Luật cấm phá thai ở Kenya đang khiến cho những phụ nữ nước này khốn khổ để kiểm soát sinh sản và thavangvang、、。
Luật cấm phá thai ở Kenya đang khiến cho những phụ nữ nước này khốn khổ để kiểm soát sinh sản và thai ngoài ý muốn.
Thực tế,ìnhảnhkinhhoàngphíasaubuồngphávang luật cấm phá thai không hề ngăn chặn việc phá thai. Thay vào đó, nó đã ngăn cản việc phá thai an toàn. Rất nhiều phụ nữ Kenya đang phải phá thai chui trong những buồng đen thiếu thốn và mất vệ sinh. Bộ ảnh Sự lựa chọn tội nghiệp của nhiếp ảnh gia Sarah Elliott đã giúp cô giành được rất nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh.
Một bãi rác ở Kibera, khu ổ chuột lớn của Kenya. Ngày nào ở đây người ta cũng bắt gặp những xác bào thai bị vứt bỏ. Một người phụ nữ đang đứng phơi quần áo ngay phía trên bãi rác.
Que thử thai 2 vạch của một cô gái 18 tuổi tại phòng khám ở Kibera. Luật pháp Kenya quy định bất cứ bà mẹ mang thai dùng thuốc, hay bất cứ hình thức nạo, phá nào để giết con đều bị coi là phạm pháp và có thể phải chịu án 7 năm tù.
Một phòng phá thai chuẩn tại Nairobi, Kenya. Các bác sỹ ở đây được đào tạo bài bản và chủ yếu dùng kỹ thuật hút thai để loại bỏ những đứa trẻ không mong muốn. Đây là cách làm an toàn nhất và chỉ mất 15 phút. Kỹ thuật hút thai được khởi xướng bởi hai bác sỹ người Thượng Hải vào năm 1958.
Một phòng phá thai chui được thiết kế bí mật phía sau tiệm thuốc. Người thực hiện phá thai ở đây không hề được đào tạo và học cách hút thai chủ yếu qua lời kể của một người bạn. “Phòng phá thai” này cũng không được tiệt trùng và do đó, tăng khả năng biến chứng khi thực hiện phá thai.
Một phụ nữ 29 tuổi đang hồi hộp chờ bác sỹ thực hiện thủ thuật hút thai.
“Bác sỹ” phá thai ở phòng phá thai chui tại Kibera cho biết: nghèo đói chính là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ Kenya phải phá thai. Ông thường tiêm cho họ ergometrine hoặc oxytocin để ra thai. Mỗi ống tiêm như vậy, ông lấy của họ 2000 - 4000 shilling Kenya (482.000 - 964.000 VNĐ) kèm một lần “khuyến mại” kiểm tra sau khi phá. Hầu hết phụ nữ đều mang ống thuốc về nhà tự sử dụng và chờ đợi đứa trẻ sẽ bị phá đi ra theo đường âm đạo mà không cần sự trợ giúp của bác sỹ hay y tá. Trong ảnh là một đôi găng tay dùng để phá thai được giặt và treo khô để tiếp tục sử dụng lại.
Bác sỹ đang tiến hành tiêm một mũi gây tê vào âm đạo người phụ nữ 29 tuổi để thực hiện thủ thuật hút thai.
Một phụ nữ đang gào thét đau đớn khi các bác sỹ chữa trị vùng kín cho cô. Người phụ nữ này đã tiến hành phá thai chui và bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Một phụ nữ Kenya 46 tuổi cùng con gái trong ngôi nhà của mình. Mặc dù không chồng nhưng cô đã có tới 4 đứa con. Hàng ngày, cô chấp nhận quan hệ tình dục với đàn ông để kiếm tiền. Người ta sẽ đưa cho cô 200 shilling (50.000 VNĐ) để quan hệ tình dục có bao cao su và 500 shilling (120.000 VNĐ) để quan hệ mà không dùng bao cao su. Cô hiện đang mắc HIV nhưng không cho ai biết về chuyện này. 9 tháng trước, cô đã phá thai lần thứ 3 tại một phòng phá thai chui ở Kenya.
Bao cao su ở Kenya rất hiếm hoi. Nhiều người đã phải giặt bao cao su để dùng lại sau khi “xong việc'.
Một cô gái 20 tuổi đang mang thai 6 tháng. Bạn trai của cô cũng đã chia tay khi biết cô mang thai. Gia đình cô gái rất nghèo nhưng cô vẫn định giữ đứa trẻ. Ở Kenya, người ta cho rằng nếu phá đứa con đầu tiên, người phụ nữ sẽ bị vô sinh.
Bức hình mô tả phá thai của một nữ “bác sỹ” đã “hành nghề” phá thai từ năm 1986. Mỗi tháng cô thường thực hiện từ 1-3 ca phá thai chui và lấy mỗi lần 1000 shillings (241.000 VND) . Tuy nhiên cô cũng làm miễn phí cho những phụ nữ không có tiền. “Tháng 12 là tháng bận nhất”, cô cho biết.
Cận cảnh một phòng phá thai chui.
Những dụng cụ các “bác sỹ” ở đây dùng để phá thai.
Một bức hình minh họa ở phòng phá thai chui.
Một cô gái đang nằm nghỉ sau cuộc kiểm tra vùng kín. Cô gái này bị nhiễm trùng sau khi thực hiện phá thai chui.
Góc ban công tầng 3 - nơi gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng sinh sống hơn 10 năm (Ảnh: Mạnh Quân).
"Cường ơi, lên cắt tóc cho chú"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học khoa ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (khóa 8). Ông tốt nghiệp cử nhân năm 1967, được phân công về làm biên tập viên của Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
Gia đình ông chuyển từ khu tập thể Kim Liên đến nhà tập thể Tạp chí Cộng sản trên phố Nguyễn Thượng Hiền.
Thời đó, nhà tập thể Tạp chí Cộng sản thực chất là một căn biệt thự Pháp cổ, diện tích hơn 100m2, có 3 tầng, gồm 8 phòng nhỏ là nơi sinh sống của 8 hộ gia đình là cán bộ, nhân viên công tác tại Tạp chí Cộng sản. Họ dùng chung 2 nhà vệ sinh và bể nước dưới sân.
Gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có 5 người, gồm: Bà (người mẹ thân sinh của Tổng Bí thư), vợ chồng ông bà Nguyễn Phú Trọng - bà Ngô Thị Mận và hai người con, sống trong căn phòng 25m2 trên tầng 3, không bếp, không nhà vệ sinh.
Trong khi đó, nhà ông Cường sinh sống ở tầng một của khu tập thể.
Nhiều lần lên nhà "chú Trọng" chơi, ông Cường nhớ mãi bố trí căn phòng, từ chiếc bàn dựa vào tường đi kèm 2 chiếc ghế, giường, tủ kệ, gác xép lửng, ngách trong nhà cải tạo thành bếp, ban công…
"Ngày xưa, chúng tôi thường gặp gỡ chú Trọng, chuyện trò, thăm hỏi nhau hàng ngày, mối quan hệ thân thiết như những người trong cùng một nhà. Gia đình chú Trọng coi con gái tôi như cháu nuôi, thường gọi lên nhà ăn cơm", ông Cường kể.
Căn phòng 25m2 (nay đã được cải tạo), từng là nơi sinh sống của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông công tác tại Tạp chí Cộng sản (Ảnh: Mạnh Quân).
Dù đã qua nhiều lần tu sửa, căn phòng vẫn giữ nguyên bộ cửa 4 cánh nhìn ra con phố Nguyễn Thượng Hiền (Ảnh: Mạnh Quân).
Trong ký ức của người hàng xóm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "một người khác biệt", sự chân thành toát ra từ con người ông, điển hình của tầng lớp trí thức nho nhã và thanh lịch.
Mỗi lần tóc hơi dài, "chú Trọng" lại gọi: "Cường ơi, lên cắt tóc cho chú". Cả hai ngồi ngoài ban công, vừa cắt tóc, vừa trò chuyện - những câu chuyện giản dị, ấm áp điển hình của một thời xưa cũ.
Trong ký ức của ông Cường, bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư, là người hiền hậu và chất phác. Những bữa cơm giản đơn do bà Mận nấu, đã "nuôi dưỡng" tuổi thơ của những đứa trẻ trong khu tập thể.
Dù sau này đã là vợ của Tổng Bí thư, bà Mận vẫn thường xuyên ghé qua con phố Nguyễn Thượng Hiền để đi chợ. Bà đội chiếc nón cũ, chỉ có những người sinh sống ở đây mới nhận ra, những người xa lạ không hay biết.
"Thỉnh thoảng đi chợ tôi gặp cô Mận. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han chuyện gia đình, sức khỏe và công việc. Hai gia đình dù không còn là hàng xóm, nhưng vẫn gần gũi và thân tình", ông Cường nói.
Trong đám cưới con trai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó là Chủ tịch Quốc hội, chỉ tổ chức nội bộ gia đình, mời hàng xóm ở phố Nguyễn Thượng Hiền và rất ít bạn bè. Ông Cường là một trong số ít khách mời đến dự đám cưới được tổ chức tại Cung văn hóa Việt Xô.
"Gặp lại những người hàng xóm cũ tại đám cưới con trai, chú Trọng dành những cái ôm ấm áp và bắt tay thăm hỏi ân cần. Từ ngày chú chuyển nơi ở khác, tôi cũng thỉnh thoảng đến thăm hỏi sức khỏe gia đình chú", ông Cường nói đây là những dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời mình.
Cầu thang mang dấu vết xưa cũ của "những năm tháng giản dị" (Ảnh: Mạnh Quân).
Căn phòng kỷ niệm đặc biệt
Tháng 8/1991, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, được phân thêm căn phòng 16m2, có thêm phòng bếp và nhà tắm. Căn nhà có vẻ "khang trang" hơn trước, cả gia đình không còn phải dùng chung nhà vệ sinh với hàng xóm.
Sau đó, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm Bí thư Thành ủy Hà Nội, cả gia đình chuyển đến nhà công vụ sinh sống.
Vài năm sau, ông Cường có cơ duyên sở hữu căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình từng sinh sống.
Trải qua gần 30 năm và mấy lần sửa chữa, căn phòng vẫn giữ nguyên được góc ban công đầy lá xanh mát và bộ cửa bốn cánh nhìn ra con phố Nguyễn Thượng Hiền - nơi "chú Trọng" và gia đình thường đứng trò chuyện thân tình cùng những người hàng xóm.
Thỉnh thoảng, trong những cuộc trò chuyện với người thân và bạn bè, ông Cường tâm sự đó là căn phòng kỷ niệm đặc biệt - nơi gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sinh sống nhiều năm.
Ông lưu giữ căn phòng như một kỷ niệm đẹp, giản dị và chan chứa tình người, một không gian ký ức về gia đình của Tổng Bí thư.
Cặp đồng tính nữ châu Á: 'Tình yêu của chúng tôi không có tương lai'
Bạn gái đầu tiên của Ouyang đã nói lời chia tay vì cho rằng mối quan hệ của họ không thể hứa hẹn, chẳng có tương lai và những người sau đó cũng ra đi với lý do tương tự.
Hà Nội tăng nhiệt trước khi đón không khí lạnh vào cuối tuần (Ảnh: Hữu Nghị).
Theo cơ quan khí tượng thủy văn, khoảng ngày 5-6/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất từ đầu mùa sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc, nhiệt độ trung bình ngày giảm xuống dưới 20 độ C.
Từ nay đến ngày 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm và sáng sớm trời rét; khoảng đêm 5-6/12 trời chuyển rét.
Từ ngày 6/12, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết ngày 2/12 các vùng trên cả nước:
Hà Nội: Ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất 16-18 độ C; nhiệt độ cao nhất 24-26 độ C.
Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, đêm không mưa; sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, gió nhẹ; sáng trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C, có nơi dưới 13 độ C; nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, không mưa; ngày nắng, gió nhẹ; sáng trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 14 độ C; nhiệt độ cao nhất 23-26 độ, có nơi trên 26 độ C.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế:Sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng; sáng trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C; nhiệt độ cao nhất 24-27 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiều mây, có mưa rào vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3.
Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ, có nơi trên 24 độ C; nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.
Tây Nguyên: Có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3.
Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C; nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.
Nam Bộ: Có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3.
Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C; nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C.
最新评论