Hai vợ chồng Lê Thế Song từng làm cho tổ chức phi chính phủ, chuyên về các vùng quê, tìm kiếm các nhân tố tài năng, đào tạo thành những nòng cốt văn nghệ phục vụ chính cộng đồng. Từ công việc này, Lê Thế Song biết thêm nhiều câu ca, điệu hát, tích trò… ở những vùng quê từng đặt chân đến. Tâm nguyện "muốn làm gì đó cho nghệ thuật truyền thống" thôi thúc anh viết nhiều kịch bản, dàn dựng nhiều chương trình phục vụ người dân thôn quê.
Gắn bó nhiều năm với công việc này, Lê Thế Song cùng bà xã đặt chân đến mọi miền Tổ quốc. Những chuyến đi ấy giúp anh có thêm trải nghiệm và đến gần hơn với di sản văn hóa quý báu của ông cha. Vốn di sản ấy tích lũy ngày càng dày, thôi thúc anh nghĩ đến những điều lớn lao hơn.
Đến nay, Thạc sĩ Lê Thế Song có gần 50 tác phẩm sân khấu từ tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, được dàn dựng tại nhiều nhà hát chuyên nghiệp. Trong đó, nhiều vở diễn giành giải Vàng, Bạc tại các liên hoan sân khấu chuyên nghiệp như: Dâu bể một kiếp tằm, Thượng thiên thánh Mẫu, Tình sử Thăng Long, Thiên duyên huyền tích... Lê Thế Song bảo đó là “vốn quý” khi anh bén duyên và nỗ lực sáng tạo nghệ thuật theo kim chỉ nam: “Gìn giữ truyền thống trong lối tư duy hiện đại”.
Không những thế, Lê Thế Song còn thành công với vai trò biên kịch những sự kiện lớn như: SEA Games 31, Lễ hội hoa Đà Lạt 2023, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023, hay tổng đạo diễn chương trình Lễ công bố quyết định ghi danh "Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023. Sau sự kiện, UBND huyện Văn Yên đã trao tặng bằng khen cho Lê Thế Song và ê-kíp thực hiện.
Chia sẻ về sự kiện lớn này, Lê Thế Song cho biết, nhờ “nguồn vốn” về văn hóa truyền thống tích lũy nhiều năm, anh không bị "ngợp" khi đảm nhận vai trò tổng đạo diễn những chương trình lễ hội văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Anh khéo léo đan xen giữa văn hóa truyền thống với hiện đại trong các chương trình nghệ thuật.
“Tôi thực hiện chương trình với ý nghĩa bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn, đồng thời có những tư duy hiện đại trong dàn dựng, vũ đạo, âm nhạc và hiệu ứng ánh sáng, song vẫn đảm bảo sự kế thừa truyền thống, đúng nghi lễ trang nghiêm và giá trị văn hóa đặc sắc của người Việt”, Lê Thế Song chia sẻ.
Để chương trình mang tính sử thi, ấn tượng và ca ngợi sự đổi mới vùng đất quế Văn Yên, Lê Thế Song nghiên cứu, khảo sát thực tế, tìm hiểu văn hóa dân gian các dân tộc Văn Yên (Yên Bái) và nghi lễ Múa Then người Tày độc đáo trong lễ rước Mẫu...
Đặc biệt, cùng với những tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa bản địa, Lê Thế Song thường có những sáng tác riêng cho mỗi lễ hội. Nhờ đó, mỗi lễ hội do anh viết kịch bản hoặc biên kịch kiêm tổng đạo diễn đều có dấu ấn, bản sắc riêng, câu chuyện nghệ thuật riêng, mới lạ, hấp dẫn, không trùng lặp.
Như với lễ hội Đền Đông Cuông, anh sáng tác tác phẩm Đông Cuông mở hội đền thiêngmang âm hưởng dân gian hòa quyện giữa chèo và chầu văn. Với chương trình nghệ thuật khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam, anh lại sáng tác một ca khúc rap trẻ trung sôi động Hà Nam bừng sáng.
Lê Thế Song mê dựng chương trình cho các lễ hội, bởi đó là cách anh lan toả những giá trị văn hoá của cha ông. Tất nhiên, sân khấu là thánh đường anh vẫn luôn đau đáu trong giấc mơ. ''Sắp tới, tôi sẽ kết hợp với đạo diễn, NSND Tự Long dàn dựng vở chèo về đề tài chiến tranh cách mạng, chiến tranh biên giới…'' - anh nói.
Anh chia sẻ: “Nghề đạo diễn rất khó bởi không thể làm việc đơn lẻ mà với nhiều người cùng cá tính khác nhau, phải làm sao để kích thích niềm cảm hứng sáng tạo cho họ và khó hơn là để mọi người tin mà đồng hành trên con đường sáng tạo với mình. Ðiều quan trọng nhất là phải ý thức rõ về trách nhiệm và bổn phận đối với công việc, không vì tiếng tăm, thương hiệu mà vì khán giả và những người tin tưởng trao chương trình cho mình. Tất cả cùng vì chương trình để lại dấu ấn và cảm xúc, mang tới giá trị trong đời sống tinh thần và nhận thức của người xem”.
Hôn nhân của nghệ sĩ đàn bầu xinh đẹp từng diễn ở 80 quốc giaLà nghệ sĩ, giảng viên đàn bầu có chỗ đứng trong lòng khán giả, NSƯT Lệ Giang đôi lúc thấy đau xót khi nhiều tài năng phải bỏ dở đam mê vì cơm áo gạo tiền." alt=""/>Đạo diễn Lê Thế Song sẽ cùng NSND Tự Long dựng chèo về đề tài chiến tranhSau phần thi phỏng vấn kín, các đội bước vào thử thách chính là trình diễn trang phục dân tộc. Mở đầu là phần trình diễn của đội Thủy Tiên, tiếp theo là đội Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, Mai Ngô.
Thí sinh Nguyễn Tường San đội Thủy Tiên xuất hiện đầu tiên trong bộ trang phục Khảm văn của NTK Nguyễn Vĩnh An. Tiếp đến là Nguyễn An Nhi - thí sinh được BGK đánh giá có phần trình diễn tự tin, thể hiện tốt tinh thần của bộ trang phụcChiến thần Lạc Việtcủa NTK Lương Minh Đức.
Thí sinh cuối cùng là Nguyễn Thiên Hân xuất hiện trong bộ trang phục Long mạchcủa NTK Võ Thành Đạt. Nhìn chung, 3 thí sinh đội Thủy Tiên đã truyền tải được tinh thần của bộ trang phục qua những bước catwalk vừa bản lĩnh vừa tự tin.
Lượt thi thứ 2 là phần thể hiện của đội HLV Quỳnh Châu với 2 thí sinh. Đỗ Tây Hà được nhận xét kiểm soát cảm xúc tốt vì khoác trên mình bộ trang phục Điệu xòe Tây Bắcnặng 30kg của NTK Trần Thanh Tâm.
Còn thí sinh Trần Quân diện thiết kếNon xanh nước biếc của Nguyễn Duy Hậu. Phần thể hiện của đội Quỳnh Châu tái hiện hình ảnh người phụ nữ duyên dáng trong trang phục dân tộc mang đậm giá trị truyền thống văn hoá của Việt Nam.
Tiếp đến là phần thi của đội HLV Quỳnh Hoa với 3 thành viên đều diện trang phục của NTK Lê Long Dũng – Thân Nguyễn An Kha. Thí sinh Đan Tiên bước ra trong sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả với bộ trang phục Cô Đôi Thượng Ngàn. Cô được BGK nhận xét có phần thể hiện tốt.
Sau Đan Tiên là Chung Khiết Anh trong bộ trang phục Việt Nam rực rỡ gấm hoa.Cuối cùng là phần thể hiện của Nguyễn Trang Nhung được BGK đánh giá catwalk và cảm nhạc tốt, thể hiện đúng tinh thần bộ trang phục Ngọc Viễn Đông. Phần trình diễn của đội HLV Quỳnh Hoa khơi dậy giá trị truyền thống của di sản văn hóa Việt Nam.
Phần trình diễn trang phục dân tộc của đội Quỳnh Hoa:
Cuối cùng là phần thể hiện của đội HLV Quỳnh Mai với 4 thành viên lần lượt là: Trần Huy Hoàng trong bộ trang phụcCò lả; Nikkie Song Phúc trong thiết kế Bạch công vũ; Nguyễn Hà Dịu Thảo trong thiết kế Bạch liên vũ thủy; Mỹm Trần trong thiết kế Bánh trôi nước. Phần thể hiện uyển chuyển, nhẹ nhàng của đội Mai Ngô đã mang đến vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao, nền nã đại diện cho phụ nữ Việt Nam.
Kết thúc phần thi, chiến thắng thuộc về đội HLV Quỳnh Hoa. 3 thí sinh của đội Quỳnh Hoa được BGK đánh giá có phần trình diễn tốt, thể hiện đúng tinh thần của trang phục dân tộc khoác trên người. Theo đó, đặc quyền của đội chiến thắng sẽ được thể hiện lại trong đêm bán kết.
Công bố kết quả đội thắng trong tập 6
Trong tập này, không có thành viên nào bị loại. Tuần sau các thí sinh bước vào đêm bán kết. Chặng hành trình tìm ra chủ nhân của chiếc vương miện Hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2023 sắp kết thúc.
Thắm Nguyễn
Người đẹp 18 tuổi, cao 1m79, eo 56cm thi Hoa hậu Chuyển giới Việt NamThí sinh Nguyễn Tường San năm nay mới 18 tuổi, sở hữu chiều cao ấn tượng 1m79, cùng vẻ đẹp ngọt ngào khi tham gia Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023." alt=""/>Top 12 Hoa hậu chuyển giới Việt Nam gây chú ý khi để mặt mộcTIN BÀI KHÁC:
Phụ nữ Nhật phát cuồng vì khỉ đột 'đẹp trai'" alt=""/>Rộ tin đồn Bắc Kinh dời trung tâm hành chính ra khỏi thành phố