- Bài toán cung - cầu không gặp nhau khi sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, còn doanh nghiệp khát nhân lực được đặt ra tìm lời giải tại hội thảo khoa học "Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam" sáng 4/8.Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, Bộ GD-ĐT và tỉnh ủy Vĩnh Phúc đồng tổ chức.
Doanh nghiệp bí thông tin
Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương Vũ Thị Kim Hằng đem đến hội thảo thực tế, trong những năm qua việc tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hầu hết do các doanh nghiệp tự tuyển qua nhiều hình thức như: sàn giao dịch việc làm, Trung tâm giới thiệu việc làm, Thông báo tuyển dụng rộng rãi trên website, ở cổng các khu công nghiệp, qua các mối quan hệ của người lao động đã làm việc tại các doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp đã tổ chức tuyển dụng đến tận các huyện xa trung tâm của các tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang....
Theo bà Hằng, dù gần đây việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ổn định hơn. Tỷ lệ lao động dịch chuyển giảm từ 50% năm 2011 xuống còn 37% năm 2014 nhưng các khu công nghiệp ở Hải Dương vẫn đang đối mặt với một số tồn tại, khó khăn cần khắn phục đối với lao động.
|
|
Cụ thể, do thiếu năng lực chuyên môn và một số kỹ năng của từng doanh nghiệp, một số lao động đã qua đào tạo trình độ ĐH, CĐ không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng....
"Để có việc làm, không ít sinh viên tốt nghiệp trình độ ĐH, CĐ đã dự tuyển vào các vị trí công việc chỉ yêu cầu lao động phổ thông, không sử dụng đến trình độ chuyên môn đã được đào tạo" - bà Hằng nêu thực tế.
Phó Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Ngô Chí Hùng nêu bất cập, thực tế các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo của các trường rất ít, trong khi tỷ lệ lao động có tay nghề phổ thông chiếm đến 70%. Lý do được ông Hùng lý giải, các doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động phổ thông để trả lương thấp....
Theo TS Phan Mạnh Cường, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên, nguyên nhân là do quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn nhiều bất cập. Hệ thống giáo dục trong đào tạo phát triển nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ THCS, THPT chưa tốt. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chưa thực sự dựa trên nhu cầu xã hội, chưa gắn kết được giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động. Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ...
Cần đưa doanh nghiệp vào trường học
"Một trong những giải pháp có tính đột phá là đưa doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo nghề" - ông Ngô Chí Hùng đề xuất mô hình liên kết doanh nghiệp và nhà trường. Thay vì doanh nghiệp đứng ngoài, thụ động thì họ cần chủ động tích cực tham gia vào hệ thống đào tạo với vai trò là nhà đầu tư, đồng thời là đối tác khách hàng cho chính sản phẩm của mình.
Ông Hùng nói, mô hình "trường trong doanh nghiệp" được triển khai từ lâu ở nhiều nước công nghiệp nên cần học tập.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh niên Thiếu niên vàNhi đồng của Quốc hội Lê Văn Học cho rằng, hiện cơ sở pháp lý quantrọng đã ban hành là Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, chưa có chếtài doanh nghiệp phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Và doanh nghiệp đangthực hiện theo Luật Doanh nghiệp.
Ông Học đặt vấn đề cần phải định hướng lại để tránhlãng phí: Ở nước ta thường học xong ĐH rồi bảo quay lại học thêm ngànhnghề gì đó để hành nghề cho doanh nghiệp thì cho rằng yếu thế, không ổn.Trong khi một số nước trên thế giới việc học thêm một ngành nghề đápứng nhu cầu là chuyện bình thường. Ví dụ như Canada có khoảng 4% sinhviên trường CĐ đã tốt nghiệp ĐH...
"Chúng ta đã có Luật, Nghị định - giờ phải thay đổi phương pháp đào tạo, thay đổi nội dung chương trình, cách tuyển sinh, quản lý, trang thiết bị, thực hành thí nghiệm...để đào tạo bắt kịp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội" - ông Học mong muốn. Nên mời các doanh nghiệp tham gia vào các khâu soạn thảo chương trình, tham gia tuyển sinh, chấm thi tốt nghiệp...Vì không có sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác soạn thảo chương trình, tuyển sinh chấm thi nên khi ra trường doanh nghiệp không nhận, chê không đáp ứng nhu cầu.
Theo ông Học, cần tăng cường đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp - tiến tới đào tạo tại chỗ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra.
Ông Ngô Chí Dũng đề xuất, các bộ ngành cần có các chính sách khảo sát, đánh giá toàn diện về phát triển quy hoạch, định hướng đào tạo đi trước một bước trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và khu công nghiệp nói riêng....
Để lao động Việt không thua trên sân nhà?
Tiếp nhận các đề xuất, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương khái quát, các cơ sở sản xuất hiện thiếu nhiều lao động, trong khi chưa phát triển lắm. Và nếu các cơ sở phát triển nữa thì sẽ thiếu nhiều lao động nữa.
Trong khi đó, sinh viên ra trường thì thất nghiệp, không kiếm được việc làm lên đến hàng trăm ngàn. Chỉ tính riêng khảo sát khu công nghệ phần mềm tính toán đến năm 2020 thiếu 400.000 lao động. Nhu cầu tuyển dụng là có - nhưng khi các trường đào tạo ra chỉ tuyển được 5%, còn 95% không đảm bảo nhu cầu.
Vì sao cung - cầu không gặp nhau? Nguyên nhân theo ông Hoàng, đào tạo chưa bám sát đầu ra. Vấn đề kết nối giữa đào tạo và doanh nghiệp chưa tốt.
Khi mở cửa hội nhập - lao động nước ngoài vào Việt Nam, lương cao hơn. Khi đó, ưu thế về lao động giá rẻ sẽ không còn nữa. Trong khi đó, lao động Việt Nam nếu như không đổi mới đào tạo thì sẽ càng thiệt thòi và sẽ thua ngay trên sân nhà.
Vấn đề đặt ra trong đổi mới giáo dục là phải gắn đào tạo với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phải tạo ra những con người trong thời đại công nghiệp.
Giải pháp tổng thể được ông Hoàng đưa ra là phải kết nối giữa đào tạo và doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức thông tin về nhu cầu lao động, số lượng, cơ cấu, dự báo được quan hệ cung - cầu.
Đổi mới chương trình đào tạo cả nội dung và phương thức đào tạo. Ngay từ nửa năm đầu của lớp 10 đề nghị trong chương trình giáo dục giới thiệu cho học sinh phổ thông biết được đặc điểm của nghề nghiệp. Hiện nay, trong các trường THPT chưa có ông thầy nào có thể giải đáp cho học sinh các câu hỏi về định hướng nghề nghiệp. Do đó, trong đổi mới cần chuẩn bị những người có thể giới thiệu được cho các em về đặc điểm của nghề nghiệp các em chọn.
Mời các nhà quản lý của các KCN, các tập đoàn đến nói cho các em ngay từ đầu cấp 3 phải có cách tiếp cận về nghề - từ đó liên quan đến các môn học của các em.
Đổi mới nội dung đào tạo các trường nghề, CĐ, TCCN, CĐ nghề, ĐH - trong đó kiến thức nền chỉ chiếm khoảng 1/3 thời gian. Tất cả các trường nên đưa vào chương trình sự chuẩn bị tinh thần cho các em không phải học ra chỉ xin việc không thôi mà phải chuẩn bị cho các em với những em học khá có thể tính toán khi ra trường có khả năng tổ chức công việc để lập nghiệp, để khởi nghiệp - có thể tổ chức lao động cho nhiều người chứ không phải chỉ đi xin việc.
Những kiến thức nền như vậy trang bị cho sinh viên không quá 1/3 thời gian. 2/3 thời gian còn lại giải quyết vấn đề kỹ năng, năng lực cụ thể cho người học.
Trong phần trang bị kiến thức nền thì phần nhiều là giáo viên cơ hữu là chủ yếu. Nhưng đến phần giải quyết năng lực cụ thể thì nên sử dụng nhiều giáo viên không cơ hữu.
Một giải pháp về thiết kế hệ thống ông Hoàng nêu ra để Bộ GD-ĐT phối hợp giải quyết để tạo thêm đường lên ĐH cho học sinh học trung cấp nghề.
Cụ thể, với những học sinh học hết lớp 10 đi học nghề 2 năm được công nhận tương đương như học sinh tốt nghiệp THPT. Như vậy, những học sinh theo hệ này muốn học tiếp ĐH thì vẫn thiết kế bổ sung kiến thức nền tảng, rút ngắn thời gian đào tạo ở các trường ĐH - chứ không phải đi học nghề là cụt đường học lên. Tất nhiên hệ này là ĐH chuyên nghiệp. Còn tốt nghiệp lớp 12 đi lên là ĐH nghiên cứu.
Ngoài ra, cần lưu ý đến việc thiết kế liên thông giữa TC - CĐ - ĐH và liên thông giữa các nghề, liên thông giữa các loại trường. Theo ông Hoàng, vấn đề liên thông hiện nay đang bị cắt khúc, trong đó có phần do nhiều bộ quản lý dẫn đến cắt khúc.
" alt="Bàn cách cứu lao động VN khỏi thua trên sân nhà"/>
Bàn cách cứu lao động VN khỏi thua trên sân nhà
Người phụ nữ bị người tình trên mạng lừa toàn bộ số tiền nghỉ hưu của mình và thậm chí phải thế chấp căn nhà. Ảnh: New York Post.
“Tôi muốn gặp ông ấy nhưng ông ta bảo có việc gấp phải đi làm ở Toronto”, Kathy nhớ lại. Vài tuần sau, người đàn ông đột nhiên nhắn với bà: “Anh cần 5.000 USD để xin một số thủ tục làm việc ở đây”.
Lúc bấy giờ, bà nghĩ mình nên giúp đỡ người yêu và đã chuyển 5.000 USD cho ông ta. Sau đó, bà thậm chí còn cho ông mượn tiền thêm nhiều lần để giải quyết tai nạn hay đi phẫu thuật.
Kathy nói bà chẳng có nhiều tiền, nhưng người tình mạng cứ liên tục khuyên nhủ và đề xuất cho bà nhiều sự lựa chọn khác. Cuối cùng, người phụ nữ này đã đi vay nợ và thậm chí là thế chấp căn nhà để có tiền cho người yêu mượn.
Chia sẻ với ABC7, Kathy cho biết ông ta còn chụp màn hình tài khoản ngân hàng của mình với số dư khổng lồ nhằm trấn an bà rằng ông ta sẽ sớm trả lại tiền.
|
Người đàn ông gọi bà là "vợ yêu" và liên tục nhắn những tin nhắn ngọt ngào cho Kathy hòng lừa tiền của bà. Ảnh: New York Post. |
Hy vọng đó của bà bỗng sụp đổ chỉ trong một buổi tối khi vô tình xem bộ phim Người tình Tinder (The Tinder Swindler) Bộ phim nói về một chàng trai người Israel đã kiếm hơn 10 triệu USD thông qua việc lừa đảo những mối tình ảo được mai mối bằng ứng dụng hẹn hò.
“Chúa ơi, mọi thứ đều trùng khớp”, Kathy không khỏi thảng thốt khi nhận ra sự thật này. Người phụ nữ này sau đó đã bị ngân hàng khóa tài khoản vì sợ đây là một vụ rửa tiền.
Tổng cộng, bà đã bị người tình ảo lừa tổng cộng 92.000 USD và thậm chí là không thể nghỉ hưu vì phải giải quyết nợ nần trước mắt. “Ông ta đã khiến trái tim tôi vỡ vụn, xé nát cuộc đời tôi thành trăm mảnh”, Kathy tâm sự.
Càng lớn tuổi càng dễ bị lừa
Theo The Sun, các cuộc lừa đảo dưới hình thức hẹn hò trên mạng diễn ra ngày càng phổ biến. Theo Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), số lượng những vụ lừa tiền tương tự đã tăng gấp 6 lần chỉ trong vòng 5 năm từ 2017 đến 2021.
Thống kê của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng cho thấy trong năm 2021, người Mỹ đã mất hơn 1 tỷ USD vì lừa tình qua mạng. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ trên 40 tuổi, phụ nữ góa chồng, ly hôn, già yếu hoặc tàn tật.
Mặt khác, ở Đông Nam Á, một nghiên cứu vào tháng 2 của Kaspersky đã chỉ ra gần một nửa người dùng từng là nạn nhân của các cuộc lừa tình qua mạng.
Tuy hầu hết số tiền lừa đảo trong các vụ việc này đều dưới 100 USD, điều đáng chú ý là tỷ lệ nạn nhân tập trung vào 2 thế hệ lớn tuổi nhất: Baby Boomer (sinh ra trong giai đoạn 1946-1964) và Silent Generation (1918-1945) với 33%. Trong khi đó, chỉ có 8% người dùng thuộc thế hệ GenZ cho biết họ bị mất 10.000 USD vì các vụ lừa đảo tình ái trên mạng.
“Càng trẻ chúng ta càng tò mò và mạo hiểm. Đến khi về già, chúng ta có có quá nhiều thời gian và các khoản tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu. Những tội phạm công nghệ cao biết rõ rằng đối tượng người lớn tuổi sẽ cảm thấy cô đơn và mong muốn sự quan tâm vì họ không thể ra ngoài nhiều như thời còn trẻ”, Chris Connell, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn với ABC7, Steve Bernas, CEO của Better Business Bureau of Chicago & Northern Illinois cho hay con số nạn nhân của những vụ lừa đảo ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn có những người không dám tố cáo vì quá xấu hổ.
Theo chuyên gia, dấu hiệu rõ nhất cho thấy mọi người đang vướng phải một vụ lừa đảo là khi đối phương liên tục có lý do không thể gặp mặt.
(Theo Zing)
Mỹ: Thiệt hại hơn tỷ USD vì lừa tình qua mạng
Bộ phim tài liệu “Kẻ lừa đảo trên Tinder” của Netflix đang gây sốt trên toàn cầu. Ngoài đời, có không ít câu chuyện tương tự.
" alt="Người phụ nữ U50 mất sạch tiền nghỉ hưu vì bị lừa tình qua mạng"/>
Người phụ nữ U50 mất sạch tiền nghỉ hưu vì bị lừa tình qua mạng
- Chiều 31/7,nhiều đại học khu vực TP.HCM tiếp tục công bố điểm xét tuyển và tiêu chí phụnhận hồ sơ xét tuyển.Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMnhận hồ sơ thí sinh có tổng điểm 3 môn chưa nhânhệ số, theo tổ hợp môn thi xét tuyển từ 15 điểm trở lên đã được công nhận tốtnghiệp. Đối với thí sinh xét tuyển liên thông đại học chính quy phải có bằng caođẳng chính quy.
Trường xét tuyển các tổ hợp khối A: Toán- Lý- Hoá; A1: Toán- Lý- Anh; D1: Toán-Văn- Anh. Trong đó nhóm ngành Kinh tế, Kinh doanh, Quản lý xét tuyển tổ hợp mônthi khối A, A1, D1; ngành Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh xét tổ hợp môn thi khối D1.
Căncứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo khối ngành, ngành và danh sách điểm xéttuyển của thí sinh đăng kí xét tuyển điểm trúng tuyển xét từ cao xuống thấp.
Nhàtrường ưu tiên xét tuyển thí sinh có tổng điểm 3 môn (chưa nhân hệ số) cao hơn.Nếu vẫn còn bằng nhau tiếp tục ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm thi môn đượcnhân hệ số ở mức cao hơn (chưa nhân hệ số) trong trường hợp các thí sinh có điểmxét tuyển bằng nhau cùng tổ hợp môn thi hoặc khác tổ hợp môn thi.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCMxét tuyển dựa vào kết quả thi các môn trong kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì, kếthợp với thi bổ sung các môn năng khiếu do trường tổ chức thi.
Đốivới thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm thi do các trường đại họcchủ trì phải đạt từ 15 điểm trở lên. Điểm các môn thi không nhân hệ số.
Đốivới các thí sinh các ngành có môn thi năng khiếu, môn năng khiếu đạt điểm ≥5,0 điểm.
Điểm trúng tuyển theo các ngành cùng môn thi dựa vào thí sinh đăng ký dự thi,chỉ tiêu tuyển sinh và quyết định của hội đồng tuyển sinh.
Trong trường hợp các thí sinh có tổng điểm ngang nhau và bằng điểmchuẩn, trường đưa ra tiêu chí phụ: Đối với các ngành có môn thi năngkhiếu thí sinh có điểm môn năng khiếu cao hơn được xét trúng tuyển;Đối với các ngành không có môn thi năng khiếu thí sinh có điểm mônToán cao hơn được xét trúng tuyển.
Trường ĐH Mở TP.HCMchỉ nhận hồ sơ xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi THPTquốc gia tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì có tổ hợp các môn thi đạtmức điểm xét tuyển (chưa nhân hệ số) từ 15,0 điểm.
Trong khi đó, Trường ĐH Văn hoá TP.HCMnhận xét tuyển thí sinh dự thiTHPT quốc gia do các Trường Đại học chủ trì. Bậc Đại học-mã tổ hợp khối C (Văn-Sử- Địa) và khối D (Toán- Văn- Anh) là 15 điểm; bậc Cao đẳng 12 điểm (khối C vàD) Sau thời gian nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 (từ 1-20/8), ngày 22/8/ trường sẽcông bố kết quả trúng tuyển.
Tương tự, Trường ĐH Tài chính- Marketing nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọngbậc ĐH 15 điểm. Đây là điểm tổ hợp 3 môn không nhân hệ số, dành cho nhóm khu vực3, không ưu tiên.
Điểm xét tuyển = tổng điểm theo tổ hợp môn xét tuyển + điểm ưu tiên. Ngành Ngônngữ Anh môn tiếng Anh nhân hệ số 2.
Điểm chuẩn trúng tuyển theo từng ngành, xét trúng tuyển theo điểm xét tuyển từcao xuống thấp.
Trong trường hợp tại mức điểm xét tuyển nhất định, số lượng thí sinh trúng tuyểnnhiều hơn chỉ tiêu của trường sẽ sử dụng các tiêu chí phụ xét ưu tiên điểm từcao xuống thấp của từng môn thi trong tổ hợp môn xét tuyển cho đến khi đủ chỉtiêu.
Cụthể: ngành Ngôn ngữ Anh theo tuần tự Anh- Văn- Toán; các ngành còn lại khối Atheo tuần tự Toán- Lý- Hoá; A1: Toán- Anh- Lý; D1 Toán- Anh- Văn; C1 Toán- Văn-Lý.
Trường không sử dụng kết quả miễn môn thi tiếng Anh trong kì thi THPT quốc giađể tuyển sinh. Kết quả trúng tuyển được công bố ngày 24/8. Nhập học từ 29-30/8.
" alt="ĐH Ngân hàng, Kiến trúc, Mở TP.HCM công bố điểm xét tuyển"/>
ĐH Ngân hàng, Kiến trúc, Mở TP.HCM công bố điểm xét tuyển