Lê Minh Hiếu vừa thực hiện chuỗi dự án âm nhạc cover tại nhà trong những ngày giãn cách. Các sản phẩm được đăng tải trên kênh YouTube của anh nhận được phản hồi tích cực từ khán giả. TheùthủyâmnhạcđứngsaucácbảnhitcủaNooPhướcThịđoàn di băng sinh năm bao nhiêuo nhà sản xuất, đây là cách để anh thích nghi với hoàn cảnh khó khăn. Do dịch bệnh, các dự án trước đó của anh đều bị hủy hoặc hoãn lại vô thời hạn.
“Trong năm 2021 tôi vẫn duy trì công việc sản xuất âm nhạc và hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ trong dự án. Thế nhưng vì tình hình dịch bệnh phức tạp, bản thân tôi cũng không muốn bị ù lì nên cho ra mắt một số bài hát cover đơn ca hoặc kết hợp cùng một số người bạn nghệ sĩ thân thiết”, anh chia sẻ.
Lê Minh Hiếu sinh năm 1995 tại Vũng tàu. Năm 2014, anh rời quê lên TP.HCM lập nghiệp. Dưới sự hỗ trợ của nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Duy, anh định hướng được đam mê và phát triển công việc sản xuất âm nhạc. Đến giữa năm 2017, Minh Hiếu thành lập phòng thu cá nhân.
Lê Minh Hiếu là nhà sản xuất “mát tay”, đứng sau loạt dự án hit của các ca sĩ trên thị trường thời gian qua. Một số ca khúc như: Sóng gió(Jack), Anh đang ở đâu đấy anh(Hương Giang), Gặp nhưng không ở lại(Hiền Hồ), Chạm khẽ tim anh một chút thôi(Noo Phước Thịnh)... đều do anh phụ trách hòa âm, phối khí.
Lê Minh Hiếu và Noo Phước Thịnh trong show của nam ca sĩ.
Góp phần thực hiện nhiều bản hit đình đám, Lê Minh Hiếu cho biết anh không có quy chuẩn hay công thức nhất định để tạo nên một sản phẩm thành công. Tuy nhiên, nam producer cho rằng yếu tố con người là tiên quyết.
“Để cho ra một bài hát hay, được hòa phối tốt mà không làm mất đi giá trị giai điệu hay giọng hát của nghệ sĩ là điều quan trọng. Đây là một cách gián tiếp mình đã giúp người nghệ sĩ phần nào thổi thêm tâm hồn vào bài hát.
Một ca sĩ chú tâm với âm nhạc, giọng hát hay kết hợp với cộng sự giỏi nghề thì sản phẩm làm ra sẽ ổn. Viêc thành công hay không còn phụ thuộc vào thị hiếu nhưng chắc chắn sản phẩm đó không thể dở được", anh chia sẻ.
Ngoài vai trò sản xuất âm nhạc, Lê Minh Hiếu còn tham gia ca hát. Tuy nhiên, anh chỉ xem việc hát hò để thỏa niềm đam mê. Định hướng lâu dài của anh vẫn là đứng sau hỗ trợ nghệ sĩ.
Ca khúc 'Chạm khẽ tim anh một chút thôi' do Lê Minh Hiếu sản xuất
Thúy Ngọc
Làm thế nào để xác định ca sĩ đạo nhạc?
Việc trở thành ngôi sao trong lĩnh vực bán beat vốn rất khó khăn. Vì vậy, khi bị sử dụng chất xám trái phép, các nhà sản xuất âm nhạc thường phẫn nộ.
Facebook từng sẵn sàng chi 600 triệu USD cho bản quyền giải cricket hàng đầu Ấn Độ . Ảnh: AP.
IPL ra đời từ năm 2008 và hiện có khoảng hơn 1 tỷ khán giả toàn cầu, trong đó phần lớn đến từ Ấn Độ, quốc gia mà cricket là môn thể thao phổ biến nhất. Giải đấu có sự hiện diện về tài chính của người giàu nhất Ấn Độ cũng như nhiều ngôi sao điện ảnh nước này.
Với một thị trường mạng xã hội phát triển nóng như Ấn Độ, Facebook cần thêm "vũ khí" để cạnh tranh cũng như cần thêm nội dung chất lượng để tạo doanh thu, và bản quyền những giải đấu như IPL là điều Facebook rất cần.
Bằng chứng là hãng sẵn sàng chi 600 triệu USD để tham gia đấu giá bản quyền phát sóng 5 năm liên tiếp từ năm 2018 của giải đấu hấp dẫn này. IPL sẽ giúp Facebook lôi kéo được thêm người dùng tại Ấn Độ, giúp hãng tăng trưởng thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại thị trường này và đẩy mạnh Facebook Watch, mảng truyền phát video mà Facebook tham vọng sẽ cạnh tranh được với Youtube của Google.
Doanh thu mà Facebook nhắm tới chính là doanh thu lôi kéo các nhà quảng cáo từ các nền tảng truyền hình truyền thống nếu hãng thâu tóm thành công bản quyền của IPL.
Tuy nhiên, dự định của Facebook đã phá sản khi kênh Star India trực thuộc Twenty-First Century Fox đã giành được bản quyền với mức giá kỷ lục 2,55 tỷ USD cho cả bản quyền phát sóng truyền hình truyền thống và phát sóng trực tuyến.
"Giá thầu của Facebook vẫn rất đáng kể bởi đó là một mức giá lớn trong một thị trường vẫn còn non trẻ", nhà phân tích Brian Wieser của Pivotal cho hay. "Nó chỉ rõ rằng Facebook dự định trở thành một ông lớn trong lĩnh vực truyền phát video".
Thất bại trước Star India chắc chắn không làm chùn bước tham vọng này của Facebook khi hãng tiếp tục vung tiền mua bản quyền các giải đấu thể thao khác trên thế giới.
Muốn trở thành ông lớn phát thể thao trực tiếp
Với núi tiền mặt khoảng 6 tỷ USD, Facebook chắc chắn có nguồn lực dồi dào hơn các đài truyền hình truyền thống đơn lẻ và đây là lợi thế không nhỏ mỗi khi hãng muốn tranh giành bản quyền ở một thị trường nhất định nhằm lôi kéo người xem, mở rộng đế chế mạng xã hội vốn đã hùng hậu của mình.
Không chỉ Ngoại hạng Anh, rất nhiều giải đấu thể thao lớn trên thế giới đang nằm trong kế hoạch bành trướng của Facebook.
Facebook bắt đầu truyền phát trực tiếp các sự kiện thể thao khoảng 2 năm trở lại đây, bắt đầu từ trận cầu từ thiện giữa Manchester United và Everton diễn ra vào đầu tháng 8/2016. Kể từ thời điểm đó, hãng đã vung tiền mua bản quyền các giải đấu từ bóng đá tới bóng rổ, bóng chày và cả những môn thể thao khác.
Năm 2017, Facebook thâu tóm thành công bản quyền 20 trận đấu trong khuôn khổ giải bóng chày hàng đầu nước Mỹ Major League Baseball (MLB). Các trận đấu được phát miễn phí tới toàn bộ người dùng Facebook trong lãnh thổ nước Mỹ. Giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ.
Tới năm 2018, Facebook tiếp tục có bản quyền độc quyền 25 trận đấu của MLB 2018 với cái giá được giới chuyên môn dự đoán ở mức 30-35 triệu USD
Bình luận về thương vụ này, ông Lee Berke một chuyên gia truyền thông tại Mỹ cho rằng "tương tự như khi các nội dung thể thao trên truyền hình truyền thống chuyển dịch sang truyền hình cáp, chúng ta đang thấy xu hướng tương tự... Đây là một bước nhảy vọt lớn tiếp theo".
Facebook cũng từng bắt tay với Fox để có bản quyền phát sóng UEFA Champion League (Cúp C1) trên lãnh thổ nước Mỹ. Hãng cũng tự đàm phán với UEFA để có bản quyền phát sóng 32 trận đấu của giải đấu này tại các nước Mỹ Latin trong 3 mùa liên tiếp từ mùa 2018 tới mùa 2021.
Gã khổng lồ mạng xã hội cũng tham gia đấu giá bản quyền 10 trận đấu thuộc giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ National Football League 2017, tuy nhiên sau đó hãng đã để thua trước Amazon khi ông lớn bán lẻ trực tuyến này đưa ra cái giá 10 triệu USD, cao gấp 5 lần mức giá mà Twitter, một mạng xã hội lớn khác, mua được năm 2016.
Rõ ràng 200 triệu Bảng cho bản quyền Ngoại hạng Anh trong 3 năm chỉ là một nước cờ trong cuộc chơi truyền hình đầy tham vọng của Facebook.
Theo Zing
Thế lực nào sẽ nuốt gọn miếng bánh 'bản quyền phát sóng' của truyền hình?
Một thế lực của các "gã khổng lồ" sẽ nắm giữ bản quyền phát sóng các chương trình thể thao, vốn là "miếng bánh" độc quyền của các nhà đài từ trước tới nay.
" alt="Facebook vung tiền mua bản quyền thể thao toàn cầu"/>
Bấm ba lần nút Side để bật các phím tắt trợ năng trên iPhone
Mặc định, nút Side không được gán bất kỳ công cụ trợ năng. Do vậy, bạn cần gán công cụ trợ năng cho nút Side trước khi có thể sử dụng nó. Nếu không, bạn sẽ không thấy bất kỳ điều gì xảy ra khi nhấn ba lần lên nút này.
Các công cụ trợ năng bạn có thể gán cho nút Side
Quay lại iOS 10, Apple giới thiệu công cụ mới tên gọi Magnifier dành cho những ai có vấn đề về thị lực. Chế độ này sẽ biến iPhone thành kính lúp, sử dụng máy ảnh và màn hình làm kính ngắm (viewfinder). Dĩ nhiên, bạn luôn có thể phóng to các đối tượng trong đời thực bằng ứng dụng Camera (Máy ảnh) mặc định, nhưng khả năng thu phóng vật thể sẽ ấn tượng hơn nhiều với ứng dụng Magnifier chuyên dụng.
Bên cạnh Magnifier, bạn còn có rất nhiều công cụ khác có thể làm việc với nút Side. Chỉ cần mở Settings (Cài đặt) > General (Cài đặt chung), sau đó chọn Accessibility (Trợ năng). Cuộn xuống dưới cùng và chọn Accessibility Shortcuts (Phím tắt trợ năng). Từ danh sách này, bạn có thể gán công cụ bất kỳ hoặc tất cả công cụ dưới đây cho nút Side.
- AssistiveTouch: Đây chính là nút Home ảo trên màn hình. Nó cho phép bạn thực hiện các công việc như mở trình chuyển đổi ứng dụng, khóa màn hình, truy cập Siri, khởi động lại (hoặc tắt) iPhone, điều chỉnh âm lượng và hơn thế nữa.
- Classic Invert Colors (Đảo ngược màu cổ điển): Chức năng này sẽ đảo ngược tất cả các màu của màn hình.
- Color Filters (Bộ lọc màu): Công cụ này giúp người dùng bị mù màu phân biệt các màu sắc, và hỗ trợ người dùng gặp khó khăn trong việc đọc văn bản trên màn hình. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thay đổi màu sắc của màn hình thành màu gì đó hấp dẫn hơn trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn màn hình màu đỏ để sử dụng ban đêm.
- Reduce White Point (Giảm điểm trắng): Tính năng này sẽ giảm cường độ của các màu sáng trên màn hình.
- Smart Invert Colors (Đảo ngược màu thông minh): Tiện ích này sẽ bảo vệ mắt người dùng khi sử dụng điện thoại vào ban đêm. Nó đảo ngược màu sắc của màn hình, ngoại trừ hình ảnh, video và một số ứng dụng sử dụng các kiểu màu tối. Chức năng này khá tương đồng với Dark mode (Chế độ ban đêm) trên iOS.
- Switch Control (Điều khiển công tắc): Tiện ích này cho phép bạn sử dụng iPhone bằng cách tô sáng liên tiếp các mục có thể kích hoạt qua phụ kiện thích ứng trên màn hình.
- VoiceOver: VoiceOver sẽ đọc các mục trên màn hình. Chạm một lần để chọn một mục. Chạm hai lần để kích hoạt mục đã chọn. Vuốt bằng ba ngón tay để chọn.
- Zoom (Thu phóng): Thu phóng sẽ phóng to toàn màn hình. Nó rất thích hợp với những người dùng có thị lực kém, nhất là người lớn tuổi. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn chuyển đổi độ sáng với các cài đặt phù hợp, thậm chí bạn có thể đặt độ sáng thấp hơn mức độ sáng mặc định.
Mặc dù công cụ Magnifier hiển thị ở đây nhưng bạn không thể bật hoặc tắt nó từ danh sách này. Bạn chỉ có thể thực hiện điều đó từ tùy chọn Magnifier (Kính lúp) trong menu Accessibility (Trợ năng) chính.
Trường hợp bạn bật nhiều tùy chọn cùng lúc trên trình đơn Accessibility Shortcuts (Phím tắt trợ năng), khi bạn bấm nút Side ba lần liên tiếp, bạn sẽ thấy trình đơn yêu cầu chọn công cụ bạn muốn sử dụng.
Thêm vào đó, iOS còn một tùy chọn nữa bạn có thể gán cho cử chỉ bấm ba lần nút Side, Guided Access (Truy cập được hướng dẫn). Guided Access cho phép bạn khóa một số thành phần nhất định trên màn hình trước khi giao smartphone cho những người hay táy máy, tò mò. Nhờ vậy, bạn không sợ họ mở những ứng dụng bạn không muốn.
Bạn có thể tìm thấy tùy chọn Guided Access (Truy cập được hướng dẫn) trong trình đơn Accessibility (Trợ năng) chính, và tương tự Magnifier (Kính lúp), bạn không thể vô hiệu hóa hoặc bật nó từ trình đơn Accessibility Shortcuts (Phím tắt trợ năng).
Bây giờ, việc duy nhất bạn cần làm quen là thao tác với nút Side. Để kích hoạt một tiện ích trợ năng, bạn chỉ cần bấm ba lần liên tiếp lên nút Side. Lưu ý, nếu bạn bấm quá nhiều lần, bạn sẽ kích hoạt chức năng gọi nhanh các dịch vụ khẩn cấp Emergency SOS (SOS khẩn cấp), hoặc nếu bạn bấm không đủ, bạn sẽ chỉ khóa màn hình.
Bật nút Home ảo không cần nút Side
Nếu bạn không muốn sử dụng phím cứng cho việc bật nút Home ảo mỗi khi muốn sử dụng, bạn có thể bật nút Home ảo trôi nổi trên màn hình.
Mở ứng dụng Settings (Cài đặt), chọn General (Cài đặt chung), và sau đó chọn Accessibility (Trợ năng). Di chuyển đến phần Interaction (Tương tác), chọn AssistiveTouch và bật công tắc tại tùy chọn AssistiveTouch. Ngay lập tức, nút Home ảo sẽ xuất hiện trôi nổi trên màn hình.
Ca Tiếu (theo GadgetHacks)
Cách chụp ảnh màn hình trên iPhone Xs, Xs Max
Ảnh chụp màn hình có thể giúp hiển thị sự cố, chụp ảnh quan trọng hoặc được sử dụng trong một bài viết như thế này. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chụp ảnh màn hình trên iPhone Xs và iPhone Xs Max.
" alt="Cách sử dụng tiện ích trợ năng trên iPhone mới"/>