các vấn đề về tâm lý, tình cảm, bạn cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ trong gia đình hay ngoài xã hội. Bạn cần được tư vấn tâm lý, tư vấn tình cảm hay cần tham khảo ý kiến chuyên gia về những vướng mắc trong cuộc sống, bạn hãy gửi mail đến địa chỉ Bandoisong@vietnamnet.vn. Chúng tôi sẽ sẻ chia cùng bạn.

Ban Đời sống

">

Vợ muốn phấn đấu, chồng an phận

Nhận định, soi kèo Atromitos vs Athens Kallithea, 22h59 ngày 10/2: Bảo đảm vị thế

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý ăn uống như thế nào trong dịp Tết? - 1

Bữa cơm ngày Tết rất nhiều món, người bệnh đái tháo đường cần cố gắng thực hiện nguyên tắc ăn uống để không khiến đường huyết tăng vọt (Ảnh minh họa: Getty).

- Không bỏ tinh bột

Ngày Tết ăn ăn nhiều món, nên đôi khi người bệnh tiểu đường sợ tăng đường huyết mà không dám ăn cơm, bánh chưng, bỏ tinh bột hoàn toàn.

Nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, tinh bột là rất quan trọng, không được bỏ. Người bệnh vẫn phải duy trì ăn đủ lượng chất bột đường mỗi ngày để tránh hạ đường huyết.

Để tránh ăn quá nhiều, bạn nên chú ý đến kích thước khẩu phần ăn. Tuân theo quy tắc 1/2 khẩu phần là rau xanh và trái cây tươi, 1/4 khẩu phần là protein và 1/4 còn lại là tinh bột tùy chọn, tốt nhất chọn loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngày Tết, ngoài cơm tẻ, còn có bánh chưng, xôi, miến, mỳ… người bệnh đái tháo đường cần biết cách thay thế thực phẩm để vẫn có thể thưởng thức được các món ăn ngày Tết mà không làm rối loạn đường huyết. Cụ thể, 1 lưng bát con cơm = 1/8 chiếc bánh chưng vừa = 1 bát miến = 1 bát mì = 1 bát ngô = lưng bát xôi.

- Hạn chế món chiên xào, ăn quá nhiều chất đạm

Các món xào, chiên, rán, nướng dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn và ngon miệng. Một số món xào hay sử dụng phủ tạng dễ làm lượng cholesterol máu tăng cao.

Mâm cỗ ngày Tết có rất nhiều món chứa mỡ động vật như canh măng nấu chân giò, thịt đông, giò thủ (giò xào)… dễ làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cũng có thể dẫn đến đột quỵ như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...

Do vậy, người bệnh đái tháo đường vẫn cần duy trì số lượng và cách lựa chọn chất đạm như đã được tư vấn: cân đối giữa chất đạm nguồn gốc động vật và thực vật, ưu tiên sử dụng chất đạm theo thứ tự: thủy hải sản, gia cầm, gia súc...

- Hạn chế đồ ngọt

Ngày Tết mọi người thường có xu hướng tiêu thụ quá nhiều đường từ mứt kẹo, nước ngọt, các loại quả sấy khô… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

- Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ

Uống đủ nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và giúp chuyển hóa chất béo. Vì vậy, giữ cơ thể đủ nước là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt. Hãy mang theo bên mình sẵn một chai nước. Điều này có thể giúp thỏa mãn cơn thèm nếu bạn cảm thấy đói và thức ăn luôn sẵn có.

Rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ - một nhóm chất quan trọng đối với sức khỏe. Nên ăn rau trước, vì chất xơ và nước sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Nên ăn nhạt, hạn chế bia rượu

Nên chế biến đồ ăn nhạt, luộc, ít sử dụng nước chấm, hạn chế sử dụng ít các thực phẩm dưa muối, cà muối, cũng như các thực phẩm chế biến sẵn.

Bên cạnh đó cần hạn chế bia rượu. 

Nếu uống thì cần tuân thủ rượu bia an toàn, nam giới không quá 2 đơn vị cồn/ngày; nữ giới không quá 1 đơn vị cồn/ngày và 1 tuần chỉ nên uống tối đa 5 ngày. 1 đơn vị cồn tương đương khoảng 3/4 lon bia 330ml, tương đương 1 cốc bia hơi hay 1 ly rượu vang, hoặc 1 ly rượu mạnh 30ml (40%).

- Tập thể dục mỗi ngày

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thời gian để tập thể dục. Không nhất thiết phải là những bài tập phức tạp, có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga… khoảng 30-60 phút/ ngày, thực hiện đều đặn 5 ngày/tuần.

">

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý ăn uống như thế nào trong dịp Tết?

Bốn nhân vật và tập thể có lượng bình chọn cao nhất trong danh sách đề cử 14 người được vinh danh tại báo VietNamNet, đồng thời lễ trao giải được phát trực tiếp trên Vietnamnet.vn.

Đây là năm thứ 2 Giải thưởng Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng được tổ chức nhằm vinh danh những hành động, dự án của các cá nhân, tổ chức có sức lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.

14 nhân vật được đề cử là các cá nhân, tập thể đã xuất hiện trên báo VietNamNet. Họ có những đóng góp tích cực cho cộng đồng nhờ tâm huyết, tài năng và sự tử tế, qua đó góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

{keywords}
MC Thanh Phương (ngoài cùng bên trái), 4 nhân vật truyền cảm hứng 2021, ông Đặng Mạnh Trung - Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM có mặt tại Lễ trao giải.

2021 là một năm đầy những biến động, mất mát và đau thương vì dịch bệnh Covid-19. Giải thưởng Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng năm nay không thể không nhắc đến những tấm gương cống hiến, hi sinh vì công cuộc phòng chống dịch bệnh; những cá nhân, tổ chức đã góp công, góp của cùng chung tay trong công tác chống dịch của đất nước.

Việc làm của họ là những “đốm lửa” lan tỏa nhiệt huyết, sự tử tế với cộng đồng xung quanh.

4 nhân vật được độc giả bình chọn cao nhất năm nay là bà Đặng Thị Kim Oanh - nữ doanh nhân nhập thuốc đặc trị Covid-19 phát miễn phí cho bệnh nhân, Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên - người nhận đỡ đầu cho những đứa trẻ mồ côi vì Covid-19, Bệnh viện Chợ Rẫy - đơn vị đóng vai trò then chốt trong việc cứu chữa cho bệnh nhân nặng, anh Vũ Quốc Cường(đã mất vì Covid-19) - người có nhiều đóng góp trong các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo, lang thang cơ nhỡ và người bị cách ly.

{keywords}
Bà Đặng Thị Kim Oanh là người sáng lập Quỹ từ thiện Kim Oanh - đơn vị đã có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

Đặng Thị Kim Oanh (SN 1970, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Oanh) là nhân vật có lượng bình chọn cao nhất: 42.332 lượt bình chọn.

Bà Kim Oanh và Quỹ từ thiện mang tên mình đã thực hiện chương trình “Tiếp nối nhịp thở” - trao tặng máy thở, hàng vạn trang thiết bị y tế trị giá hơn 20 tỷ đồng cho các bệnh viện ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Bà Kim Oanh cũng là người khởi xướng chương trình “Knock out Covid", chỉ trong 10 ngày nhập hàng triệu liều thuốc đặc trị Covid-19 (thuốc Remdesivir) - loại thuốc khó tiếp cận nhất trên thế giới vào thời điểm trên.

Nhờ nguồn thuốc do Quỹ từ thiện Kim Oanh tài trợ mà các bệnh viện đã kịp thời cứu chữa cho hàng trăm nghìn F0 tại 10 tỉnh thành phố từ miền Trung trở vào.

Ngoài ra, Quỹ từ thiện của nữ doanh nhân cũng tặng 11.000 túi an sinh gồm gạo, thực phẩm khô, đồ hộp, trứng gà, gia vị... cho công nhân, người lao động tự do các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM.

Cuối tháng 9, với vai trò bếp trưởng, bà Kim Oanh cùng các tình nguyện viên chế biến 1.000 - 1.800 suất ăn mỗi ngày cho các y bác sĩ, nhân viên y tế ở bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19 các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM.

{keywords}
Hai vợ chồng Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên và 3 anh em được anh nhận đỡ đầu. 

Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên (trợ lý Quân khí, Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức, Bộ Tư lệnh TP.HCM) được độc giả bình chọn 40.977 phiếu, đứng thứ hai.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ trao tro cốt những người mất vì Covid-19 cho người thân của họ, anh Kiên đã vô cùng xúc động trước hoàn cảnh mồ côi của những đứa trẻ đáng thương. Lòng trắc ẩn của một ông bố 2 con đã khiến anh quyết định nhận đỡ đầu cho 3 anh em mồ côi nghèo khó đang ở cùng bà ngoại năm nay đã 87 tuổi.

Từ năm 2016 đến nay, Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên có khoảng 20 sáng kiến, cải tiến dự hội thi cấp thành phố và quân khu. Một số sáng kiến nổi bật như: "Giá bắn đa năng và Ba lô thông tin" được công nhận cấp Bộ Tư lệnh Thành phố; Mô hình chống bão được đề nghị nhân rộng cấp Quân khu năm 2018; Sáng kiến "Đôi tay chiến sĩ Robot diệt Covid-19" năm 2020 đạt giải Nhất cấp Thành phố và giải B cấp Quân khu 7.

Ngoài ra, anh cũng nhận được hơn 20 giấy khen các loại trong các hoạt động như phong trào thi đua dân vận khéo; thành tích xuất sắc trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì;…

Mới đây nhất, Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Tư lệnh TP.HCM, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 do có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống Covid 19; bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2021 của Ủy ban Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.

{keywords}
Tập thể y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị điều trị những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất khu vực phía Nam.

Tập thể y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCMlà đơn vị nhận được số phiếu bình chọn đứng thứ ba với 40.106lượt bình chọn. 

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế đóng tại TP.HCM. Đây là cơ sở điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng nhất của khu vực phía Nam trong 2 năm qua.

Từ tháng 8/2021, Bệnh viện Chợ Rẫy nhận nhiệm vụ thiết lập và phụ trách chuyên môn chính cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 quy mô 1.000 giường.

Đây là Trung tâm hồi sức đầu tiên và lớn nhất của TP.HCM và Nam Bộ với sự tham gia của nhiều bệnh viện mà chủ lực là Bệnh viện Chợ Rẫy. Vào thời kỳ cao điểm, đơn vị này nhận hơn 1.700 bệnh nhân. Tại đây nhiều bệnh nhân nặng được cứu sống một cách ngoạn mục.

Tính đến tháng 10/2021, có 3.700 bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện hồi sức Covid-19, 2.100 bệnh nhân xuất viện, trong đó có 962 bệnh nhân nặng. Bệnh viện cũng là đơn vị đưa ECMO về Việt Nam, là kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới hiện nay để cứu bệnh nhân Covid-19 nguy kịch.

Trước và sau khi đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM bùng phát, Bệnh viện Chợ Rẫy cử hàng chục đoàn chi viện đến các tỉnh thành vùng dịch. Với sự hỗ trợ này, công tác điều trị của các địa phương vùng dịch đã được nâng cấp, giảm thiệt hại tử vong vì Covid-19.

{keywords}
Anh Vũ Quốc Cường là người thành lập quán cơm chay xã hội Cường béo.

Nhân vật cuối cùng là anhVũ Quốc Cường, sinh năm 1975 (39.995 lượt bình chọn) - người đã qua đời vì Covid-19. Anh Cường còn có tên thân mật là Cường béo, là người thành lập quán cơm chay xã hội Cường Béo. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp, anh Cường tổ chức, thực hiện các hoạt động thiện nguyện như phát tặng cơm, bánh mì, rau củ quả cho người dân nghèo, lang thang, người trong khu vực cách ly...

Anh Cường không may mắc Covid-19 và qua đời khi các hoạt động từ thiện còn dang dở.

Sau khi anh Cường qua đời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định truy tặng bằng khen vì những đóng góp thiết thực của anh Vũ Quốc Cường cho xã hội.

Các cá nhân và tập thể có mặt tại báo VietNamNet tham dự lễ trao giải. Chương trình  được phát sóng trực tiếp trên báo VietNamNet (vietnamnet.vn) lúc 10h20' tới 11h35' sáng 20/12.

Ngoài 4 nhân vật được vinh danh trong lễ trao giải, báo VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và tập thể còn lại trong danh sách đề cử.

Ban Biên tập 

Công bố Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng năm 2021

Công bố Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng năm 2021

Bốn cá nhân và tập thể có lượng bình chọn cao nhất trong danh sách đề cử 14 người sẽ được vinh danh tại báo VietNamNet. Lễ trao giải được phát trực tiếp lúc 10h sáng ngày 20/12.  

">

Báo VietNamNet trao giải Nhân vật truyền cảm hứng năm 2021

Ngôi chùa đặc biệt ấy là chùa DoungLeySiRiVanSa còn gọi là chùa Đường Xuồng Mới ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang với bề dày lịch sử hơn 100 năm.

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh - 1

Đàn vạc về trú ngụ tại chùa DoungLeySiRiVanSa còn gọi là chùa Đường Xuồng Mới ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang suốt hơn 20 năm qua (Ảnh: Bảo Kỳ).

Đại đức Danh Tỉ- Trụ trì chùa Đường Xuồng Mới cho biết, đàn vạc về chùa sinh sống đã hơn 20 năm. Trước đây khi chùa còn chưa trùng tu xong, chúng sống tại khuôn viên chùa Đường Xuồng Cũ.

Khi vị sư cả đời về đây làm chánh điện chúng bay theo ông ấy và ở lại cho đến tận ngày nay.

"Lúc trước đàn vạc kéo về đây ở nhiều lắm. Chúng sống trên các ngọn cây cao như cây sao, cây dầu. Ban ngày đi kiếm ăn, tối đến về ngủ.

Chúng hay tha mồi về tổ cho vạc con nhưng đoạn đường xa quá, có lúc nó tha cá bị rớt dưới các gốc cây bị mèo hoang ăn sạch", Đại đức Danh Tỉ cho hay.

Cũng theo trụ trì nhà chùa, khi mới xuất hiện chúng chỉ đến lác đác vài chục con, ghé thăm vài hôm rồi bay đi. Dần dà khi thấy đây là chỗ "nương náu" an toàn chúng tìm tới trú ngụ đông hơn. Lúc vị sư cả còn tiền nhiệm chúng đến "ở nhờ" cả nghìn con.

Chúng làm tổ, sinh sản lúc đông quá còn tranh giành "lãnh thổ", "cãi nhau chí chóe" inh ỏi cả khuôn viên ngôi cổ tự.

Được biết, loài vạc sinh sống ở đây là vạc trắng, kích thước khá lớn có con nặng đến 4kg, sải cánh rộng khoảng 50cm. Ngoài vạc còn có cả chim còng cọc đến cộng sinh.

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh - 2

Được biết, loài vạc sinh sống ở đây là vạc trắng, kích thước khá lớn có con nặng đến 4kg, sải cánh rộng khoảng 50cm. Ngoài vạc còn có cả chim còng cọc đến cộng sinh (Ảnh: Bảo Kỳ).

Những năm trước chúng sẽ ở chùa vào các tháng mưa, đến tháng hạn bay đi xa kiếm ăn. Nhưng mấy năm nay, các cánh đồng không còn bị khô hạn chúng không phải bay đi xa như trước nữa, có thể tìm kiếm thức ăn quanh quẩn gần chùa.

"Trong số chim chóc sống tại đây có một con vạc rất thích nghe kinh. Khi đi kiếm ăn về nó thích đậu trên chánh điện, nghe các sư đọc kinh rồi đậu trên đó ngủ tới sáng thì bay đi", trụ trì chùa tiết lộ.

Sự xuất hiện của đàn chim kéo theo nhiều ánh mắt tò mò, hiếu kỳ, khoảng 6,7 năm trước có rất nhiều người đến xem đàn vạc khiến ngôi chùa càng trở nên nổi tiếng, kéo theo hậu quả có một số thành phần "bất hảo" đến phá hoại đàn chim.

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh - 3

Ngôi chùa có đàn vạc quý về trú ngụ (Ảnh: Bảo Kỳ).

"Chúng làm đủ mọi cách như giăng bẫy, dùng ná thậm chí treo lên lấy trộm tổ chim. Khi phát hiện được bọn trộm đều chạy mất còn đàn chim thì hoảng sợ.

Chính vì thế mấy năm nay số lượng đàn vạc còn ở chùa chỉ khoảng 300 con. Bây giờ nhà chùa và người dân ra sức bảo vệ để cho chúng được sinh tồn", vị sư cả buồn bã nói.

Không phải lang bạt, vượt nghìn dặm di cư đàn vạc đã tìm được chỗ nương náu an toàn suốt hai thập kỷ qua. Sự bảo vệ, yêu thương của nhà chùa và người dân địa phương càng khiến khách phương xa ấm áp với câu chuyện "tình người duyên chim".

Theo Dân Trí

Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn - Gia Định

Huê Nghiêm: Ngôi tổ đình 300 năm tuổi ở đất Sài Gòn - Gia Định

Huê Nghiêm là một trong những ngôi chùa xưa nhất, có thể coi như một “chứng tích” cho đời sống tinh thần của những lưu dân trong buổi đầu đi mở cõi.

">

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh

友情链接