当前位置:首页 > Công nghệ > Xúc động khoảnh khắc Duy Mạnh cắm cờ tái hiện ký ức Thường Châu 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’
Theo ngôn ngữ chuyên môn, Tilly đã biết vận dụng kiến thức, kỹ năng ở trường vào một bối cảnh thực tế. Những gì em học được không chỉ nằm yên dưới dạng kiến thức trong đầu, mà đã thể hiện qua việc nhận biết cơn sóng thần đang đến, từ đó thúc đẩy hành động. Cô bé đã vượt qua cấp độ tư duy thứ nhất là "nhận biết".
Tôi muốn kể ra chuyện này để dẫn dắt chúng ta đến với hoàn cảnh của những thế hệ bạn bè cùng trang lứa Tilly ở Việt Nam.
Trước khi có Chương trình phổ thông 2018, học sinh ở Việt Nam đều học giống nhau, cố gắng nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu, và não bộ của mỗi người chỉ như một ổ cứng máy tính. Đến khi cần, chẳng hạn trong các kỳ thi, chúng ta lại mang ra, tái hiện những gì đã nhập vào trước đó. Các cuộc thi thực chất chỉ là kiểm tra trí nhớ, mà đầu vào là kiến thức, đầu ra vẫn là kiến thức. Thay vì cần hiểu bản chất khoa học của vấn đề, thầy trò đánh đố nhau bằng các bài toán rắc rối và đầy mẹo mực.
Vì thế, khi gặp một tình huống hay một hoàn cảnh mới chưa có trong sách giáo khoa, nhiều học sinh cảm thấy lúng túng. Trong quá trình giải các bài toán phức tạp, tư duy các em phát triển, nhưng chỉ ở dạng thô sơ. Điều này một phần lý giải tại sao, là một trong những nước thuộc tốp các quốc gia có nhiều học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, nhưng Việt Nam chưa có giải Nobel, chưa có nhiều đóng góp vào những giá trị chung cho thế giới, chưa có những thương hiệu mang tầm vóc toàn cầu.
Nhưng tình hình được kỳ vọng thay đổi với sự ra đời của Chương trình phổ thông 2018. Thế hệ học sinh mới sẽ được học theo cách Tilly học mười năm trước. Các em không còn bị nhồi nhét kiến thức mà thay vào đó, năng lực và khả năng tư duy sẽ được hình thành theo từng cấp độ thông qua các hoạt động học tập.
Chương trình giáo dục mới được thiết kế để hình thành con người với những phẩm chất, năng lực nhất định, không phải là một bản liệt kê mục lục các môn.
Kết quả của chương trình giáo dục mới không phải là học sinh thu lượm được bao nhiêu kiến thức, mà là học sinh có được phẩm chất và năng lực gì. Biểu hiện của năng lực được đánh giá qua chỉ báo ở mỗi môn học, theo lý thuyết khảo thí. Vì vậy, đề tham khảo tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 không còn yêu cầu tính toán phức tạp, mà đi sâu vào việc đòi hỏi học sinh hiểu bản chất vấn đề. Thay cho các mệnh lệnh khô khan là các bối cảnh có ý nghĩa trong thực tế và khoa học, đủ để các em thể hiện năng lực của mình.
Ví dụ, để hỏi về trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi, đề thi dùng bối cảnh ở vùng Manchester nước Anh. Trước năm 1848, khi môi trường chưa bị ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng, quần thể bướm sâu đo sống trên thân cây chủ yếu là các cá thể màu sáng, chỉ một vài cá thể màu sẫm. Từ năm 1848 trở đi, khi môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi than, thân cây bạch dương chuyển màu sẫm, khoảng 50 năm sau, số lượng cá thể màu sẫm chiếm khoảng 98% trong quần thể.
Thay vì tính độ phóng xạ đơn thuần, đề thi lấy bối cảnh các bác sĩ đã dùng nguyên tố phóng xạ nào để xạ trị ung thư, và tỉ lệ lắng đọng của nguyên tố phóng xạ trong cơ thể là bao nhiêu. Thay vì bỏ hòn bi nóng đỏ vào cốc nước, học sinh sẽ phải tính lượng nhiệt tỏa ra từ hệ thống sưởi bằng nước nóng trong trường học.
Chính vì cách tiếp cận mới, theo đúng các tiêu chí của bài thi đánh giá năng lực, nên hình bóng của đề thi cũ không còn. Kiên trì với chương trình giáo dục phổ thông mới, nghĩa là chúng ta bắt đầu một kỷ nguyên mới trong giáo dục: không buộc học sinh ôn luyện các bài toán phức tạp và vô nghĩa, mà dẫn dắt các em tìm hiểu bản chất của vấn đề trong vai nhà khoa học.
Dù vậy, mọi ý tưởng mới và hay, khi đưa vào thực tiễn đều vấp phải rất nhiều khó khăn. Chương trình phổ thông 2018 hiện cũng đối mặt với nhiều vấn đề ngổn ngang trong quá trình triển khai. Nhưng nếu được thực hiện đúng chủ trương đã đề ra, tôi tin nền giáo dục mới sẽ tạo ra những thế hệ trẻ như Tilly Smith, học để sống, chứ không chỉ học để thi.
Đào Tuấn Đạt
" alt="Học để sống hay học để thi?"/>Cô gái còn gặp những người trẻ như ca sĩ- nhạc sĩ Phạm Phương Thảo, người đã viết những ca khúc về 10 cô gái Đồng Lộc với mong muốn đặt mình vào các cô để có cảm xúc viết nên ca khúc ca ngợi Mười đoá hoa sen…
Bộ phim của hai đạo diễn Dương Lan Hương - NSƯT Phùng Lê Anh Minh quay ở 5 tỉnh miền Trung, 2 tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 150 diễn viên, điểm nhấn là sự tham gia của nhân chứng lịch sử, các diễn viên tên tuổi như Văn Báu, Quách Thu Phương, các giọng ca gạo cội như NSND Thu Hiền, NSND Quốc Hưng, NSƯT Phạm Phương Thảo, các ca sĩ trẻ như Vũ Thắng Lợi, Nguyễn Thu Hằng.
Phim không chỉ để lại rất nhiều xúc cảm cho người xem mà còn mang giá trị tư liệu đặc biệt khi trên đường tìm cha, cô gái đã gặp gỡ những nhân chứng lịch sử với những câu chuyện vô cùng xúc động, khiến người xem rơi nước mắt. Bên cạnh đó những cảnh quay đại cảnh được các đạo diễn thực hiện vô cùng công phu, đẹp mắt, nhiều cảnh quay xúc động, tỉ mỉ còn đem đến ấn tượng không thua kém gì những phim điện ảnh về chiến tranh.
Đạo diễn Dương Lan Hương cho biết, bộ phim được phát triển từ phim ca nhạc "Hồn ngàn thu” của ca sĩ Nguyễn Thu Hằng đã phát hành năm 2021 và để lại nhiều dấu ấn. “Trên chất liệu đã có tôi muốn viết câu chuyện dài hơi hơn trên cái tứ đó, để câu chuyện dày dặn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn trong phim” – nữ đạo diễn cho biết.
Nguyễn Thu Hằng cũng chính là người đảm nhận vai cô con gái đi tìm cha và là giọng ca chính của phim. Chính vì thế, quán quân Sao Mai có nhiều cảm xúc để hoá thân vào nhân vật, khi là một cô gái trong sáng hồn nhiên, lúc là người con hiếu thảo mang nặng tâm tư với những niềm tự hào, thương cảm về cha. Cảnh cười, cảnh khóc đều được Nguyễn Thu Hằng thể hiện tốt không kém diễn viên chuyên nghiệp. Chiếc khăn dù của người cha gửi về ngày trước được cô con gái mang theo suốt hành trình, là một đạo cụ được Nguyễn Thu Hằng tận dụng rất tốt trong việc biểu lộ trạng thái cảm xúc của mình.
Đoàn phim quay trong 16 ngày, 2/3 thời gian là quay đêm, có những ngày dầm mưa rét vùng núi cao phía Bắc, đường lầy lội, phải bám dây thừng trèo đèo lội suối, có những ngày băng qua đồi cát nắng cháy Quảng Bình, không chỉ thế còn phải hít rất nhiều khói bụi trong các cảnh tạo hiệu ứng bom rơi đạn nổ. “Trong thời tiết khắc nghiệt như thế, mọi người vẫn tràn đầy năng lượng, cố làm việc tốt. Bản thân tôi rất tự hào khi tham gia dự án này, tôi đã gắng hết sức mình để góp phần làm nên nén tâm nhang gửi đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền hoà bình đất nước” - Nguyễn Thu Hằng chia sẻ.
Nguyễn Thu Hằng cũng nói thêm, quá trình làm phim, vào vai nhân vật người con là quá trình cô học được những bài học lịch sử giá trị, biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu cho hoà bình, vì vậy, dù vất vả bao nhiêu cô cũng không thấy thấm gì với những mất mát mà cô nghe, thấy và đặc biệt hơn là nhập vai người con đi tìm cha đã hy sinh.
Người mẹ trẻ chấp nhận xa con nhỏ 2 tuổi, lao động hăng say nghiêm túc đã nhận được sự ủng hộ, khen ngợi, hỗ trợ đồng hành từ các nghệ sĩ lớn, hết lòng yêu mến cô.
Sau khi phim ca nhạc Theo dấu chân cha lên sóng, rất nhiều đồng nghiệp và người xem đã gửi lời chúc mừng tới Nguyễn Thu Hằng. Nữ ca sĩ trẻ cho biết, có khán giả inbox cô khen ngợi bộ phim và cho biết đã rơi nước mắt vì quá cảm động. Cô đã thức rất muộn để đọc những chia sẻ của mọi người đối với mình và bộ phim. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của người nghệ sĩ.
Nguyễn Thu Hằng là gương mặt trẻ nhất giành giải Quán quân trong lịch sử cuộc thi Sao Mai khi vừa tròn 17 tuổi. Cũng trong năm này, Nguyễn Thu Hằng đã tốt nghiệp loại xuất sắc hệ trung cấp 4 năm chuyên nghiệp tại Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Hiện cô đang là giảng viên của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2018, Nguyễn Thu Hằng vinh dự là một nghệ sĩ trẻ được tặng giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ Đô, là một giải thưởng cao quý trao tặng cho những thanh thiếu niên có thành tích tốt trong các lĩnh vực.
Sao mai Thu Hằng ra MV mới đậm hơi thở Tây Bắc" alt="Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thu Hằng ấn tượng trong phim 'Theo dấu chân cha'"/>Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thu Hằng ấn tượng trong phim 'Theo dấu chân cha'
"Quả chuối dán tường" là một trong số sáng tác thể hiện phong cách đặc trưng của Maurizio Cattelan. Ông được coi là ''gã hề của giới nghệ thuật'', thường giới thiệu những tác phẩm mang tính châm biếm, theo trang tin của phòng trưng bày Marian Goodman Gallery.
* Loạt tác phẩm kỳ lạ của Maurizio Cattelan
Tuổi thơ khó khăn, những trải nghiệm vất vả ngày trẻ tạo nên một ''kẻ nổi loạn trong nghệ thuật'', theo The Art Story.
Nghệ sĩ 64 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Padua, miền Bắc Italy trong một gia đình khó khăn, có cha là tài xế xe tải, mẹ làm giúp việc. Thuở nhỏ, ông luôn sống lạc lõng, thường bị điểm kém lúc đi học. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Klat năm 2010, Cattelan cho biết thường phải đấu tranh để có quyền tự chủ, giải phóng bản thân khỏi sự giáo dục của gia đình.
Do không thích đến trường, Cattelan quyết định nghỉ học trung học và đi làm tại một số nơi như bưu điện, nhà bếp, nhà xác. Sau một thời gian, ông thấy chán ghét sự đơn điệu của những công việc chân tay. Năm 18 tuổi, ông chuyển đến Forlì, Italy, bắt đầu tạo ra một số tác phẩm. Ông chụp bốn bức ảnh, đặt tên cho chúng và gửi đến những phòng trưng bày ở New York. "Đó là nơi tôi muốn đến'', Cattelan từng nói.Nghệ sĩ nhận được ba phản hồi, trong đó chỉ phòng trưng bày Neo đồng ý triển lãm tác phẩm của ông, khiến cuộc sống Cattelan thay đổi hoàn toàn.
Đời thăng trầm của tác giả 'quả chuối dán tường giá triệu USD'
Nhận định, soi kèo Mumbai City vs East Bengal, 21h00 ngày 31/1: Nỗ lực bảo toàn vị thế
Anh Nguyễn Duy Khang (trú tại quận 3, TP.HCM) cho biết, học sinh hiện nay phải tự di chuyển rất nhiều nơi để học chính khoá, học thêm,…. Trong khi hầu hết phụ huynh khá bận rộn nên không thể thường xuyên đưa đón, hoặc vì lý do gì đó đến trễ sẽ ảnh hưởng đến việc học của các con.
“Học sinh sử dụng xe máy để đi học là nhu cầu có thật. Việc cho phép học sinh dùng mô tô sẽ giúp các con chủ động hơn nhiều. Điều này vừa giúp giảm mật độ phương tiện giao thông trên đường, vừa góp phần giảm tình trạng kẹt xe vào những khung giờ tan học", anh Khang nói.
Còn anh Đinh Văn Trường (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cũng cho rằng, hiện nay các cháu cấp 3 đã cao to và sức khoẻ không kém gì người trưởng thành. Nếu được học luật và sát hạch đến nơi đến chốn thì hoàn toàn có khả năng điều khiển xe tốt.
“Gia đình nào bây giờ đều có xe máy trong nhà, khi cần các cháu lấy sử dụng luôn cũng tốt vì không phải ai cũng sẵn tiền sắm thêm cho các cháu 1 chiếc xe dưới 50cc hoặc xe điện để đi học được”, anh Trường chia sẻ.
Có góc nhìn khách quan hơn, chị Phùng Thảo (trú tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM) có con đi du học New Zealand cho biết, chị cũng đồng tình với việc giảm độ tuổi lấy bằng lái xe, tuy nhiên, cần phải có biện pháp siết quy định thi lấy bằng để đảm bảo an toàn.
“Theo tôi, việc siết quy định thi để nâng cao chất lượng quan trọng hơn là yếu tố độ tuổi như hiện nay. Con tôi đang ở nước ngoài đã phải học và thi bằng lái xe rất nghiêm túc. Nếu 16 tuổi các con đã được thi lấy GPLX mô tô thì cũng cần phải siết chặt khâu sát hạch để cháu nào thực sự đủ điều kiện mới cho chạy xe”,chị Thảo bày tỏ quan điểm với VietNamNet.
Dù không được phép nhưng tình trạng học sinh cấp 3 sử dụng các mẫu xe trên 50cc diễn ra rất phổ biến. (Ảnh minh hoạ) |
Tuy vậy, ngoài những ý kiến đồng tình thì không ít phụ huynh tỏ ra quan ngại khi các cháu cấp 3 đã được sử dụng loại mô tô có dung tích đến 175cc.
Dẫn chứng từ rất nhiều vụ việc các “quái xế” tụ tập đua xe, lạng lách, bốc đầu diễn ra gần đây mà hầu hết là những học sinh cấp 2-3, anh Hoàng Minh Thành (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Xe máy từ 100 cc trở lên đã có tốc độ rất khủng khiếp. Hiện nay nhiều cháu chưa được phép cầm lái các phương tiện ấy mà còn dám mang xe đi đua, không mũ bảo hiểm,...như vậy thì nếu “mở toang” ra cho sử dụng, không biết tình hình trật tự an ninh còn xấu tới đâu."
"Đừng lấy chuyện các con tiện đi học để biện minh vì học sinh hoàn toàn có thể đi xe buýt, xe máy dưới 50cc, xe đạp điện hay thậm chí xe đạp thường càng khoẻ người. Trẻ chưa đủ 18 tuổi mà điều khiển xe có dung tích xy-lanh lớn là rất nguy hiểm, không chỉ cho chính mình mà còn những người đi đường khác”, anh Thành thẳng thắn nêu ý kiến.
Đồng tình với ý kiến trên, chị Lê Thị Hồng Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) đặt vấn đề, người không đủ 18 tuổi chưa có đủ quyền và nghĩa vụ nhất định trước pháp luật. Thế nên, nếu cho phép cấp GPLX cho các đối tượng này thì trường hợp xấu xảy ra, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
"Ở cấp học phổ thông, học sinh đều được học về Luật Giao thông đường bộ cũng như các tình huống trên đường trong các tiết học ngoại khoá, vậy mà vẫn rất nhiều em trong độ tuổi này ngang nhiên vi phạm. Tôi cho rằng, nên tăng cường giáo dục ý thức và siết chặt xử phạt thay vì vẽ đường cho hươu chạy như vậy", chị Hồng Anh bày tỏ.
Theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên được đi xe máy dưới 50 cc (không cần GPLX) và từ 18 tuổi trở lên mới được học và thi cấp GPLX hạng A1 để đi xe mô tô từ 50-175 cc.
Tuy nhiên, chiều tối nay, theo Nghị quyết số 37 ngày 16/3 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành, Chính phủ quyết nghị "chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; rà soát, đề xuất xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; báo cáo Thủ tướng những vấn đề mới phát sinh".
Hoàng Hiệp - Minh Khôi
Bạn có góc nhìn nào về đề xuất trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá xăng dầu tăng cao đã khiến hầu bao của cánh tài xế bị thâm hụt đáng kể sau mỗi lần “lướt” qua cây xăng. Có người ngỡ ngàng khi giá trị của câu "đầy bình" đã cao hơn hôm trước đến vài trăm nghìn đồng.
" alt="Hạ tuổi cấp bằng lái xe máy: Phụ huynh lo 'vẽ đường cho hươu chạy'"/>Hạ tuổi cấp bằng lái xe máy: Phụ huynh lo 'vẽ đường cho hươu chạy'
Theo khảo sát của Cục Quản lý Đường cao tốc và An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ, thì: 24% các vụ va chạm ô tô liên quan đến các cuộc trò chuyện qua điện thoại di động. Khả năng xử lý hình ảnh chuyển động của một người giảm tới 33% khi nói chuyện điện thoại. Những người lái xe nói chuyện trên điện thoại di động có thể bỏ lỡ tới 50% những gì xung quanh họ.
Đại học Utah đã tổ chức một nghiên cứu những người lái xe trong tình trạng say xỉn, cho thấy họ ít nguy hiểm hơn những người nói chuyện điện thoại khi lái xe. Nghiên cứu này cũng cho thấy nhiều người sử dụng điện thoại di động bị tai nạn hơn so với người lái xe say rượu và không có sự khác biệt giữa điện thoại cầm tay hoặc thiết bị rảnh tay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Touro nhận thấy mức độ suy giảm chức năng giữa người lái xe say rượu và người sử dụng điện thoại rảnh tay là gần bằng nhau. Thậm chí, khi thử nghiệm, người lái xe say rượu đã hoàn thành khóa học lái xe tốt hơn so với người lái xe nói chuyện điện thoại bằng thiết bị rảnh tay !
Đấy, thế mà chúng ta cứ cứ say sưa xét nghiệm độ cồn (đến cả em nữ sinh đi xe máy bị xe hơi đâm tử thương kia cũng không thoát), rồi rảnh tay lại buôn điện thoại cả ngày. Hãi hùng nhất là ngồi trên mấy xe limousine "chất lượng cao" chạy liên tỉnh, trang bị cả wifi miễn phí trên xe, bác tài cứ vừa lái vừa gọi khách vừa tranh thủ rủ nhau đi nhậu!
Thủy Phạm
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
“Cuồng mèo”
Nguyễn Hồng Nhân (SN 1991, quận 7, TP.HCM) tự nhận mình là người cuồng mèo. Bởi, anh “yêu loài thú cưng này bằng tình yêu cuồng dại, bất chấp”. Tuy vậy, trước đây Nhân vốn không thích mèo.
Khi còn là một cậu bé, Nhân chỉ thích những chú cún con. Thế nhưng, sau thời gian đi nghĩa vụ quân sự, nam thanh niên có sự thay đổi đột ngột. Anh chuyển sang yêu mèo, tìm mọi cách cứu hộ, chăm sóc thú cưng được người nuôi gọi bằng cụm từ “hoàng thượng”.
Nhân chia sẻ: “Trong lúc hành quân cùng đơn vị, dọc đường, tôi thấy nhiều con mèo bị chủ bỏ rơi”.
“Thấy chúng ốm yếu, đáng thương, tôi mang về chăm sóc, nuôi nấng. Trong số này có cả những con mèo đang mang thai. Tôi nuôi và đỡ đẻ cho chúng. Sau đó, tôi lại mớm sữa, cho mèo con ăn dặm… nhìn chúng lớn từng ngày. Cứ thế, tôi có tình cảm đặc biệt với loài mèo”, anh nói thêm.
Năm 2016, Nhân xuất ngũ và mang theo tình yêu thương loài mèo trở về nhà. Anh thường rong ruổi trên các tuyến đường để tìm kiếm, cứu hộ những con mèo hoang, bị chủ vứt bỏ.
Nam thanh niên đem chúng về những cái kho chưa được sử dụng gần nhà nuôi nấng, chăm sóc. Khi vật nuôi ổn định sức khỏe, Nhân tìm kiếm cho chúng chủ nhân mới.
Tuy vậy, công việc đầy nhân văn này của Nhân không được sự ủng hộ của gia đình. Sau khi đi nghĩa vụ về, Nhân tiếp tục đi làm với mức lương khiêm tốn. Mức lương này khiến anh gặp không ít khó khăn trong việc cứu hộ, chăm sóc mèo hoang.
Thấy con trai nhịn ăn nhịn uống để dành tiền chăm mèo hoang, cha mẹ Nhân không đành lòng. Nhân kể: “Có lần ba tôi hỏi: “Con làm như vậy có cảm thấy hạnh phúc không?”. Tôi trả lời: “Con thấy rất hạnh phúc””.
“Nghe vậy, ba tôi nói: “Con nhịn ăn nhịn uống để làm như vậy là nô lệ của hạnh phúc chứ không phải hạnh phúc thực sự. Con nên tập trung làm việc, kiếm tiền. Khi nào ổn định cuộc sống, có tiền rồi hãy làm việc thiện cũng chưa muộn””, nam thanh niên kể thêm.
Nhân không đồng tình với quan điểm của ba. Anh vẫn tiếp tục công việc của mình cho đến khi những nhà kho trống bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác. Lúc này, Nhân mới nhận thấy rằng cứu hộ mèo hoang theo kiểu tự phát như vậy sẽ không đem lại kết quả, không có sức lan tỏa.
Dựng “nhà trẻ”, đỡ đẻ cho mèo hoang
Nam thanh niên quyết định tìm kiếm, quy tụ những người cùng niềm đam mê cứu hộ, chăm sóc mèo hoang. Anh thành lập, xây dựng, phát triển hội Cuồng Mèo Cat Fanciers Club lớn mạnh. Nơi đây tập trung những người yêu mèo, sẵn sàng cứu hộ, chăm sóc loài thú cưng đáng yêu này.
“Khi hội thành lập, chúng tôi có quỹ để thực hiện, duy trì hoạt động mua thức ăn, thuốc men, vật dụng cần thiết cho việc cứu hộ, chăm sóc mèo hoang. Chúng tôi cũng đem các vật dụng này đến phát, tặng cho các trạm cứu hộ mèo”, Nhân chia sẻ.
Những lần đi cứu hộ, chăm sóc mèo khiến Nhân thêm hiểu rõ và yêu hơn loài vật nuôi thân thuộc với con người này. Thế nên khi nhận thấy nhiều “hoàng thượng” thiếu sân chơi, thậm chí bị chủ xích, nhốt trong lồng, cũi, Nhân rất xót xa.
Anh quyết định cải tạo, dành hẳn một phần ngôi nhà của mình để làm “nhà trẻ” cho mèo. Tại đây, những chú mèo được vui chơi, chăm sóc một cách bài bản, tự nhiên nhất.
“Nhà trẻ” cũng sẽ huấn luyện mèo biết đi vệ sinh đúng chỗ, rèn luyện thể chất, thay đổi tính tình, thậm chí “điều trị” bệnh sợ độ cao… Đặc biệt, Nhân còn sáng tạo, huấn luyện mèo có thể ngồi trên yên xe máy, theo chủ đi dạo phố, đi phượt… đặc tính gần như chỉ thấy ở loài chó.
Nam thanh niên chia sẻ: “Tôi dựng nhà trẻ cho mèo với mục đích hỗ trợ những người yêu mèo, thích nuôi mèo. Thông qua nhà trẻ, tôi muốn mọi người có thêm kiến thức về loài mèo, thêm yêu loài vật nuôi này và giúp chúng được tận hưởng cuộc sống của mình một cách tự nhiên nhất”.
Tại đây, Nhân cũng nhận luôn công việc đỡ đẻ cho các “hoàng thượng”. Để làm việc này, Nhân mày mò nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm từ các bác sĩ thú y trong các trạm cứu hộ động vật.
Sau này, khi nhận thấy cần phải có chuyên môn để có thể chăm sóc tốt nhất cho loài thú cưng anh yêu thích, Nhân quyết định học và đã tốt nghiệp ngành thú y.
Dành tình cảm rất lớn cho loài mèo, nam thanh niên luôn muốn chúng có cuộc sống tốt nhất. Mỗi ngày, anh vùi mình trong công việc chăm sóc những thú cưng này. Ngoài việc cho ăn, dọn vệ sinh, Nhân còn sáng chế, thiết kế các mô hình, đồ chơi cho mèo.
Hiện nay, ngoài là Hội trưởng Hội Cuồng Mèo Cat Fanciers Club, Nhân còn là Phó Chủ tịch Hội VietNam Feline Club. Đây là tổ chức con của WCF world cat federation (Liên Đoàn Mèo Thế Giới). Thế nên, Nhân liên tục tổ chức, đưa loài thú cưng này đi tham gia các sự kiện trong nước, quốc tế.
Anh nói: “Tôi thấy người Việt Nam đa số yêu chó hơn mèo nên chúng thường bị bỏ rơi nhiều hơn. Vì vậy, tôi thấy mèo rất đáng thương. Tôi cố gắng cứu hộ, thay đổi nhận thức của mọi người về loài vật nuôi đáng yêu, gần gũi này”.
“Sau những lần đi cứu hộ mèo, hỗ trợ các trạm cứu hộ miễn phí, tôi tổ chức các sự kiện cho mèo. Tới đây, tôi sẽ đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi mèo ở Đông Nam Á. Tiếp đó, tôi sẽ tổ chức cuộc thi mèo, lễ hội mèo đầu tiên và lớn nhất Việt Nam”, nam thanh niên chia sẻ thêm.